Ra quyết định theo cách nhà quản trị trao đối với tập thể để lấy ý kiến chung có nhược điểm

Lãnh đạo không có nghĩa là bạn luôn luôn chỉ áp dụng một phong cách lãnh đạo với mọi nhân viên khác nhau, mà cần lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với trình độ của họ.

Không ít người thất bại trong việc quản lý đội nhóm vì không nhận thức được điều này, họ đặt ra yêu cầu quá cao đối với nhân viên mới hoặc cho các nhân viên giỏi quá ít không gian để chủ động và sáng tạo trong công việc. Điều đó khiến cho các nhân viên cấp dưới thiếu tin tưởng người đứng đầu, hoặc vẫn phục tùng nhưng không cảm thấy thoải mái để phát huy hết năng lực. Chính vì vậy, nếu mong muốn khai thác nhiều nhất nguồn lực con người của đội nhóm hay công ty [tức là tài năng, trí tuệ, sự nhiệt tình… của người lao động] thì nhà lãnh đạo cần phải hiểu rõ về các phong cách lãnh đạo khác nhau và cách thức để áp dụng chúng trong thực tiễn quản lý nhân viên hay đội nhóm.

Phong cách lãnh đạo là gì?

Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo có phong cách lãnh đạo hợp lý để vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của nhân viên, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong hoạt động đội nhóm hay sản xuất kinh doanh. Từ năm 1939, các nghiên cứu đầu tiên về phong cách lãnh đạo đã được tiến hành bởi Kurt Lewin và cộng sự [Lewin, Lippit, White, 1939]. Từ các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chỉ ra 3 phong cách lãnh đạo chủ chốt:

Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán

Với phong cách lãnh đạo này, nhà quản lý là người nắm mọi quyền lực và ra quyết định. Họ thường giao việc và chỉ ra luôn cho các nhân viên của mình cách thực hiện những công việc đó mà không cần lắng nghe những góp ý từ nhân viên.

Có nhiều ý kiến cho rằng phong cách lãnh đạo mệnh lệnh/độc đoán làm hạn chế hiệu quả làm việc và tạo ra bầu không khí căng thẳng cho đội nhóm. Tuy nhiên, phong cách này không đồng nghĩa với việc thường xuyên quát tháo, sai bảo nhân viên, và nếu áp dụng đúng trường hợp, phong cách này lại phát huy hiệu quả của nó. Phong cách mệnh lệnh có thể áp dụng tốt trong những trường hợp sau:

- Giai đoạn đầu thành lập đội nhóm: Ở giai đoạn này, các thành viên trong đội nhóm còn chưa hiểu rõ về nhau, chưa rõ nhiệm vụ và phương hướng nên nhà lãnh đạo cần sử dụng phong cách độc đoán để tạo sự thống nhất về mục tiêu, cách thức làm việc và các quyết định của đội nhóm.

- Đối với các nhân viên mới, còn non nớt kinh nghiệm làm việc: Các nhân viên này thường cảm thấy bỡ ngỡ với môi trường làm việc mới, chưa hiểu rõ về cách thức làm việc trong công ty. Do vậy, với tình huống này, nhà quản lý phải đóng vai trò là người giao việc và hướng dẫn cho nhân viên một cách cụ thể, chi tiết, giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc và các nhân viên khác.

- Những tình huống phải ra quyết định trong thời gian ngắn:  Trong những tình huống này, với áp lực phải ra quyết định và thời gian hạn hẹp, phong cách lãnh đạo độc đoán là cần thiết để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như trong một trận đánh, các tướng lĩnh thường phải ra quyết định trong gang tấc về việc tiếp tục tấn công hay rút lui của quân mình.

Phong cách lãnh đạo dân chủ

Nhà quản lý theo phong cách dân chủ là biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới và cho phép họ tham gia vào việc thảo luận để đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, người quyết định chính vẫn là người lãnh đạo.

Phong cách lãnh đạo dân chủ được đánh giá là phong cách mang lại hiệu quả làm việc cao nhất. Phong cách này sẽ phát huy hiệu quả trong các trường hợp sau:

- Người quản lý là người đã hiểu rõ vấn đề nhưng cần thêm các ý kiến, thông tin từ cấp dưới để xử lý vấn đề đó.

- Đội nhóm phải tương đối ổn định về nề nếp và nhân sự, các thành viên trong đội nhóm phải là những người đã nắm rõ công việc, nhiệm vụ và cách thức tiến hành công việc.

Phong cách lãnh đạo tự do

Nhà quản lý theo phong cách tự do thường chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra kế hoạch chung chứ ít tham gia trực tiếp chỉ đạo công việc. Họ giao khoán và cho phép nhân viên được đưa ra các quyết định cũng như chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước cấp trên.

Phong cách lãnh đạo này cho phép nhân viên cấp dưới có quyền tự chủ rất cao để hoàn thành công việc và nhà quản lý có nhiều thời gian để nâng cao năng suất làm việc của mình. Tuy nhiên, cách quản lý này phải được sử dụng một cách phù hợp, nếu không có thể gây ra sự mất ổn định của đội nhóm. Các nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp này trong những điều kiện sau:

- Các nhân viên có năng lực làm việc độc lập và chuyên môn tốt, có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

- Các nhà lãnh đạo có những công cụ tốt để kiểm soát tiến độ công việc của nhân viên.

Trong thực tế, mỗi nhà lãnh đạo thường có những cách riêng khi quản lý các nhân viên của mình. Tuy nhiên, mỗi phong cách lãnh đạo nói trên đều có những ưu và nhược điểm, do vậy cần phải biết phối hợp để lãnh đạo hợp lý trong từng giai đoạn, từng trường hợp. Khi lựa chọn phong cách lãnh đạo nào, các nhà quản lý cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố cùng một lúc, chẳng hạn như thời gian cho phép, kiểu nhiệm vụ, mức độ áp lực công việc, trình độ nhân viên, mối quan hệ trong đội nhóm, ai là người nắm được thông tin… Tuy nhiên, các lãnh đạo giỏi là những người phối hợp và sử dụng linh hoạt cả 3 phong cách lãnh đạo nói trên một cách hợp lý trong những trường hợp cụ thể.

Thu Hiền [tổng hợp] 

Trong một số trường hợp phong cách lãnh đạo tự do vẫn có thể đem lại hiệu quả cao nhất.

Lãnh đạo tự do hay còn được gọi là lãnh đạo ủy quyền. Phong cách lãnh đạo này cho phép các thành viên có quyền đưa ra quyết định và đóng góp ý kiến. Trong tất cả các phong cách lãnh đạo thì phong cách tự do thường có hiệu quả kém nhất.

Các đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách này bao gồm các đặc điểm sau:

  • Không có sự can thiệp.
  • Lãnh đạo chỉ hỗ trợ và đào tạo
  • Quyền quyết định thuộc về nhân viên.
  • Không gay gắt với sai lầm.
  • Trách nhiệm giải trình thuộc về người lãnh đạo.

Mặc dù tên phong cách này là "tự do" hay "ủy quyền" nhưng nhiều nhà lãnh đạo vẫn cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ các thành viên nếu cần. Họ có thể đưa ra định hướng khi bắt đầu dự án, nhưng sau đó cho phép các thành viên trong nhóm tự thực hiện công việc mà không cần giám sát chặt chẽ.

Phong cách lãnh đạo này đòi hỏi rất nhiều sự tin tưởng. Các nhà lãnh đạo phải chắc chắn các thành viên trong nhóm sở hữu các kỹ năng và kiến ​​thức liên quan để có thể hoàn thành một dự án mà không cần quản lý.

Ưu điểm

Giống như các phong cách lãnh đạo khác, phong cách lãnh đạo tự do cũng có những ưu điểm riêng:

  • Khuyến khích phát triển cá nhân. Bởi vì các nhà lãnh đạo rất ít khi can thiệp nên các nhân viên có nhiều cơ hội thực hành. Phong cách lãnh đạo này tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cá nhân trưởng thành và phát triển.
  • Khuyến khích sáng tạo và đổi mới. Phong cách lãnh đạo giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định. Vì không bị quản lý nên nhân viên có quyền tự đưa ra quyết định. Họ có thể ra quyết định nhanh chóng mà không cần chờ đợi hàng tuần để được phê duyệt.

Tuy nhiên để có thể tận dụng được những lợi thế này, thì nhóm của bạn bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản. Ví dụ: Nếu nhóm của bạn gồm những người có kỹ năng, giàu kinh nghiệm, có khả năng tự làm việc, thì phương pháp này có thể hiệu quả. Bởi vì họ là các chuyên gia có khả năng làm việc độc lập, nên họ có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần hướng dẫn rất nhiều.

Ngoài ra, phong cách này sẽ vô cùng hiệu quả nếu các thành viên trong nhóm đều giỏi hơn người lãnh đạo về lĩnh vực họ đang làm.

Phong cách lãnh đạo tự do cũng cho phép các thành viên thể hiện kiến ​​thức và kỹ năng chuyên môn của mình. Ngoài ra, quyền tự chủ này cũng làm cho họ cảm thấy tự do và hài lòng khi làm việc. Thêm vào đó, phong cách tự do có thể hoạt động tốt nhất nếu các thành viên trong tổ chức có động lực và đam mê với công việc.

Nhược điểm

Bởi vì phong cách tự do phụ thuộc quá nhiều vào khả năng cá nhân nên nếu các thành viên thiếu kiến thức và kĩ năng thì chắc chắn hiệu suất công việc sẽ kém đi.

Phong cách lãnh đạo này cũng không phù hợp nếu hiệu quả và năng suất cao là mục tiêu chính. Vì nếu một số người không có kỹ năng làm việc độc lập thì khả năng cao là các dự án sẽ đi chệch hướng và quá thời hạn. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng khủng khiếp.

Dưới đây là một số nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do:

  • Vai trò không rõ ràng: Vì các thành viên trong nhóm thường không hoặc ít được hướng dẫn nên trong một số tình huống, phong cách tự do làm cho họ cảm thấy không thực sự chắc chắn về vai trò của mình trong nhóm.
  • Ít tham gia: Các nhà lãnh đạo tự do thường bị coi là thiếu trách nhiệm. Điều này có thể dẫn đến thiếu sự gắn kết giữa các thành viên. Vì người lãnh đạo gần như không quan tâm đến những gì đang xảy ra dẫn đến các thành viên đôi khi ít quan tâm và lo lắng cho dự án.
  • Trách nhiệm giải trình thấp: Một số nhà lãnh đạo lợi dụng phong cách này như một cách để trốn tránh trách nhiệm. Khi không đạt được mục tiêu, thì mọi nguyên nhân đều được cho là do các thành viên chứ không phải do người lãnh đạo.
  • Thụ động: Ở mức độ tồi tệ nhất, lãnh đạo theo kiểu này thể hiện sự thụ động hoặc thậm chí là hoàn toàn né tránh trách nhiệm. Nhiều khi họ sẽ không làm gì cả, không cố gắng thúc đẩy các thành viên mà cũng không công nhận nỗ lực của người khác.

Nếu các thành viên trong nhóm chưa quen với công việc, thì tốt hơn hết người lãnh đạo nên chọn một cách khác để hướng dẫn họ. Sau này nếu các thành viên đã có nhiều kinh nghiệm hơn thì có thể quay trở lại sử dụng cách lãnh đạo tự do.

Lĩnh vực của phong cách lãnh đạo tự do

Nếu bạn có xu hướng tiếp cận lãnh đạo theo kiểu tự do, thì có một số lĩnh vực sẽ rất phù hợp với bạn. Đó là những lĩnh vực cần sự sáng tạo. Ở đó mọi người thường có kỹ năng và tận tâm với công việc chính vì thế kết quả mà họ mang lại sẽ là tốt nhất.

Các nhà lãnh đạo tự do thường rất giỏi trong việc cung cấp thông tin cơ bản khi bắt đầu dự án. Điều này đặc biệt hữu ích cho các nhóm tự quản lý. Bằng cách cung cấp cho các thành viên trong nhóm tất cả những thứ cần thiết ngay từ đầu, sau đó với kiến ​​thức có sẵn, họ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Ví dụ: Trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, nếu các thành viên trong nhóm được đào tạo bài bản và có khả năng sáng tạo cao thì họ chỉ cần người lãnh đạo đưa ra định hướng cơ bản là đủ. Vậy trong trường hợp này phong cách lãnh đạo tự do lại mang lại hiệu quả tốt nhất.

Không chỉ riêng thiết kế sản phẩm mà đối với tất cả các lĩnh vực khác, việc sử dụng nhiều phương pháp lãnh đạo khác nhau ở các giai đoạn khác nhau sẽ giúp ích rất nhiều. Ví dụ: lãnh đạo theo kiểu tự do có thể hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu. Đó là khi một thiết kế hay ý tưởng đang trong giai đoạn hình thành. Nhưng khi sản phẩm đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn sản xuất thì tốt hơn hết nên sử dụng cách lãnh đạo mà có nhiều sự chỉ đạo và giám sát hơn.

Một nhà lãnh đạo tự do có thể gặp khó khăn trong những tình huống đòi hỏi kỹ năng giám sát cao. Vì vậy nếu trong môi trường làm việc đòi hỏi mọi thứ bắt buộc phải hoàn hảo đến từng chi tiết thì phong cách dân chủ hoặc chuyên quyền có thể sẽ phù hợp hơn.

Còn nếu sử dụng cách tiếp cận tự do trong môi trường đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao như vậy thì có thể dẫn những hậu quả như hiệu suất kém, quá thời hạn, năng suất không đạt yêu cầu,... Đặc biệt, nếu các thành viên trong nhóm không biết mình phải làm gì hoặc không có chuyên môn thì hậu quả có thể tồi tệ hơn thế.

Các nhà lãnh đạo nổi tiếng với phong cách lãnh đạo tự do

Có khá nhiều nhà lãnh đạo theo cách này và người đầu tiên phải kể đến là Steve Jobs. Ông được biết đến là người luôn đưa ra định hướng cho cấp dưới nhưng sau đó lại để họ tự mình thực hiện mà không can thiệp.

Cựu Tổng thống Mỹ Herbert Hoover cũng nổi tiếng về phong cách lãnh đạo tự do. Ông cho phép các cố vấn có kinh nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ mà ông thiếu kiến ​​thức và chuyên môn.

Mặc dù thường bị đánh giá là cách lãnh đạo dẫn đến kết quả kém, nhưng lãnh đạo tự do vẫn có thể làm tốt trong nhiều tình huống khác nhau. Nếu bạn có xu hướng trở thành một nhà lãnh đạo tự do thì bạn nên xem xét và sử dụng cách lãnh đạo này một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, trong môi trường đòi hỏi phải quản lý và giám sát nhiều, bạn nên xem xét việc sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ và chuyên quyền để có được kết quả tốt nhất.

Có một kỹ năng bạn sẽ không bao giờ hoàn toàn thành thạo: Có nó bạn trở nên vượt trội, thiếu nó bạn khó mà thành công

Video liên quan

Chủ Đề