Quy trình quản lý kho CFS

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hàng hóa được mở rộng.Logistics trở thành
nghành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dung ở bất cứ
nơi đâu. Mục đích của logistics là cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng với tổng
chi phí là nhỏ nhất.Điều này liên quan đến việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.qua đó
chúng ta có thể thấy được vai trò của hoạt động logistics.
2.Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu khái quát về kho hàng CFS của cảng Chùa Vẽ [Hải Phòng]. Từ đó chỉ ra
hướng phát triển hiệu quả cho hoạt động kho vận để tận dụng những điểm mạnh của
doanh nghiệp để nắm bắt cơ hội,cũng như có giải pháp cho những khó khăn, thách
thức
3.Kết cấu đề tài.
Chương 1: Giới thiệu khái quát về cảng chùa vẽ
Chương 2: Quy trình quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu tại kho cfs tại cảng Chùa Vẽ
Chương 3: Các biện pháp hoàn thiện quy trình tại kho cfs cảng chùa vẽ
…Qúa trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót và
khiếm khuyết.Rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của cô để em có thể hoàn thiện đề
tài nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn cô ĐỖ NHƯ QUỲNH và các bạn cũng như trường ĐHHH
Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn,tận tình giúp em hoàn thành bài thực tập này!!!

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CẢNG CHÙA VẼ
1.1.

Quá trình hình thành và phát triển

1.1.1. Lịch sử thành lập công ty

Ngày 15/3/1874, triều đình Huế ký “ Hiệp ước hoà bình về liên minh”, trong đó nhà
Nguyễn dâng cho Pháp toàn bộ đất Hải Phòng và quyền kiểm soát bến Ninh Hải [ tức
khu vực Cảng Hải Phòng ngày nay ]. Từ đấy thực dân Pháp bất tay vào xây dựng Cảng
nhằm biến bến thuyền làng Cấm thành một quân Cảng và thương Cảng lớn, phục vụ ý
đồ xâm lược của chúng.
Năm 1876, Cảng bắt đầu hình thành và đưa vào sử dụng. Công trình đầu tiên có
quy mô lớn là hệ thống nhà kho bao gồm 6 kho, nên được gọi là Bến 6 kho. Năm
1939, Cảng Hải Phòng [ gồm Cảng chính và 2 Cảng phụ ] được xây dựng xong cơ bản.
Năm 1955, Hải Phòng giải phóng, người công nhân Cảng thực sự làm chủ bến cảng
của mình. Ngày 20/5/1955, hoa tiêu Cảng dẫn hai tàu quốc tịch Pháp cập bến an toàn,
đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc, Cảng Hải Phòng được khẳng định là thương
Cảng lớn nhất nứớc.
Giai đoạn 1965-1975 với vị trí là “ cửa ngõ của cả nước”, Cảng Hải Phòng đã.
Vượt qua khó khăn thử thách, cùng thành phố và ngành đường biển chiến thắng hai
cuộc chiến tranh bao vây đường biển, phong toả Cảng, giữ vững nhiệm vụ chiến lược
tiếp nhận hàng nhập khẩu, viện trợ nước ngoài bằng đường biển. Việc xây dựng cải tạo
Cảng Hải Phòng được triển khai từ những năm chống chiến tranh phá hoại và thúc đẩy
khẩn trương hơn sau khi đất nước thống nhất[1975].
Khối Đông Âu tan rã vào những năm đầu thập niên 90[ thế kỷ 20], Cảng Hải Phòng
mất đi thị trường truyền thống, lượng tàu hàng của Liên Xô chiếm 64%[1989] giảm
xuống còn 10,3%[1993]. Cảng Hải Phòng bước vào giai đoạn mới với những khó khăn
chồng chất.
Được đầu tư đúng hướng và kịp thời, hơn 10 năm qua là thời kỳ tăng trưởng và
phát triển của Cảng Hải Phòng. Hiện nay, Cảng Hải Phòng có lưu lượng hàng hoá lớn
nhất miền Bắc, có hệ thống thiết bị hiện đại phù hợp với các phương thức vân tải,
thương mại quốc tế. Là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam thực hiện
cổ phần hoá Cảng biển, đến nay cảng đã cổ phần hoá 05 xí nghiệp thành viên thành
công ty cổ phần.

1.1.2.Thông tin về công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn [ TNHH ] một thành viên Cảng Hải Phòng
Tên giao dịch: Cảng Hải Phòng.
Tên Tiếng Anh: PORT OF HAI PHONG.
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên.
Địa chỉ liên hệ: 8A Trần Phú - Hải Phòng.
Nhóm ngành nghề: Du lịch - Dịch vụ.
Email :

Website : www.haiphongport.com.vn
Các xí nghiệp thành phần :
- Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu.
- Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ.
- Xí nghiệp xếp dỡ và vận tải thủy.
- Xí nghiệp xếp dỡ và vận tải Bạch Đằng.
- Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng.
**Xí nghiệp xếp dỡ [ XNXD ] Chùa Vẽ.
Tên gọi : Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Chi nhánh công ty TNHH một thành viên
Cảng Hải Phòng.
Lĩnh vực kinh doanh : dịch vụ.
Tổng số lao động : 912 người.
Sản phẩm chủ yếu : Dịch vụ xếp dỡ container, dịch vụ xếp dỡ đảo chuyển
container, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ khai thác hàng lẻ [ CFS ].
Địa chỉ : Số 5 Đường Chùa Vẽ.
Điện thoại : 0313.765784, Fax : 0313765784.
1.1.3Quá trình phát triển đến nay.
Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là một trong những Xí nghiệp thành viên của Cảng Hải

Phòng. Từ tháng 5/1977, xí nghiệp xếp dỡ Chùa vẽ được thành lập, cơ sở ban đầu chỉ
là một bãi bồi phù sa và cầu tàu dài 345m với mục đích chủ yếu là đểtiếp nhận hàng
viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa . Nhận thấy đây là khu vực đầy tiềm năng, lại
gần biển nên lãnh đạo Cảng, bộ giao thông vận tải và thành phốHải Phòng đã đầu tư

phát triển như ngày nay. Từ năm 1985, tàu container đầu tiên được đưa vào đây để
khai thác bào gồm các loại container từ 5 feet, 10 feet, 20 feet và 40 feet..
Năm 1990, Cảng Hải Phòng cho lắp 2 đế Condor của Cộng hòa liên bang Đức với sức
nâng 40 tấn/chiếc, từ thời điểm này mở ra 1 hƣớng phát triển mới là Cảng container
chuyên dụng như ngày nay.
Năm 1994, do yêu cầu phát triển sản xuất, Cảng Hải Phòng tách ra làm 2 xí nghiệp,
Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đổi tên là Cảng Đoạn xá và được cổ phần hoá vào năm
1998 được gọi là Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá với 51% vốn của Cảng Hải Phòng.
Bãi Đoạn Xá được đổi tên là Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ.Được sự quan tâm của Bộ
giao thông vận tải, cục Hàng Hải Việt Nam, thành phố Hải Phòng và Cảng Hải Phòng,
xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được xây dựng và mở rộng để tiếp nhận sản lượng container
tăng trưởng làm 2 giai đoạn .
X í nghiệp hiện có 845m cầu tầu dạng cọc thép và bê tông cốt thép được thiết kế
theo tiêu chuẩn bến cảng cấp I. Diện tích bãi là 150.000 m2, mặt nền là bê tông rải
nhựa áp lực trên bề mặt bến là 8 – 16 T / m2. Kho CFS có diện tích 3.300 m2, bãi
container có diện tích 202.110 m2.

1.2.Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
1.2.1. Chức năng, Nhiệm vụs
Hình 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lí cảng Chùa Vẽ
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KHAI THÁC

PHÓ GIÁM ĐỐC
Kỹ thuật

PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách kho hàng

Phòng
khai
thác
kinh
doanh

Ban

thuật
vật

Ban
tổ
chức
tiền
lương

Ban
hành
chính
y tế

Ban
tài
chính
kế
toán

*Lĩnh vực kinh doanh: khai thác Cảng
*Ngành nghề kinh doanh: xếp dỡ, giao nhận bảo quản hàng hoá, chuyển tải hàng
hoá và dịch vụ hàng hải
*Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Tổ chức bốc xếp hàng hoá lên xuống tàu và lên xuống các phương tiện vận tải khác
trong khu vực Cảng quản lý. Bảo quản và giao nhận hàng hoá qua Cảng ,thực hiện
công tác chuyển tải hàng hoá. Tổ chức công tác hàng hải và các dịch vụ khác phục vụ
cho cán bộ công nhân viên của Cảng, phục vụ thuỷ thủ, thuyền viên và các khách đến
công tác tại Cảng. Tổ chức xây dựng và sửa chữa các công trình: nhà xưởng, bến bãi…
của Cảng theo phạm vi của pháp luật.

1.3 Tổng quan tình hình hoạt động đơn vị thực tập
Bảng 1.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh cảng chùa vẽ các năm trước

Lượng

2011

2010

2009

2008

2007

cảng[TEU]
Cảng Hải

727.000

795.000

715.831

790.000

683.689

Phòng
% tăng

7,4%

16,8%

12,1%

12,1%

29,5%

34,7%

34,1%

35,3%

28,7%

25,4%

hàng hóa
đi qua

trưởng
cùng kì
mỗi năm
Tỉ lệ của
khu vực
Hải phòng
trên tổng
số
Bảng 1.3 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
STT
1
2
3

Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009

TSCĐ
1,248,688,565,149 1,247,096,214,900
TSLĐ
18,012,728,859
19,290,143,729
-quỹ tiền mặt
35,311,910
58,260,745
-vật tư dự trữ
17,977,416,949
19,231,882,984
Công nợ phải
555,136,148
591,387,570

4

thu
Tổng tài sản

1,267,256,430,156 1,266,977,746,199

09/08
100
107
165
107
107
100

- TSCĐ năm 2008 là 1,248,688,565,149đ đến năm 2009 giảm đi 1,603,351,000đ. Số
tiền đầu tư cho TSCĐ giảm không đáng kể nên vẫn tương ứng 100%.
- Công nợ phải thu năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 36,251,422 tương ứng với
107%... Tổng tài sản năm 2009 so với tổng tài sản năm 2008 giảm đi không đáng

1.4 Cơ cấu nguồn vốn
Bảng 1.4 Nguồn vốn theo thời gian
STT
1
2

Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
09/08
Vốn dài hạn
1,248,688,565,149 1,247,096,214,900 100
Vốn
ngắn 18,567,865,007
19,881,531,299
100

3

hạn
Tổng nguồn 1,267,256,430,156 1,266,977,746,199 100

vốn
- Vốn dài hạn năm 2009/2008 giảm 1,592,350,249đ

- Vốn ngắn hạn năm 2009/2008 tăng 1,313,666,292đ
- Tổng nguồn vốn trong đó có vốn ngắn hạn và vốn dài hạn có sự thay đổi nhưng tăng
giảm rất ít nên không có sự thay đổi trong cơ cấu vốn.

CHƯƠNG 2
TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÍ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
KHO CFS TẠI CẢNG CHÙA VẼ
2.1 Hoạt động kinh doanh kho vận tại cảng chùa vẽ
2.1.1 Sản phẩm của Cảng Chùa Vẽ

- Sản phẩm chính của xí nghiệp là xếp dỡ container thông qua cầu tàu và được tính
bằng “TEU”. Đơn vị container để tính giá cước xếp dỡ với các chủ hàng, chủ tầu hoặc
đại lý là số lần tác nghiệp container loại 20’ và loại 40’ hàng hoặc vỏ.
- Nâng /hạ container từ bãi lên các phương tiện chủ hàng và ngược lại được tính
bằng loại container 20’ hoặc 40’ hàng và vỏ.
- Đóng/ rút hàng trong container lên các phương tiện chủ hàng và ngược lại được
tính bằng loại container 20’ hoặc 40’.
- Container lưu bãi được tính bằng thời gian container lưu trên bãi Cảng hàng hoặc
vỏ và container loại 20’ và 40’.
- Các dịch vụ khác nhau phục vụ giám định, kiểm hoá hàng trong container,
container lạnh có sử dụng điện.
2.1.2 Công nghệ sản xuất
2.1.2.1 Cầu bến:
Đây là một cảng container chuyên dụng với 5 cầu với tổng chiều dài 848m dạng
cọc thép và bê tông cố thép đựơc thiết kế theo tiêu chuẩn bến cảng cấp 1. Độ sâu bến
là -8,4m. Diện tích bãi là 150.000m2, mặt nền là bê tông rải nhựa, áp lực trên bề mặt
bến là 8 - 16 T/ m2, bốc xếp đồng thời được 5 tầu với năng lực thông
2.1.2.2 Kho bãi:
Hệ thống kho CFS phục vụ cho việc gom và chia lẻ hàng container với tổng diện

tích là 3.300m2. Hệ thống bãi: 202.110 m2 chứa hàng container

Bảng2.1 :Trang thiết bị
STT

DANH MỤC

SỐ
LƯỢNG
5

CÔNG SUẤT

1
2
3
4
5
6
7
8

Cầu tàu
Bãi cont
Kho CFS
Nhà cân
Hệ thống đường sắt
Xưởng sửa chữa cơ khí
Cần cẩu dàn [QC]

Cần cẩu chuyên dụng [RTG]

9
10
11
12

Cần cẩu chân đế
Cần cẩu khung bánh lốp
Xe nâng chụp
Xe nâng rút hàng trong

5
3
3
22

40.0MT
25.0MT
40.0MT
2.5 - 20.0MT

13

container
Đầu kéo, mooc container

35

35.0 MT

1
1
1
2
6
12

895m
140.000m2
3.200m2
80tons
2km
35.6 MT
35,6 MT

2.2 Quy trình khai thác hàng xuất trong kho CFS
2.2.1 Xác định booking
Bao gồm
- Tên chủ hàng
- Người giao dịch điện thoại
- Cảng dỡ hàng và nơi giao hàng
- Số lượng kiện hàng và tổng số
- Đơn đặt hàng và số hiệu từng mặt hàng
- Loại hàng
- Tên tàu Feeder/ số chuyế
- Thời gian bắt đầu xếp hàng
- Thời gian tầu cắt máng
- Thời gian tầu chạy
2.2.2 Liên lạc với chủ hàng về thời gian hàng về kho

2.2.3. Giao hàng
- Chủ hàng giao hàng đến CFS chậm nhất theo thời gian cắt hàng theo thoả thuận.
Kho CFS sẽ kiểm tra hàng cẩn thận trước khi nhận hàng. Nếu có các trường hợp sau

thì phải có sự đồng ý của Bên thuê kho thì CFS mới được nhận [phải chụp ảnh hiện
trạng hàng hoá].
o Kiện hàng không được dán băng dính hoặc có biểu hiện dán lại kiện.
o Kiện hàng hoặc hàng bị hỏng hoặc trong tình trạng kém [xước, thủng, ướt...].
o Kiện hàng thiếu mã hiệu, mã số...[ so với trong booking].
o Bất kỳ một trường hợp đặc biệt nào khác xảy ra với kiện hàng.
o CFS sẽ thay mặt Bên thuê kho phát hành chứng từ giao nhận cho bên giao hàng.
Chứng từ giao nhận phải có chữ ký của đại diện CFS và đại diện bên giao hàng.
o Bên chủ hàng phải nộp xác nhận booking, packing list, giấy uỷ quyền [nếu cần] và
hồ sơ hải quan khi giao hàng.
o Nếu nhiều lô hàng được dự kiến đóng cùng container và có một hoặc vài lô hàng
phải hoãn lại, CFS phải xin ý kiến Bên thuê kho về việc vẫn tiếp tục đóng những lô
hàng khác vào container để xuất hoặc hoãn lại việc đóng cả container.
2.2.4. Đóng hàng.
- Bên thuê kho sẽ gửi hướng dẫn đóng hàng cho CFS trước một ngày.
- CFS phải đảm bảo năng lực, phương tiện và công nhân đóng hàng để kịp xuất tàu.
- CFS phải phối hợp với hải quan và nếu cần phải phối hợp với giám sát của bên
thuê kho.

2.2.5. Bảo đảm vỏ container đóng hàng.
- Bên thuê kho phải bảo đảm rằng hãng tàu bố trí được vỏ cont tại CFS để đóng
hàng theo lịch dự kiến. CFS sẽ tuân theo hướng dẫn của Bên thuê kho về hãng tàu và
CY hạ hàng.
- CFS sẽ phối hợp cùng hãng tàu để đảm bảo vỏ cont sẵn có và trong tình trạng tốt

để đóng hàng.
- Bên thuê kho sẽ có thể yêu cầu CFS vận chuyển cont từ bãi khác về đóng hàng.
Yêu cầu bằng văn bản có nội dung sau:
o Số lượng container [loại, cỡ]
o Chủ vỏ
o Địa điểm nâng hạ
Bên thuê kho sẽ trả cho CFS các chi phí vận chuyển, nâng hạ.
2.2.6. Hải quan kiểm hoá
- Chủ hàng chịu trách nhiệm hoàn thành thủ tục giấy tờ HQ kiểm hoá và giao nộp
hồ sơ HQ hoàn chỉnh cho CFS khi giao hàng.
- Nếu hồ sơ HQ kiểm hoá không được giao cho CFS theo đúng thời gian quy định,
CFS sẽ không chịu trách nhiệm tổ chức kiểm hoá đóng ghép cho cont cũng như việc
đưa cont ra tàu. Trong trường hợp này CFS phải thông báo cho bên thuê kho để book
hàng đi tàu khác.
- CFS có trách nhiệm tiến hành kiểm hoá cho việc đóng ghép hàng xuất. Phí kiểm
hoá đã bao gồm trong phí CFS miễn là mọi giấy tờ HQ đã giao nộp kịp thời. Nếu giấy
tờ hải quan chưa đủ việc kiểm hoá đóng ghép sẽ phát sinh thêm chi phí hoặc không thể
hiện được do vi phạm quy trình quản lý của Hải quan.
- CFS sẽ giao nộp tờ khai HQ khi đã hoàn thành thủ tục HQ kiểm hoá cho hãng tàu
feeder
2.2.7. Giám sát.
- CFS phải giám sát việc nhận, lưu kho, đóng hàng vào cont và xuất cont ra tàu theo
chỉ dẫn của Bên thuê kho.
- CFS phải bố trí ít nhất 01 giao nhận để nhận hàng vào kho và ít nhất 02 giao nhận
khi đóng hàng từ kho vào cont [01 ở cửa kho và 01 ở cửa cont].
2.2.8 Báo cáo
- Cuối ngày CFS fax bản copy chứng từ giao nhận trong ngày cho Bên thuê kho.

- CFS gửi báo cáo kiểm kê hàng ngày cho bên thuê kho 09 giờ sáng hôm sau. Báo

cáo phải thể hiện việc luân chuyển hàng hoá trong ngày hôm trước.
- Căn cứ báo cáo kiểm kê, bên thuê kho tính toán để ra lệnh đóng hàng vào cont để
tránh việc đóng hàng tập trung quá nhiều vào ngày trước ngày tàu ra.
*** CÔNG VIỆC KHAI THÁC
- Nếu bên thuê kho yêu cầu CFS làm các công việc.
o Kiểm tra mã hàng.
o Dán nhãn.
o Phân loại hàng.
o Đóng gói lại.
o Các tác nghiệp khác liên quan đến dịch vụ CFS..
***KẾ HOẠCH ĐỘT XUẤT
- Nếu hàng không được đưa tới kho 03 giờ trước hạn chót theo quy định [cut off],
CFS phải liên lạc với chủ hàng. Nếu chủ hàng báo hàng không đến đúng giờ, CFS phải
gọi điện ngay cho bên thuê kho.
- Nếu hàng đến muộn hơn hạn chót quy định, CFS sẽ không chịu trách nhiệm việc
hàng nhỡ tàu. CFS vẫn nhận hàng và thông báo cho bên thuê kho việc hàng đến muộn
để bố trí đi tàu sau.
- Nếu chủ vỏ không cung cấp vỏ cont kịp thời theo quy định, CFS phải thông báo
cho bên thuê kho.
- Nếu chủ hàng muốn lấy hàng xuất đi từ kho CFS về kho chủ hàng phải có văn bản
yêu cầu của Bên thuê kho trước khi xuất hàng.
2.3 Quy trình khai thác hàng nhập CFS
2.3.1. Nhận chứng từ
Bao gồm:
- 02 giấy uỷ quyền của bên thuê kho cho CFS.
- 01 master bill of lading.
- 01 bộ manifest.
Việc nhận và kiểm tra hồ sơ chặt chẽ ngay khi bên thuê kho bàn giao để tránh tình
trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại Cảng.
2.3.2. Làm thủ tục Hải quan khai thác hàng CFS

- Bên CFS liên lạc với các hãng tàu về thời gian tàu cập cảng.

- Với bộ hồ sơ chứng từ đầy đủ, hợp lệ theo thời gian chậm nhất trong một ngày,
bên CFS lấy container hàng nhập từ Cảng về để khai thác hàng.
[Bên thuê kho cần phải thông báo kế hoạch và cung cấp chứng từ đầy đủ trước cho bên
CFS để tránh tồn đọng hàng tại Cảng nếu vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết......]
- Bên CFS phải thực hiện đồng thời các công việc khác như: thông báo thời gian
khai thác cho bên thuê kho,mời cơ quan giám định
2.3.3. Giao nhận hàng từ Cảng về kho
- Bên CFS phải kiểm tra chặt chẽ số container, số chì và tình trạng kỹ thuật của
container [bẹp méo, thủng, rách, rò rỉ nước, chất lỏng, .....] trước khi lấy container
hàng ra khỏi Cảng. Nếu có các trường hợp sau thì bên CFS phải thông báo cho bên
thuê kho và phải có sự đồng ý của bên thuê kho thì bên CFS mới được nhận:
o Container hàng phát hiện bị sai số container, số ch..
o Container hàng trong tình trạng thủng, rách, biến dạng hoặc có biểu hiện tổn thất
hàng hoá ra bên ngoài như rò rỉ nước, chất lỏng …. Đồng thời bên CFS phải yêu cầu
Cảng cung cấp và bàn giao tất cả các chứng từ, hàng hoá có liên quan giữa cảng với
chủ tàu và gửi nội dung đó cho bên thuê kho thông qua bản fax hoặc các phương tiện
thông tin liên lạc khác.
- Bên CFS sẽ thực hiện nhận container tại cảng và khai thác hàng hoá có tổn thất về
kẹp chì, sai số, hư hỏngtình trạng kỹ thuật của container, có biểu hiện tổn thất hàng
hoá…
- Bên CFS sẽ không chịu trách nhiệm đến việc lưu kho bãi, đọng container phát
sinh nếu không do lỗi của bên CFS.
2.3.4. Đưa hàng vào kho
- Bên CFS bố trí và kết hợp thời gian hợp l. để việc bàn giao chứng từ và khai thác
hàng hoá ngay sau khi đưa container hàng từ cảng về đảm bảo có đủ đại diện các cơ
quan liên quan
- CFS và các bên liên quan đến việc khai thác hàng vào kho phải kiểm tra lại số

container, số chì, tình trạng kỹ thuật container trước khi phá chì container......
- Trong quá trình khai thác nếu tình trạng hàng hoá không nguyên đai, kiện có dấu
hiệu tổn thất hàng hoá hoặc đã tổn thất thì bên CFS phải ngay lập tức dừng lại việc
khai thác

- Bên CFS, Hải quan kho bãi và giám định viên cùng nhau thống nhất số lượng và
tình trạng hàng hoá để lập biên bản và lên chứng thư giám định.
- Bên CFS tổ chức xuất hàng, nhập hàng căn cứ vào lệnh của bên thuê kho theo các
nguyên tắc giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào kho CFS và Pháp luật hiện
hành.
2.3.5 Báo cáo
- Nếu hàng hoá bình thường đúng số lượng và nguyên đai, kiện thì bên thuê CFS sẽ
gửi báo cáo cho bên thuê kho ngay sau khi hàng hoá khai thác được đưa vào kho.
- Đối với container hàng có sai số container, số chì hoặc tổn thất tình trạng kỹ thuật,
hoặc có dấu hiệu tổn thất hàng hoá thì trước hết phải báo cáo với bên thuê kho
- Đối với container hàng có tình trạng tổn thất trong quá trình khai thác thì bên CFS
lập tức dừng việc khai thác lại, thông báo cho bên thuê kho và cùng các cơ quan liên
quan thiết lập biên bản xác định thực tế tình trạng, số lượng hàng hoá.
2.4 Xác định cơ hội và thách thức
Căn cứ vào nghiên cứu tại cảng Chùa Vẽ em đã xác định được những cơ hội và
thách thức đối với cảng để từ đó đề ra được chiến lược phù hợp…..

Bảng 2.2 Điểm mạnh,yếu.Cơ hội và thách thức đối với cảng Chùa Vẽ
Điểm mạnh,Điểm yếu

Cơ hội [O]

Thách thức [ T ]

O1:Xu hướng sử dụng

T1:Cạnh tranh gay gắt

kho CFS ngày càng

T2:Môi trường kinh tế

nhiều

biến động

O2:Đảng,Nhà nước đầu
Điểm mạnh [S]

tư vốn ODA
Chiến lược [SO]

Chiến lược [ST]

S1:Kho CFS lớn

SO1,SO2:Xây dựng mở

S1T1: Củng cố vị thế

S2:Máy móc thiết bị

rộng kho bãi

chiếm lĩnh thị

hiện đại

S201:Nâng cao chuyên

trường

S3:chính sách giá hợp lí
Điểm yếu [W]

môn hóa
Chiến lược WO

S3T1: hạ giá thành
Chiến lược WT

W1:Lượng lao động

W3O2: Cải tạo nâng

W1T1: Tổ chức lại cơ

nhiều nhưng thiếu lao

cấp cơ sở kho bãi

cấu lao động

động giỏi

W1O2: Chiến lược đào

W4T1: Cải thiện thủ tục

W2:Công tác vận hành

tạo nguồn nhân

hành chính

thiếu chặt chẽ

lực giỏi dài hạn

W3:Kho bãi chưa đáp
ứng được nhu cầu
W4: Thủ tục rườm rà

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC ĐỂ
PHÁT TRIỂN CẢNG CHÙA VẼ
3.1.Định hướng hoạt động của cảng Chùa Vẽ
+ Tiếp tục đổi mới, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị máy móc
+ Tích cực tìm bạn hàng mới, giữ vững các bạn hàng truyền thống, mở rộng khả
năng khai thác
+ Tổ chức lại cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu của công việc, của khách hàng
+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác tiết kiệm chi phí góp phần hạ giá thành

+ Tiếp tục linh hoạt giá cước để thu hút khách hàng
+Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên
+ Kết hợp chặt chẽ mọi nguồn lực của xí nghiệp tập trung khai thác nguồn hàng,
nâng cao hiệu quả kinh doanh
3.2.Các giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua
kho CFS của cảng Chùa Vẽ
3.2.1 Nhân lực:
Tiếp tục đào tạo nhân lực đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và khai thác kho. Đặc biệt
cần nâng cao nhận thức và trình độ của nguồn nhân lực thuê ngoài như bốc xếp, bảo vệ
cần được đào tạo lại để đảm bảo thực hiện tốt quá trình làm hàng : như nhận biết được
bao bì kí mã hiệu, đảm bảo an toàn cho hàng hóa
+ Tổ chức các khóa đào tạo bởi chính nhân viên quản lý của cảng Chùa Vẽ cho các
đơn vị bốc xếp thuê ngoài nhằm giảm chi phí cũng như tăng sự hiệu quả trong quá
trình làm hàng. Vì nhân viên cảng sẽ hiểu rõ đặc điểm hàng hóa, phương tiện
+ Lựa chọn thêm 1-2 đơn vị bốc xếp có uy tín để nâng cao năng lực cạnh tranh nội
bộ
+ Thường xuyên cử nhân viên bộ phận kho tham gia các khóa học về giao nhân vận
tải, quản lý khai thác kho để nâng cao trình độ

3.2.2 Cơ sở vật chất :
+ Tiếp tục đưa thêm hệ thống kho mới thuê bên cạnh vào khai thác trên cơ sở các
đơn hàng mới kí trong năm 2015.
+ Triển khai phương án đầu tư thêm phương tiện : xe container, xe nâng rút hàng và
lắp đặt hệ thống camera giám sát
3.2.3 Hoàn thiện quy trình giao nhận tại kho
+ Khâu nhận hàng : cần nắm chính xác số lượng hàng hoá các nhà máy sẽ giao cho
bộ phận kho trong tuần. Trên cơ sở bảng dự báo sản lượng chuyển từ khách hàng .Bộ
phận tiếp nhận thông tin hàng nhập kho của cảng phải liên hệ thường xuyên trực tiếp
với bộ phận hàng xuất của các nhà máy. Vì đặc thù của hàng may mặc có tính thời vụ,

do đặc thù hệ thống phân phối của người mua, do năng lực dây chuyền sản xuất, do
yêu cầu cao về đơn hàng của người mua, nên các nhà máy của Việt nam thưòng nhận
được các đơn hàng trong tình trạng gấp.Nhiều khi kế hoạch xuất hàng chỉ có trước 1
tháng,nên việc xác định khả năng xuất hàng chỉ biết chính xác trước lịch tàu dự kiến
chỉ là 1 tuần
+ Khâu lưu kho : Đảm bảo bố trí các PO hàng phù hợp với kế hoạch nhập-xuất.
đơn hàng PO nàp đủ số lượng có thể lưu kho ở khu vực bên ngoài thuận tiện cho việc
lấy hàng hoặc trực tiếp đóng hàng vào container mà không qua lưu kho. Để đóng hàng
trực tiếp mà không qua lưu kho đòi hỏi phải kiểm tra chính xác số lượng hàng theo PO
có giao đủ từ các nhà máy hay không. Các PO có chính xác hay không [ thông qua
việc scan mã hàng ],
+ Khâu xuất hàng đóng container: đảm bảo lấy đúng hàng với thao tác ít nhất- thời
gian ngắn nhất-tính chính xác cao nhất – kịp thời với lịch trình tàu
Như vậy xét về bản chất thì mô hình dịch vụ logistics kho vận của cảng hoàn toàn dựa
trên 3 quy trình nhập - xuất – làm thủ tục đang tiến hành,Tuy nhiên có bổ sung một số
bước công việc cần thiết trên cơ sở ứng dụng CNTT để toàn bộ dịch vụ trở thành 1
khâu liên hoàn khép kín nhằm rút ngắn thời gian , đảm bảo tính chính xác, kịp thời
nhằm giảm thiểu các rủi ro cho chủ hàng, giảm các chi phí phát sinh từ đó gián tiếp
giảm giá thành sản phẩm

3.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao/hoàn thiện quy trình quản lí hàng hóa xuất
nhập khẩu tại cảng Chùa Vẽ
Sơ đồ 3.1:Hoàn thiện quy trình quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu
Kiểm tra chứng từ
và thông báo hàng
đến cho kho.
Kí phiếu cho xe vào
vị trí làm hàng,đưa
cho kho.

Yêu cầu chủ kho bố trí
công nhân và phương
tiện để nhận hàng.

Giao chứng từ nhập
hàng cho người Scan
hoặc lái xe.

Cho xe vào vị trí cửa
kho nhận hàng ghi
trên phiếu nhập kho

Lập biên bản nhận
hàng và thông báo
cho FDW

Nhập hàng theo thứ
tự thời gian ghi trên
truck sheet và FWD

Ghi lại thời gian bắt đầu
và kết thúc làm hàng cho
từng xe lên truck sheet

Kiểm đếm và giám
sát nhập hàng

Đo kích thước thùng
và viết phiếu nhập

hàng.

Theo dõi dỡ hàng và
xếp hàng lên pallet
theo đúng P/O

Đối chiếu kích thước
trong giấy tờ của
hàng hóa

Theo dõi scan từng
carton và xe nâng đưa
hàng của từng P/O.

Báo cáo hàng
tồn kho….

Giao lại chứng từ nhập
hàng,phiếu nhập kho
cho bộ phận chứng từ.

Thông báo cho chủ hàng
nếu có vấn đề về hàng
hóa [bao bì,số lượng].

3.3.1 Kiến nghị để thực hiện mục tiêu
- Thông báo về chiến lược cho tất cả các thành viên trong xí nghiệp. Chiến lược
phải đề ra rõ những công việc ,kế hoạch, mục tiêu để mọi người hiểu rõ và thực hiện.
Nhất là đối với các cán bộ chủ chốt sẽ hướng dẫn các nhân viên cấp dưới hoàn thành

đúng công việc được giao và đúng với tiến độ đã lập ra
- Tiến hành xét duyệt lại tình hình hiện tại của xí nghiệp nhất là tình hình tài chính để
lựa chọn tốt các kê hoạch
- Chiến lược phải được kiểm tra thường xuyên, phân tích đánh giá, có các chiến
lược dự phòng phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh nhiều biến động
- Tạo bầu không khí thoải mái để mọi ngƣời cùng làm việc, phấn đấu đat được
mục tiêu đề ra
- Điều chỉnh cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với chiến lược. Quy định rõ nhiệm vụ,
chức năng giữa các phòng ban chống chồng chéo đảm bảo công việc được tiến hành
thông suốt
- Nên có phần thưởng cho các phòng ban, cá nhân có thành tích tốt, đóng góp tích
cực cho công việc, tạo ra bầu không khí thi đua.
***Để kiểm soát tốt và có hiệu quả Cảng nên:
- Thiết lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
- Đối chiếu hiệu quả thực tế với chỉ tiêu đã đề ra
- Đánh giá và tiến hành điều chỉnh sai lệch

KẾT LUẬN
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế hàng hóa được mở rộng.Logistics trở thành
nghành có vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dung ở bất cứ
nơi đâu. Mục đích của logistics là cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng với tổng
chi phí là nhỏ nhất.Điều này liên quan đến việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng được
yêu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.qua đó
chúng ta có thể thấy được vai trò của hoạt động logistics.
Hoạt động trong ngành mà sự cạnh tranh có tính chất quyết liệt, một chiền lược kinh
doanh đúng đắn là hết sức cần thiết đối với cảng Chùa Vẽ trên con đường hội nhập, nó
sẽ giúp cho cảng đối phó một cách linh hoạt, kịp thời và đúng hướng với những biến
động của môi trường kinh doanh.
Thông qua xây dựng chiến lược kinh doanh, cảng sẽ xác định đúng đắn hệ thống

mục tiêu, chính sách và các biện pháp mà cảng cần thực hiện trong tương lai. Tuy
nhiên trong môi trường kinh doanh đầy biến động để nâng cao hiệu quả vận dụng
chiến lược vào thực tế kinh doanh thì cần có sự “mềm dẻo” tức là có sự lựa chọn
phương án khả thi nhất để đạt được mục tiêu đề ra.
Vậy nên xác định, vận dụng chiến lược vào thực tế kinh doanh của cảng Chùa Vẽ
trong giai đoạn tới sẽ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng cần sự quyết tâm của tất cả
cán bộ lao động trong toàn Cảng.
Trong điều kiện hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng bản thân có
hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng nhận được sự chỉ
bảo của các thầy cô để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của các thầy cô!

Chủ Đề