Sách cho trẻ em đánh giá thực trạng năm 2024

Theo đó, kế hoạch khảo sát tỷ lệ đọc sách của Thành phố được thực hiện theo hai nhóm đối tượng, là người dân từ 18 tuổi trở lên, đa dạng giới tính, ngành nghề và học sinh đang học tập tại các trường trên địa bàn thành phố.

TTXVN - Ngày 31/10, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với UBND huyện Nhà Bè tổ chức lễ bàn giao sách cho cơ sở trên toàn địa bàn Thành phố và công bố kế hoạch khảo sát tỷ lệ đọc sách của người dân, học sinh tại Thành phố năm 2022 - 2023.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện khảo sát tỷ lệ đọc sách, triển khai thu thập thông tin về thói quen và sở thích, đánh giá các yếu tố tác động đến việc đọc sách.

Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, năm 2022, tỷ lệ bản sách trong cả nước đã đạt 6 bản sách/người/năm. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, con số này còn rất hạn chế. Thành phố là nơi tập trung nhiều đơn vị xuất bản, phát hành, cùng hệ thống thư viện phủ khắp các địa phương và trường học, mật độ dân số trung bình của thành phố cao nhất nước, số học sinh ở các cấp học đông. Để có những tiêu chí đánh giá văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc trên địa bàn, Thành phố cần thiết thực hiện đo lường tỷ lệ đọc sách, đánh giá thực trạng, thói quen đọc sách của người dân, học sinh.

Theo đó, kế hoạch khảo sát tỷ lệ đọc sách của Thành phố được thực hiện theo hai nhóm đối tượng, là người dân từ 18 tuổi trở lên, đa dạng giới tính, ngành nghề và học sinh đang học tập tại các trường trên địa bàn thành phố. Hoạt động khảo sát thực hiện trong hai giai đoạn Quý IV/2023 và năm 2024, tập trung nội dung về mức độ đọc, thời gian đọc, số lượng, thể loại sách, phương thức đọc.

Kết quả khảo sát là cơ sở để Thành phố đánh giá thực trạng, thói quen đọc sách, đề xuất giải pháp hiệu quả nâng cao tỷ lệ đọc sách, triển khai các chính sách phát triển văn hóa đọc trên địa bàn; củng cố, cải thiện chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc, môi trường đọc; đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân của hoạt động xuất bản tại Thành phố.

Thực hiện Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã trao 12.798 quyển sách, trong đó, có 72 tựa với 3.098 quyển sách lý luận, chính trị, giáo dục truyền thống và sách phục vụ công tác quản lý nhà nước cho các địa phương; trao tặng 10 tủ sách "Danh mục sách khuyến nghị hỗ trợ dạy và học cấp Tiểu học" cho thư viện Trường Tiểu học ở 5 huyện ngoại thành. Triển khai từ năm 2009, Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn tại Thành phố góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cơ quan về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đọc, xây dựng phong trào đọc sách trong toàn xã hội.

Đề cập vai trò quan trọng của sách, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức nhấn mạnh, phát triển văn hóa đọc luôn là nhiệm vụ rất quan trọng. Để hình thành thói quen đọc trong người dân, ngành xuất bản Thành phố cần nghiên cứu, đổi mới phương thức truyền bá các sản phẩm văn hóa đọc, hình thức tiếp cận bạn đọc, trong đó, cần chủ động giới thiệu sản phẩm, cuốn sách hay, có định hướng tốt tới người đọc, đặc biệt là bạn trẻ. Ngành cần xây dựng, tạo môi trường thuận lợi để người đọc có thể đọc sách mọi nơi, mọi lúc. Đặc biệt đưa sản phẩm đến công chúng một cách chủ động chứ không chờ bạn đọc tìm tới./.

Học sinh Trường tiểu học Lưu Hữu Phước (Q.8, TP.HCM) trong Ngày hội đọc sách tổ chức tại trường - Ảnh: KIM NHUNG

Nhân Ngày sách Việt Nam 21-4, Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM và Hội Xuất bản Việt Nam dự kiến tổ chức tọa đàm "Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?".

Ông Từ Lương - phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM - cho rằng từ thực tế văn hóa đọc của người Việt Nam chưa cao, nguyên nhân do chúng ta chưa có thói quen đọc được tạo dựng từ khi còn nhỏ.

Việc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM cùng Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức tọa đàm nhằm chỉ ra thực trạng này và tìm kiếm các giải pháp khuyến khích hình thành thói quen đọc sách hữu ích cho trẻ em, học sinh ngay trong môi trường giáo dục và gia đình.

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, có tới 26% người VN không bao giờ đọc sách, 44% thi thoảng đọc. Đó là những con số rất đáng suy nghĩ"

Ông Từ Lương - phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM

* Tại sao tọa đàm chỉ bàn đến việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ, thưa ông?

- Chúng tôi chỉ chọn chủ đề này để đi vào mấu chốt của vấn đề phát triển văn hóa đọc hiện nay. Nếu chúng ta không tìm cách để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ từ tấm bé thì sau này khó mà tạo lập thói quen này.

Nói như nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong bài tham luận gửi về cho ban tổ chức tọa đàm thì: "Dúi cuốn sách vào tay một đứa trẻ mười bốn, mười lăm tuổi trước nay suốt ngày chỉ quen cắm mắt vào game trên máy tính, ép em đọc, vì những lý do cao cả "khám phá kho báu tri thức" hay "nâng cao văn hóa đọc" như người lớn vẫn hay nói là một việc quá muộn màng, vì vậy quá nhọc nhằn, giống như ép một người chuyển máy bay khi máy bay đang ở trên không".

* Theo quan điểm của cá nhân ông, để tạo thói quen đọc sách cho trẻ thì gia đình, nhà trường và xã hội cần phải làm gì?

- Trong gia đình cần xây dựng môi trường sẵn sàng cho việc đọc của trẻ. Đó là trong mỗi gia đình nên có không gian đọc thân thiện để trẻ dễ tiếp cận như sách cần đặt ở trong phòng khách, phòng học hay phòng ngủ - hay bất cứ nơi nào mà trẻ thường lui tới, với nguồn sách được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý.

Cha mẹ, người lớn trong gia đình cũng luôn phải là người bạn cùng đọc với trẻ, cùng con đọc sách vào một giờ nhất định trong ngày hoặc trong tuần; chuyện trò với con trẻ về cuốn sách mình đang đọc, gợi ý cho con về những cuốn sách hay sẽ góp phần kích thích sự tò mò và niềm yêu thích đọc của trẻ.

Người lớn cũng có thể cùng con trẻ đi đến thư viện, các hiệu sách, đường sách, nơi con có thể được "tắm mình" trong môi trường sách, được hấp dẫn bởi những đầu sách mới hoặc những hoạt động giao lưu, sinh hoạt sôi nổi của những người yêu thích, say mê sách.

Trường học cần phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện để thư viện đạt chuẩn, trở thành thư viện thân thiện...

Thư viện trường ngoài việc cung cấp tài liệu nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo viên, học sinh trong giảng dạy và học tập nên thường xuyên có nhiều hoạt động lôi cuốn học sinh như: thi kể chuyện, thuyết trình, trưng bày, triển lãm sách, giới thiệu sách, tổ chức ngày hội đọc sách, giao lưu tác giả... để qua đó thư viện lôi cuốn học sinh đến với sách, góp phần hình thành thói quen đọc sách cho trẻ.

Chúng tôi thấy một số trường - tất nhiên không nhiều - từ mẫu giáo, tiểu học đến THCS, THPT đã sắp xếp các giờ (tiết) đọc sách cố định trong giờ học, trong tuần, trong tháng, đọc sách đầu giờ sáng mỗi ngày... có tính thường xuyên, tạo ra hoạt động đọc sách của học sinh. Bước đầu những hoạt động này đã đi vào nề nếp và có hiệu ứng rất tích cực.

* Những kỳ vọng và mục tiêu đặt ra của tọa đàm là gì?

- Chúng tôi muốn qua cuộc tọa đàm này tạo ra sự nhận thức đúng của toàn xã hội từ các bậc phụ huynh, các cơ quan - đơn vị ngành văn hóa, giáo dục... về tầm quan trọng của sự phát triển văn hóa đọc. Từ đó có những chuyển biến thật sự từ những nỗ lực cụ thể, những giải pháp thiết thực, cùng nhau giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách, giúp sự phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng trong tương lai.

* Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM sẽ có những giải pháp gì để những ý tưởng đề xuất từ tọa đàm đi vào thực tiễn?

- Chúng tôi sẽ tập hợp và kiến nghị với lãnh đạo UBND thành phố, Bộ GD-ĐT cũng như các cơ quan chức năng có những biện pháp tháo gỡ, khắc phục những tồn tại khó khăn hiện nay của ngành thư viện trường học.

Chúng tôi cũng sẽ kiến nghị những cơ chế chính sách phù hợp để văn hóa đọc trong nhà trường phát triển với những biện pháp cụ thể như hình thành tiết đọc sách trong khung giờ giảng dạy chính thức của nhà trường.