Quy chế kê đơn thuốc của Bộ Y tế

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú đã được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29.12.2017 và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22.8.2018. 

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua theo phản ánh từ các phương tiện thông tin đại chúng, có một số cơ sở và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chưa nghiêm túc quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú, trong đó có việc kê đơn kèm theo thực phẩm chức năng không đúng quy định, làm tăng chi phí không cần thiết cho người bệnh. Vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện một số việc, cụ thể:

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT và Thông tư số 18/2018/TT-BYT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt tại các khoa khám bệnh của bệnh viện và phỏng khám trên địa bản. 

Chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện việc kê đơn thuốc theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của bệnh viện [được xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8.8.2013 quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện]. 

Chỉ đạo Hội đồng thuốc và điều trị của các bệnh viện chú trọng công tác kiểm tra, giám sát kê đơn an toàn, hợp lý và hiệu quả. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu các đơn vị chỉ đạo, phổ biến, nghiêm túc thực hiện nội dung Công văn này đến công chức, viên chức của đơn vị và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.

Trước đó, Báo Lao Động có loạt bài "Bất thường kinh doanh thuốc ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương", phản ánh tình trạng bác sĩ kê đơn thuốc kèm thực phẩm chức năng diễn ra rất phổ biến tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đơn cử, đơn thuốc của anh T.V.Q [Hà Nội] được bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê đơn gồm 3 sản phẩm là Tebexerol 125mg [Immunoxel]; ETEX BENKIS [Thymomodulin 80mg] và Herarian [L-gluthion, a-lipoic Acid, b-glucan, silymarin]. Theo tìm hiểu của phóng viên, trong số 3 sản phẩm này có tới 2 loại thực phẩm chức năng. Trên bao bì cả 2 sản phẩm Tebexerol và Herarian đều được ghi rõ sản phẩm này không phải là thuốc và không dùng thay thế cho thuốc chữa bệnh. Trong đơn thuốc này, chỉ có duy nhất một loại thuốc điều trị.

Đáng chú ý, giá 2 loại thực phẩm chức năng được kê kèm với đơn giá hơn 860 nghìn đồng 1 lọ Tebexerol 125mg, bệnh nhân phải mua 3 lọ, số tiền cho loại thực phẩm chức năng này lên tới gần 2,6 triệu đồng. Một loại thực phẩm chức năng khác là Herarian, bệnh nhân phải mua 60 viên, với đơn giá 36,6 nghìn đồng/viên, bệnh nhân đã phải chi trả gần 2,2 triệu đồng.

Như vậy, chỉ trong 1 đơn thuốc mà bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kê, bệnh nhân này phải chi trả hơn 400 nghìn đồng cho thuốc điều trị, nhưng lại phải chi đến hơn 4,8 triệu đồng để mua thực phẩm chức năng.

Trong khi đó, Luật Khám chữa bệnh cấm y bác sĩ kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc. Điều 4, Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29.12.2017 của Bộ Y tế về việc ghi đơn thuốc cũng quy định rõ: Bác sĩ không được phép kê thực phẩm chức năng vào đơn thuốc.

Nội dung MIX

- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:27/2021/TT-BYT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành:20/12/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:

Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Lĩnh vực:Y tế-Sức khỏe , Thực phẩm-Dược phẩm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Trước 01/12/2022, cơ sở khám chữa bệnh phải kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

Ngày 20/12/2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 27/2021/TT-BYT về việc quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử quy định tại Thông tư này theo lộ trình cụ thể như sau: Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022; Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải hoàn thành trước ngày 01/12/2022.

Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy. Bộ giao nhiệm vụ cho Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý y tế của các bộ, ngành cấp mã định danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mã người hành nghề cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua Hệ thống đơn thuốc quốc gia.

Đồng thời, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm gửi đơn thuốc điện tử lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế ngay sau khi kết thúc quy trình khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh ngoại trú và trước khi người bệnh ra viện đối với người bệnh nội trú…

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2022.

Xem chi tiết Thông tư 27/2021/TT-BYT tại đây

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ Y TẾ

______

Số: 27/2021/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:

1. Nội dung và việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử [sau đây viết tắt là đơn thuốc điện tử].

2. Giá trị pháp lý của đơn thuốc điện tử.

Điều 2. Nội dung và việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử

1. Đối với người bệnh ngoại trú:

a] Trường hợp kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú;

b] Trường hợp kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược:
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 44/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.

2. Đối với người bệnh nội trú ra viện:

a] Trường hợp kê đơn trong phần ghi chú của Giấy ra viện: thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;

b] Trường hợp kê đơn theo mẫu đơn ngoại trú: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 3. Giá trị pháp lý của đơn thuốc điện tử
Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử đáp ứng các quy định của Thông tư này có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm:

a] Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan xây dựng quy chế quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn [sau đây viết tắt là Hệ thống đơn thuốc quốc gia]; phân quyền quản trị cho các đơn vị liên quan và các địa phương;

b] Quản lý, vận hành Hệ thống đơn thuốc quốc gia;

c] Cấp mã định danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mã người hành nghề cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua Hệ thống đơn thuốc quốc gia.

2. Cục Quản lý Dược có trách nhiệm:

a] Bảo đảm kết nối giữa Hệ thống cơ sở dữ liệu dược quốc gia và Hệ thống đơn thuốc quốc gia;

b] Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở bán lẻ thuốc và người hành nghề dược triển khai thực hiện Thông tư này.

3. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm:

a] Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành kỹ thuật về đặc tả cấu trúc dữ liệu và hướng dẫn kết nối liên thông giữa hệ thống thông tin của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán lẻ thuốc với Hệ thống đơn thuốc quốc gia;

b] Hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin cho các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Thông tư này;

c] Phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh xây dựng quy chế quản lý Hệ thống đơn thuốc quốc gia.

4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan quản lý y tế của các bộ, ngành có trách nhiệm:

a] Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý;

b] Cấp mã định danh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và mã người hành nghề cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua Hệ thống đơn thuốc quốc gia;

c] Kiểm tra, đánh giá và báo cáo kết quả việc thực hiện Thông tư này đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Y tế.

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm:

a] Bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b] Gửi đơn thuốc điện tử lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế ngay sau khi kết thúc quy trình khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh ngoại trú và trước khi người bệnh ra viện đối với người bệnh nội trú;

c] Gửi đơn thuốc điện tử hoặc mã đơn thuốc điện tử cho người bệnh hoặc người đại diện người bệnh thông qua các phương tiện điện tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

d] Tổng hợp toàn bộ thuốc mà người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị nội trú và gửi lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia trước khi người bệnh ra viện.

đ] Thực hiện lưu trữ đơn thuốc điện tử như thời gian lưu trữ đơn thuốc giấy theo quy định của Bộ Y tế.

6. Cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm tiếp nhận đơn thuốc điện tử và gửi báo cáo việc cấp, bán thuốc theo đơn được quy định tại Thông tư này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

Điều 7. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản tham chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Điều 8. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế [Cục Công nghệ thông tin] để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ [Công báo, cổng TTĐT];
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
Bộ Tư pháp [Cục Kiểm tra văn bản QPPL];
Bộ trưởng [để báo cáo];
Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ,
Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
Y tế các Bộ, ngành;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, CNTT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Văn Thuấn

Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF HEALTH

______

No. 27/2021/TT-BYT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, December 20, 2021

CIRCULAR

Providing regulations on prescribing drugs in electronic form

___________

Pursuant to the Law on Pharmacy No. 105/2016/QH13 dated April 06, 2016;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;

At the request of the Director of the Information Technology Department,

The Minister of Health promulgates the Circular providing regulations on prescribing drugs in electronic form.

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for:

1. Contents and prescribing drugs in electronic form [hereinafter referred to as electronic prescriptions].

2. Legal validity of electronic prescriptions.

Article 2. Contents and prescribing drugs in electronic form

1. For out-patients:

a] In case of prescription of pharmacochemical drugs and biological products in out-patient treatment:

To comply with the Circular No. 52/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of the Minister of Health, providing for prescriptions and prescribing of pharmacochemical drugs and biological products in out-patient treatment, the Circular No. 18/2018/TT-BYT dated August 22, 2018 of the Minister of Health amending and supplementing a number of articles of the Circular No. 52/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of the Minister Health providing for prescriptions and prescribing of pharmacochemical drugs and biological products in out-patient treatment;

b] In case of prescription of traditional drugs, drugs from medicinal materials and combination of traditional drugs, drugs from medicinal materials and pharmacochemical drugs in prescriptions:

To comply with the Circular No. 44/2018/TT-BYT dated December 28, 2018 of the Minister of Health, providing for prescription of traditional drugs, drugs from medicinal materials and combination of traditional drugs, drugs from medicinal materials and pharmacochemical drugs in prescriptions.

2. For in-patients discharged from the hospital:

a] In case of prescription in the notes section of the hospital discharge paper: To comply with Appendix 3 of the Circular No. 56/2017/TT-BYT dated December 29, 2017 of the Minister of Health, detailing the Law on Social Insurance and the Law on Occupational Safety and Health in the health field;

b] In case of prescription according to the out-patient application form: To comply with Clause 1 of this Article.

Article 3. Legal validity of electronic prescriptions

Electronic prescriptions that are made, displayed, digitally signed, shared and stored by electronic method meet the provisions of this Circular have the same legal validity as paper prescriptions.

Article 4. Organization of implementation

1. The Medical Services Administration shall:

a] Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Information Technology Department and related units in, formulating a regulation on the management of the National Information System on the management of drug prescriptions and sale of drugs with prescriptions [hereinafter referred to as the National Prescription System]; decentralize administration to related units and localities;

b] Manage and operate the National Prescription System;

c] Grant medical examination and treatment establishment identifiers and practitioner codes to subjects under their management through the National Prescription System.

2. The Drug Administration of Vietnam shall:

a] Ensure the connection between the National Pharmacy Database System and the National Prescription System;

b] Direct and guide drug retailers and pharmacy practitioners to implement this Circular.

3. The Information Technology Department shall:

a] Formulate and submit to the Minister for promulgation a technical specification on data structures and guiding for interconnection between the information systems of medical examination and treatment establishments, drug retailers, and the National Prescription System;

b] Guide, technical support and application of information technology solutions to units and localities in the implementation of this Circular;

c] Coordinate with the Medical Services Administration to formulate regulations on management of the National Prescription System.

4. The Departments of Health of provinces and centrally run cities, and health management agencies of ministries and sectors shall:

a] Direct and organize the implementation of this Circular for the units under its management;

b] Grant medical examination and treatment establishment identifiers and practitioner codes to subjects under their management through the National Prescription System;

c] Inspect, evaluate and report the results of the implementation of this Circular to the units under its management to the Ministry of Health.

5. The medical examination and treatment establishment shall:

a] Ensure information technology infrastructure meets technical criteria as prescribed by the Minister of Health;

b] Send electronic prescriptions to the National Prescription System as prescribed by the Minister of Health right after the completion of the medical examination and treatment process for out-patients and before the patient is discharged from the hospital for in-patients;

c] Send electronic prescriptions or electronic prescription codes to the patient or the patient's representative through electronic means under the guidance of the Ministry of Health;

d] Summarize all drugs used by the patient during in-patient treatment and submit it to the National Prescription System before the patient is discharged from the hospital.

dd] Store electronic prescriptions like the storage time of paper prescriptions according to regulations of the Ministry of Health.

6. Drug retailers shall be responsible for receiving electronic prescriptions and sending reports on the supply and sale of drugs according to prescriptions specified in this Circular.

Article 5. Effect

This Circular takes effect on February 15, 2022.

Article 6. Implementation roadmap

Medical examination and treatment establishments must prescribe drugs in the electronic form specified in this Circular according to the specific roadmap as follows:

1. For hospitals of level 3 and higher: complete before June 30, 2022.

2. For other medical examination and treatment establishments: complete before December 01, 2022.

Article 7. Reference provisions

In case the legal documents referred to in this Circular are replaced, amended or supplemented, the replacing, amending or supplementing legal documents shall prevail.

Article 8. Implementation responsibility

Chief of Ministry office; the Chief of Inspectorate of Ministry; Directors and General Directors under the Ministry of Health; Directors of Health Departments of provinces and centrally-run cities; relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Circular.

Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Health [via the Information Technology Department] for consideration and handling./.

For the Minister

Deputy Minister

Tran Van Thuan

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề