Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia

[PLO]-  Ngày 23-5, UBND TP.HCM đã ra văn bản khẩn về kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm liên quan đến kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm học 2021-2022 tại Hội đồng coi thi TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân [nếu có] liên quan đến những hạn chế, thiếu sót theo kết quả kiểm tra tại Thông báo của Bộ GD&ĐT; xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định. Đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Theo đó, Hội đồng thi tại TP.HCM có ba đơn vị tham gia: Sở GD&ĐT TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM với 179 thí sinh.

Đơn vị dự thi Sở GD&ĐT TP.HCM có các đội tuyển toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc có số lượng thí sinh của mỗi đội tuyển vượt quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo thông tư số 56 của Bộ GD&ĐT.

Đơn vị dự thi Đại học Quốc gia TP.HCM có các đội tuyển toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, tiếng Anh có số lượng thí sinh của mỗi đội tuyển cũng vượt quy định.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT TP.HCM không thực hiện xếp số báo danh theo thứ tự A-B-C của tất cả thí sinh trong danh sách dự thi của mỗi môn thi theo đúng quy định.

Ngoài ra, Sở GD&ĐT thực hiện bố trí thí sinh của từng đội tuyển tiếng Anh, tin học, của mỗi đơn vị dự thi trong 1 phòng thi riêng biệt là không đúng quy định.

Trong ngày thi 4-3, Hội đồng thi phát đề thi môn tiếng Anh, tin học trước hiệu lệnh mở túi đề thi cho thí sinh 25 phút. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản ghi nhớ ghi nhận tình trạng sự việc trên. Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Hội đồng coi thi TP.HCM và Ban đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia THPT năm 2021-2022.

Song song đó Cục quản lý chất lượng ban hành công văn đồng ý cho các đơn vị dự thi được tăng số lượng thí sinh mỗi môn thi cho đơn vị dự thi theo hướng nhiều năm liên tục là chưa đúng thẩm quyền và nội dung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia. Trách nhiệm thuộc về Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, các Phó Cục trưởng qua các thời kỳ trực tiếp ký văn bản và bộ phận tham mưu.

Bộ GD&ĐT đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm điểm làm rõ trách nhiệm liên quan đến những hạn chế, thiếu sót nêu trên, xử lý theo thẩm quyền đối với cán bộ thuộc quyền quản lý theo quy định.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2021-2022 diễn ra trong ba ngày 4 đến 6-3 tại 67 Hội đồng thi với 4.671 thí sinh, 12 môn thi.

Kết quả đã có hơn 2.200 thí sinh dự thi đoạt giải. TP.HCM xếp thứ 10 cả nước với 66 giải, trong đó có bảy giải nhất; Đại học Quốc gia TP.HCM có 46 giải với ba giải nhất. Đại học Sư phạm TP.HCM có ba giải.

Nguyễn Quyên

Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

Số: 22/VBHN-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2014

Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, có hiệu lực kể từ ngày 09 tháng 01 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 01 năm 2013;

2. Thông tư số 37/2013/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 11 năm 2011 và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2014.

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

Điều 2. Thông tư này thay thế Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi và Quyết định số 68/2007/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 11 năm 2007, Quyết định số 70/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2008, Thông tư số 04/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 02 năm 2010, Thông tư số 31/2010/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi ban hành kèm theo Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên và Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tham khảo Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia để quy định cụ thể việc tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở tại địa phương, đơn vị.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 09 tháng 01 năm 2012.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệu trưởng trường đại học có trường trung học phổ thông chuyên và Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ [để đăng Công báo];- Website Bộ GDĐT;

- Lưu: VT, KTKĐCLGD.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Quy trình coi thi học sinh giỏi quốc gia được quy định tại Điều 28 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT như sau:

1. Trước ngày thi ít nhất hai [02] ngày, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký, cán bộ kỹ thuật, công an và bảo vệ của Hội đồng coi thi có mặt tại địa điểm thi để thực hiện các công việc:

a] Kiểm tra việc chuẩn bị cho kỳ thi; tiếp nhận địa điểm thi, cơ sở vật chất và các thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tổ chức thi;

b] Chuẩn bị các thiết bị, cài đặt phần mềm cho máy vi tính theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo [không được cài đặt bất kỳ phần mềm và tài liệu nào khác], đảm bảo thiết bị vận hành tốt;

c] Tiếp nhận hồ sơ thi, xác nhận quyền dự thi của từng thí sinh, niêm yết danh sách thí sinh dự thi;

d] Giải quyết những công việc cần thiết của kỳ thi, thống nhất những quy định chung và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng coi thi.

2. Trước ngày thi ít nhất một [01] ngày:

a] Giám thị, cán bộ y tế, nhân viên phục vụ có mặt tại địa điểm thi để họp Hội đồng coi thi, quán triệt Quy chế thi và các văn bản liên quan đến kỳ thi; kiểm tra hồ sơ thi; kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác tổ chức thi, niêm phong các phòng thi sau khi đã kiểm tra và hoàn thành các công việc chuẩn bị khác cho kỳ thi.

b] Giám thị môn Tin học có trách nhiệm kiểm tra việc cài đặt phần mềm của các máy vi tính, đánh số và niêm phong mỗi máy vi tính trong phòng thi môn Tin học ở các vị trí “cổng” đảm bảo không thể sử dụng cáp kết nối mạng, USB và đĩa CD.

c] Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, giám thị môn Ngoại ngữ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

- Dùng đĩa CD ghi ca nhạc để kiểm tra và thực hành sử dụng máy nghe đĩa CD; sau khi thực hành, niêm phong ổ đĩa CD trước sự chứng kiến của lãnh đạo Hội đồng coi thi;

- Phối hợp với cán bộ kỹ thuật kiểm tra việc cài đặt và thực hành sử dụng phần mềm ghi âm của các máy vi tính phục vụ buổi thi nói.

3. Ngay trước buổi thi đầu tiên, tổ chức khai mạc kỳ thi.

4. Trước mỗi buổi thi, họp Hội đồng coi thi để phổ biến những việc cần làm, lập biên bản xác nhận tình trạng niêm phong của các bì đựng đề thi, phân công công việc cho từng thành viên của Hội đồng trong buổi thi đó.

5. Trước giờ thi:

a] Giám thị nhận giấy thi [bao gồm cả các hộp đĩa CD còn ni lon bảo vệ, dùng cho môn Tin học và buổi thi nói môn Ngoại ngữ], giấy nháp, đề thi từ Chủ tịch Hội đồng; kiểm tra niêm phong phòng thi; kiểm tra Thẻ dự thi [đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia] hoặc Giấy chứng minh nhân dân [đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic], tài liệu, vật dụng của thí sinh; cho thí sinh vào phòng thi và đảm bảo thí sinh ngồi đúng vị trí của mình;

b] Đối với các buổi thi viết, giám thị trong phòng thi ký tên vào các tờ giấy thi, giấy nháp và phát giấy thi, giấy nháp cho thí sinh, hướng dẫn thí sinh điền các thông tin cần thiết theo quy định vào giấy thi;

c] Đối với buổi thi môn Tin học, giám thị trong phòng thi kiểm tra nguồn điện và niêm phong của các máy vi tính;

d] Đối với buổi thi thực hành của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và buổi thi nói của các môn Ngoại ngữ, giám thị thực hiện các công việc được quy định trong Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ] Khi có hiệu lệnh, giám thị phát đề thi cho từng thí sinh [đối với các phòng thi có thí sinh của ít nhất hai [02] môn thi, việc phát đề thi được thực hiện lần lượt theo từng môn thi].

6. Trong thời gian làm bài thi:

- Giám thị trong phòng thi giám sát chặt chẽ phòng thi, không cho thí sinh quay cóp, trao đổi với nhau;

- Trường hợp cần phải cho thí sinh ra ngoài phòng thi, giám thị trong phòng thi chỉ cho từng thí sinh ra ngoài và báo cho giám thị ngoài phòng thi;

- Trường hợp có thí sinh vi phạm Quy chế thi, giám thị trong phòng thi lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời;

- Giám thị ngoài phòng thi giám sát thí sinh và giám thị trong phòng thi tại khu vực được Chủ tịch Hội đồng phân công; đồng thời giám sát và không cho phép thí sinh được ra ngoài phòng thi [nếu có] tiếp xúc với bất kỳ người nào khác.

7. Hết giờ làm bài thi:

a] Đối với buổi thi viết:

- Giám thị trong phòng thi yêu cầu tất cả thí sinh dừng làm bài ngay khi có hiệu lệnh, lần lượt thu bài thi của từng thí sinh [kiểm tra số tờ giấy thi của mỗi thí sinh và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi]; kiểm tra đủ số bài thi, số tờ giấy thi và nộp đầy đủ cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng coi thi ủy quyền;

- Giám thị ngoài phòng thi giám sát thí sinh, giám thị trong phòng thi và hỗ trợ giám thị trong phòng thi trong việc giữ trật tự phòng thi trong quá trình thu bài thi của thí sinh, tại khu vực được Chủ tịch Hội đồng phân công. b] Đối với buổi thi môn Tin học:

- Giám thị trong phòng thi yêu cầu tất cả thí sinh tắt màn hình máy vi tính ngay khi có hiệu lệnh; lần lượt thu bài thi của từng thí sinh theo quy trình: kiểm tra số của máy vi tính theo số báo danh của thí sinh; nếu hợp lệ, cho thí sinh mở niêm phong ổ đĩa CD trên máy vi tính và ghi bài làm của mình vào đĩa CD; cùng với một [01] thí sinh khác trong phòng thi giám sát việc ghi bài làm vào đĩa CD của thí sinh; yêu cầu thí sinh tắt máy vi tính của mình ngay sau khi hoàn tất việc ghi bài làm vào đĩa CD; yêu cầu thí sinh ký tên trên đĩa CD [đã ghi bài làm] của mình; in bài làm từ đĩa CD của thí sinh ra giấy, với sự chứng kiến của hai [02] thí sinh và giám thị thứ hai, cùng giám thị thứ hai và hai [02] thí sinh chứng kiến ký tên trên đĩa CD và giấy đã in bài làm; thu đĩa CD và giấy đã in bài làm [đã có đầy đủ các chữ ký]; kiểm tra đủ số đĩa CD, số tờ giấy thi đã in bài làm của thí sinh và nộp đầy đủ cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng coi thi ủy quyền;

- Giám thị ngoài phòng thi giám sát thí sinh, giám thị trong phòng thi và hỗ trợ giám thị trong phòng thi trong việc giữ trật tự phòng thi trong quá trình thu bài thi của thí sinh, tại khu vực được Chủ tịch Hội đồng phân công;

- Cán bộ kỹ thuật xóa hết các dữ liệu liên quan đến bài làm của thí sinh trên các máy vi tính, ngay sau khi tất cả thí sinh đã ra khỏi phòng thi.

c] Đối với buổi thi thực hành của các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và buổi thi nói của các môn Ngoại ngữ, giám thị thực hiện các công việc được quy định trong Hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

8. Sau mỗi buổi thi, lãnh đạo Hội đồng coi thi phải niêm phong ngay bài thi của buổi thi đó trước toàn thể Hội đồng coi thi.

9. Đóng gói, niêm phong:

a] Túi số 1: đựng bài thi của mỗi môn thi trong một phòng thi [kể cả đĩa CD của môn Tin học] và Phiếu thu bài thi của phòng thi. Giám thị trong phòng thi thu bài, nộp bài thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc người được Chủ tịch Hội đồng coi thi ủy quyền và niêm phong túi số 1. Bên ngoài túi số 1 có chữ ký vào mép giấy niêm phong của hai [02] giám thị và người trực tiếp nhận bài thi.

b] Túi số 2: đựng bài thi chung của kỳ thi, chứa tất cả các túi số 1; được niêm phong trước toàn thể Hội đồng coi thi. Bên ngoài túi số 2 có chữ ký vào mép giấy niêm phong của một [01] đại diện giám thị, một [01] thư ký và Chủ tịch Hội đồng coi thi.

c] Túi số 3: đựng hồ sơ thi, gồm danh sách thí sinh dự thi đã có chữ ký của các thí sinh dự thi, các loại biên bản lập tại phòng thi và biên bản của Hội đồng coi thi. Bên ngoài túi số 3 có chữ ký vào mép giấy niêm phong của 01 đại diện giám thị, 01 thư ký và Chủ tịch Hội đồng coi thi.

d] Túi số 4: chứa các túi số 2, số 3 và đề thi dự bị với niêm phong nguyên vẹn để gửi theo đường bưu điện. Bên ngoài túi số 4 có chữ ký vào mép giấy niêm phong của 01 đại diện giám thị, 01 thư ký và Chủ tịch Hội đồng coi thi.

10. Lập biên bản riêng về từng việc: trực bảo vệ; niêm phong, mở niêm phong; mở túi đề thi đầu giờ thi; bàn giao đề thi, bài thi, hồ sơ thi; sự cố bất thường [nếu có].

11. Sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi, tổ chức họp Hội đồng coi thi để:

a] Nhận xét, đánh giá việc tổ chức coi thi;

b] Đề nghị khen thưởng, kỷ luật;

c] Chứng kiến và ký xác nhận việc niêm phong bài thi, hồ sơ thi của kỳ thi; ký vào biên bản tổng kết coi thi.

12. Bảo quản đề thi và bài thi:

a] Từ lúc tiếp nhận đề thi đến khi Hội đồng coi thi làm việc, đề thi do Thủ trưởng đơn vị dự thi sở tại bảo quản.

b] Từ khi Hội đồng coi thi bắt đầu làm việc cho tới khi hoàn tất việc gửi bài thi, hồ sơ thi và đề thi dự bị chưa sử dụng về địa điểm quy định, Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm bảo quản đề thi [chính thức và dự bị] chưa sử dụng, các túi bài thi đã niêm phong và hồ sơ thi.

c] Các thùng, tủ chứa túi đề thi, bài thi, hồ sơ thi phải được khoá và niêm phong, để trong một phòng chắc chắn, an toàn; được tổ chức bảo vệ 24/24 giờ.

13. Gửi bài thi, hồ sơ thi:

a] Ngay sau khi thi xong, toàn bộ bài thi và hồ sơ thi phải được vận chuyển trực tiếp hoặc gửi chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

b] Thành phần tối thiểu của bộ phận vận chuyển trực tiếp hoặc đi gửi bài thi và hồ sơ thi bao gồm: một [01] lãnh đạo Hội đồng coi thi, một [01] thư ký và một [01] công an bảo vệ kỳ thi.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy trình coi thi học sinh giỏi quốc gia. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề