Root điện thoại là gì


Toàn bộ các hệ điều hành Android trên Smartphone, dù tùy biến hay không tùy biến thì vẫn bị giới hạn bởi rất nhiều thứ. Điều đó làm cho người dùng không thật sự thỏa mãn, và nhiều khi còn là phiền phức cho người dùng ở các bản Rom tùy biến.

Và cách để vượt qua các rào cản đó [với hệ điều hành Android] là Root hệ thống. Thế cụ thể là thế nào đây ? Root là gì ? Lợi và hại khi Root Android là gì ?

Mời các bạn theo dõi bài chia sẻ bên dưới của mình nhé…..

Đọc thêm:

#1. Root điện thoại Android là gì?

Theo Wikipedia thì Root là quá trình cho phép người dùng các thiết bị chạy hệ điều hành Android như điện thoại Smartphone, Tablet, TV hay thậm chí là ô tô có quyền truy cập ưu tiên.

Và bởi vì Android xây dựng trên nền tảng Linux, nên quyền truy cập này giống với quyền truy cập quản trị trên Linux vậy.

Root cho chúng ta quyền tự do chỉnh sửa và thiết lập cách thức điều hành của Android, vượt qua hạn chế mà nhà sản xuất đã đặt ra.

Ví dụ sau khi root máy xong thì bạn có thể ép xung chip, xóa ứng dụng nhà mạng như Samsung Store hay Playstation, vân vân và mây mây….

Sâu hơn nữa, nếu bạn biết Unlock Bootloader thì bạn hoàn toàn có thể thay thế bản Rom hiện tại bằng một bản rom khác cao hơn hoặc thấp hơn, hoặc thậm chí bạn có thể cài được cả Windows lên hệ điều hành Android của mình nữa.

#2. Root Android như thế nào?

Root Android tức là khai thác một lỗ hổng bảo mật, hay Backdoor của một hệ điều hành nào đó, để lấy quyền truy cập cao nhất [ quyền root].

Mỗi phiên bản Android, với mỗi nhà sản xuất khác nhau, sẽ có các lỗ hổng khác nhau, nên cách Root cũng khác nhau luôn.

Nhưng có một ứng dụng tên Kingroot có thể cho phép các bạn Root Oneclick do được cung cấp cách truy cập lỗ hổng của rất nhiều dòng máy để thực hiện Root. Các bạn có thể tải ở link này //kingroot.net/wap

Vì đây bản chất là một ứng dụng có thể khai thác lỗ hổng của Android nên trang web trên bị Google chặn khi truy cập. Các bạn cứ yên tâm mà bỏ qua để tải nhé !

Có một số máy mà Kingroot không thể root được thì các máy đó phải root thủ công. Cách root các bạn có thể tìm trên mạng nhé, bài viết này mình sẽ không đào sâu hướng dẫn root cho một máy nào cả.

Không phải máy nào cũng root được, và không phải cứ dễ bị Root là máy bảo mật kém. Bản Rom nào cũng có lỗ hổng thôi, nhưng không phải lỗ hổng nào cũng có thể khai thác được. Chính vì thế các bạn không nên quá lo lắng khi máy bạn thuộc diện dễ bị root nha ^^.

#3. Lợi và hại khi Root máy Android

Như đã nói ở trên, root có rất nhiều lợi ích. Và nếu biết khai thác, bạn sẽ có một chiếc máy như ý: Chạy mượt, mát, Rom dễ dùng, quản lí Ram tốt, không có App rác của nhà mạng,…..

Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó !

Root khai thác lỗ hổng bảo mật, giống như bạn phạm tội vậy. Sau khi root, máy bạn rất dễ bị xâm nhập và bị lợi dụng do App độc từ bên thứ 3 [nếu bạn không biết cách chắt lọc các App để cài].

Bạn sẽ sống ngoài vòng pháp luật của nhà sản xuất đó, tức là tự làm, tự chịu. Và một khi đã root, bạn sẽ mất hiệu lực bảo hành của hãng. Mình nói vậy nhưng bạn cũng không cần quá lo lắng đâu, cài lại Rom là hết thôi 😛

#4. Lời kết

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho các bạn về khái niệm về Root điện thoại Android là gì rồi đấy.

Về phía cá nhân mình, mình thấy không phải ai cũng nên Root máy. Vì nó quá rủi ro, và cần phải có một lượng kiến thức đủ lớn để có thể khai thác tốt chiếc máy của mình.

Và cấu hình hay phần mềm smartphone hiện tại có lẽ cũng đã đáp ứng được người dùng. Vì vậy, chỉ root khi bạn dám chấp nhận rủi ro thôi nhé. Hi vọng bài viết có ích với các bạn !

CTV: Nam Hoàng – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Những bạn hay lang thang trên những website hay forum về smartphone. Thì chắc hẳn các bạn đã từng thấy những chủ đề liên quan đến Root. Đặc biệt là Android rồi đúng không nào?

Nếu bạn đang thắc mắc không biết Root là gì? Có nên Root điện thoại Android của mình hay không? Và Root như thế nào? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ITQNU để tìm được đáp án chính xác và chi tiết nhất cho những thắc mắc này nhé!

Root là gì?

Hiểu đơn giản thì Root là một chiếc chìa khóa vạn năng. Giúp người dùng có thể sử dụng mọi thứ mà nhà sản xuất Android đã khóa lại hay hạn chế không muốn người dùng can thiệp vào.

Root là gì?

Với Root bạn sẽ thực sự làm chủ thiết bị điện thoại của mình. Và bạn cũng hoàn toàn có thể xóa bất cứ một ứng dụng nào của nhà sản xuất một cách dễ dàng.

Những lợi ích và bất lợi của việc Root là gì?

Việc Root điện thoại luôn có 2 mặt đó là lợi và hại. Vậy những mặt lợi ích của việc ROOT là gì cũng như mặt hại của nó ra sao. Thì các bạn hãy xem ngay ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này dưới đây.

1. Lợi ích

  • Giúp điều chỉnh xung nhịp và điện thế nhằm tăng tốc độ xử lý và tiết kiệm pin cho thiết bị. Đồng thời cũng giúp bổ sung các tính năng mặc định trong máy mà không được hỗ trợ.
  • Sau khi tiến hành Root máy, người dùng có thể gỡ bỏ những ứng dụng mà nhà sản xuất cài đặt mặc định trên smartphone mà bạn chẳng bao giờ dùng đến. Việc này sẽ giúp giải phóng bộ nhớ và cải thiện tốc độ cho máy hơn.
  • Sau khi Root máy, người dùng cũng có thể cài đặt một bản Rom khác lên máy để thay thế bản Rom được cài đặt sẵn của nhà sản xuất khi mua máy. Các bản Rom mà bạn có thể tìm kiếm trên các diễn đàn như XDA hay AndroidSpin.

2. Bất lợi

Bất lợi đầu tiên của việc Root máy phải kể đến đó chính là bạn sẽ bị từ chối quyền bảo hành miễn phí từ nhà cung cấp thiết bị. Đây là điều tất nhiên rồi bạn nhé! Bên cạnh đó là các bất lợi khác như:

  • Sau khi Root máy, điện thoại của bạn sẽ không thể tự động cập nhật OTA của hãng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tải bản cập nhật và cài đặt thủ công trên trang web của hãng
  • Root dễ gây ra lỗi nếu như bạn lỡ tay xóa dữ liệu, ứng dụng hay phần mềm nào đó của hệ thống
  • Nếu quá trình Root máy của bạn gặp trục trặc có thể sẽ biến máy của bạn thành đồ chặn giấy. Nhưng tình trạng này rất ít khi xảy ra
  • Sau khi Root máy thì hệ điều hành của máy có thể không ổn định và thường xuyên báo lỗi.

Có nên Root máy hay không?

Việc thực hiện Root máy hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng máy của bạn. Nếu bạn là một người sử dụng đơn thuần thì những gì mà nhà sản xuất cung cấp đã đáp ứng các nhu cầu của bạn, khi đó, việc Root máy là không cần thiết.

Còn nếu bạn là người thích khám phá, bạn muốn làm chủ thiết bị của mình thì Root máy là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn cần biết là việc Root máy không được các nhà sản xuất điện thoại khuyến khích. Bạn chỉ nên thực hiện Root máy nếu bạn thật sự cần và am hiểu rõ về nó thôi nhé!

Cách Root điện thoại hệ điều hành Android?

Nếu như bạn đã quyết định sẽ Root điện thoại của mình thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn Root điện thoại hệ điều hành Android dưới đây nhé!

1. Root điện thoại Android bằng phần mềm Mobogenies

Trước khi tiến hành Root điện thoại của mình thì bạn cần chuẩn bị như sau:

  • Tải Drivers điện thoại của bạn về và cài đặt ra máy tính
  • Tải phần mềm Root điện thoại Android Mobogenies
  • Giải nén và cài đặt ra máy tính sau đó khởi động chương trình

Sau khi đã chuẩn bị xong thì bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn tiến hành kết nối điện thoại với máy tính sau khi đã bật phần mềm Mobogenies. Và chờ đến khi phần mềm nhận diện được thiết bị
  • Bước 2: Trên thanh công cụ của Tool bạn chọn Bộ công cụ
  • Bước 3: Nhìn xuống phía dưới có mục Root ngay
  • Bước 4: Sau khi chọn vào Root ngay, sẽ hiện ra một bảng thông báo -> Bạn chỉ cần Đồng ý với điều khoản -> Sau đó chọn Root now
  • Bước 5: Bạn đợi khoảng 5 phút quá trình Root sẽ hoàn thành và hiện ra bảng thông báo Rooted

Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Root điện thoại bằng phần mềm KingRoot nhé! Bạn có thể lựa chọn sử dụng phần mềm nào cũng được nhé!

2. Root điện thoại Android bằng phần mềm KingRoot

Ngoài cách Root Android trên máy tính thì mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách Root máy Android trực tiếp trên điện thoại với phần mềm KingRoot. Các bạn nên chọn cách Root điện thoại Android bằng KingRoot dành cho phiên bản điện thoại. Bởi vì nó sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn nếu bạn không có máy tính.

Bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho phép thiết bị cài đặt từ nguồn khác [ Settings -> Security -> Unknown Sources ]
  • Bước 2: Tải KingRoot.apk và cài đặt
  • Bước 3: Chọn Start Root từ giao diện chính của ứng dụng
  • Bước 4: Chờ vài giây cho đến khi có kết quả
  • Bước 5: Thử lại 1 vài lần nếu quá trình Root bị thất bại

Như vậy, bài viết trên đây vừa chia sẻ với bạn đọc những thông tin chi tiết nhất giúp các bạn trả lời câu hỏi Root là gì? Hy vọng rằng những nội dung này sẽ giúp các bạn hiểu biết thêm về Root cũng như tính năng hay chức năng của nó nhé! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề