Run-on là gì

Bài viết làm rõ cách nhận biết và cách sửa lỗi Run-ons, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể để người học dễ dàng áp dụng khi viết Tiếng Anh.

Published onNgày 30 tháng 8, 2022

Trong Tiếng Anh, một câu hoàn chỉnh còn được gọi là một mệnh đề độc lập [bao gồm chủ ngữ, động từ và thể hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh]. Trong nhiều trường hợp, hai mệnh đề độc lập có thể được nối với nhau để tạo thành một câu lớn hơn, tuy nhiên, nhiều người học vẫn chưa biết ghép chúng lại với nhau một cách chính xác. Lỗi này được gọi là Run-ons. Đây là một lỗi lớn và dễ nhận biết trong Tiếng Anh, nó thường xảy ra khi người viết muốn gửi gắm nhiều dụng ý chỉ qua một câu văn. Vì các lớp ý nghĩa trong câu không được chia nhỏ nên những gì mà người viết muốn truyền tải sẽ càng thêm phức tạp và khó hiểu đối với người đọc. Bài viết tập trung làm rõ cách nhận biết và cách sửa lỗi Run-ons, đồng thời đưa ra những ví dụ cụ thể để người học dễ dàng áp dụng khi viết Tiếng Anh.

Tìm lỗi Run-ons

Run-ons được chia làm hai loại chính: fused sentences và comma splices.

Fused sentences là lỗi trong đó hai mệnh đề độc lập được nối lại với nhau thành một câu mà không hề có sự ngắt câu/ dấu câu nào được sử dụng ở giữa.

Ví dụ: 

Hai mệnh đề độc lập “My father gets up at 6 o’clock every morning” [Bố tôi luôn dậy vào lúc 6 giờ sáng] và “He goes swimming” [Ông ấy đi bơi] được nối lại với nhau mà không có ngắt nghỉ.

Comma splices là lỗi trong đó hai mệnh đề độc lập được nối lại với nhau thành một câu mà ở giữa chỉ có dấu phẩy.

Ví dụ: Exercise is important, it has many benefits.

Hai mệnh đề độc lập “Exercise is important” [Tập thể dục rất quan trọng] và “It has many benefits” [Nó mang lại nhiều lợi ích] được nối lại với nhau chỉ bằng dấu phẩy.

Cách sửa lỗi Run-ons

Thêm dấu chấm

Người viết có thể sửa lỗi Run-ons bằng cách thêm dấu chấm để ngắt hai mệnh đề độc lập thành hai câu hoàn toàn riêng biệt. Sau khi đã thêm dấu chấm, người viết cần tra soát lại để đảm bảo mỗi câu mới có đầy đủ chủ ngữ, động từ và truyền tải một ý nghĩa hoàn chỉnh: Cấu trúc: 

Ví dụ:

Fused sentence

Comma splice

Sai

Jim is the fastest runner in the class he wins all of the races.

Jim is the fastest runner in the class, he wins all of the races.

Sửa thành

Jim is the fastest runner in the class. He wins all of the races. [Jim là người chạy nhanh nhất lớp. Anh ấy thắng tất cả các cuộc thi chạy.]

Thêm dấu chấm phẩy

Cách thứ hai để sửa lỗi Run-ons là thêm dấu chấm phẩy vào giữa hai mệnh đề độc lập. Tuy nhiên, người viết cần lưu ý rằng dấu chấm phẩy chỉ được sử dụng khi hai mệnh đề này thể hiện những ý nghĩa liên quan tới nhau. Bên cạnh đó, những từ sau dấu chấm phẩy không cần phải viết hoa [trừ danh từ riêng như tên người hay tên địa danh]. Cấu trúc: Chủ ngữ + Động từ ; Chủ ngữ + Động từ.

Ví dụ:

Fused sentence

Comma splice

Sai

I saw the man he was running home.

I saw the man, he was running home.

Sửa thành

I saw the man; he was running home. [Tôi đã nhìn thấy người đàn ông đó, anh ấy đang chạy về nhà.]

Thêm dấu chấm phẩy và trạng từ liên kết

Cách sửa lỗi này chỉ khác với cách trên ở chỗ: dấu chấm phẩy sẽ được theo sau bởi trạng từ liên kết và dấu phẩy. Cấu trúc: Chủ ngữ + Động từ ; Trạng từ liên kết , Chủ ngữ + Động từ.

Một số trạng từ liên kết thông dụng là:

consequently

[do đó]

moreover

[hơn nữa]

finally

[cuối cùng]

nevertheless

[tuy nhiên]

furthermore

[hơn nữa]

otherwise

[nếu không thì]

however

[tuy nhiên]

similarly

[tương tự]

indeed

[thật vậy]

still

[vẫn]

instead

[thay vào đó]

then

[sau đó]

likewise

[tương tự]

therefore

[do đó]

meanwhile

[trong khi đó]

Ví dụ:

Fused sentence

Comma splice

Sai

I came to see him he was not there.

I came to see him, he was not there.

Sửa thành

I came to see him; however, he was not there. [Tôi đã đến để gặp anh ấy, nhưng anh ấy lại không có ở đó.]

Thêm dấu phẩy và liên từ kết hợp

Liên từ kết hợp là những từ dùng để kết nối hai [hoặc nhiều hơn] bộ phận tương đương với nhau, ví dụ như kết nối hai từ, hai cụm từ hay có thể là hai mệnh đề trong câu. Tiếng Anh có bảy liên từ kết hợp là for, and, nor, but, or, yet, so [FANBOYS].

Với câu fused sentence, người viết cần thêm dấu phẩy và một liên từ kết hợp. Với câu comma splice, vì nó đã có dấu phẩy, người viết chỉ cần thêm vào một liên từ phù hợp. Cấu trúc: Chủ ngữ + Động từ , Liên từ kết hợp + Chủ ngữ + Động từ.

Ví dụ:

Fused sentence

Comma splice

Sai

Our parents did not like the loud music we could not stop dancing.

Our parents did not like the loud music, we could not stop dancing.

Sửa thành

Our parents did not like the loud music, but we could not stop dancing. [Bố mẹ tôi không thích nhạc quá ồn, nhưng chúng tôi vẫn không thể ngừng nhảy múa.]

Một lưu ý mà người học cần phải nhớ: liên từ kết hợp được dùng để nối hai mệnh đề độc lập với nhau, không được dùng để nối một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc.

  • Sai: Although we warned her to wear a seatbelt, but she never did. 

  • Đúng: We warned her to wear a seatbelt, but she never did. 

Sửa một phần của câu thành mệnh đề phụ thuộc

Cách cuối cùng mà người viết có thể sử dụng để sửa lỗi Run-ons là biến một mệnh đề độc lập trong một câu dài thành mệnh đề phụ thuộc [thêm vào từ phụ thuộc: liên từ phụ thuộc/ đại từ tương đối]. Liên từ phụ thuộc được sử dụng để bắt đầu mệnh đề phụ thuộc, giúp gắn kết mệnh đề này vào với mệnh đề chính trong câu. Đại từ tương đối được sử dụng để bắt đầu một mệnh đề tương đối [mệnh đề tính ngữ – bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc đại từ trước nó].

Một số liên từ phụ thuộc thông dụng trong Tiếng Anh là:

after

[sau khi]

now that

[bây giờ thì]

although

[mặc dù]

once

[một khi]

as

[vì]

since

[từ khi/ vì]

because

[vì]

so that

[vậy nên]

before

[trước khi]

though

[mặc dù]

even

[ngay cả]

unless

[trừ khi]

even if

[thậm chí nếu]

until

[cho đến khi]

even though

[mặc dù]

whether

[liệu rằng]

if

[nếu]

while

[trong khi]

Các đại từ tương đối trong Tiếng Anh là:

which

[thay thế cho vật]

who

[thay thế cho người làm chủ ngữ, tân ngữ]

whom

[thay thế cho người làm tân ngữ]

whose

[thay thế cho tính từ sở hữu]

that

[thay thế cho người và vật]

Cấu trúc 1: Mệnh đề độc lập [Chủ ngữ + Động từ ] + Mệnh đề phụ thuộc [Từ phụ thuộc + Chủ ngữ + Động từ]

Ví dụ 1:

Fused sentence

Comma splice

Sai

John was calling someone on the phone I met him.

John was calling someone on the phone, I met him.

Sửa thành

John was calling someone on the phone when I met him. [John đang gọi điện cho một ai đó khi tôi gặp anh ấy.]

Cấu trúc 2: Mệnh đề phụ thuộc [Từ phụ thuộc + Chủ ngữ + Động từ], Mệnh đề độc lập [Chủ ngữ + Động từ]

Ví dụ 2:

Tổng kết

Run-ons là một trong những lỗi phổ biến mà người học Tiếng Anh mắc phải. Khi viết một câu dài và phức tạp, người học cần rà soát cẩn thận để tránh mắc phải lỗi này. Cụ thể, người học có thể kiểm tra dựa trên những tiêu chí như sau: câu có bao gồm hai mệnh đề hoàn chỉnh hay không, hai mệnh đề có được nối bằng dấu câu hoặc những từ ngữ phù hợp hay không. Nếu thấy mình mắc phải lỗi Run-ons, người học có thể chỉnh sửa bằng một trong những cách sau: thêm dấu chấm, thêm dấu chấm phẩy/ dấu chấm phẩy và trạng từ liên kết, thêm dấu phẩy và liên từ kết hợp, sửa một phần của câu thành mệnh đề phụ thuộc. Hy vọng qua bài viết này, người học sẽ biết cách sửa lỗi Run-ons và đạt điểm cao trong bài thi của mình.

Đọc thêm: Phân biệt giữa nội động từ và ngoại động từ

Trần Ngọc Diệp

Chủ Đề