Sau thai lưu bao lâu thì có thai lại

Thai lưu là tình trạng thai bị ngừng phát triển ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Biến chứng này là nỗi mất mát to lớn đối với mẹ bầu. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí còn tác động xấu đến tâm lý của mẹ.

Thai lưu là tình trạng thai nhi chết trong bụng mẹ trước khi được sinh ra. Thông thường, thai chết lưu sẽ tồn tại trong buồng tử cung 48 giờ, sau đó mới xổ ra ngoài. Thai chết lưu dễ nhầm với sảy thai do đều là tình trạng thai chết trong bụng mẹ. Tuy nhiên, chúng có cách phân biệt dựa vào độ tuổi của thai.

Nếu thai chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ thì gọi là thai chết lưu. Còn thai chết trước tuần thứ 20 của thai kỳ thì gọi là sảy thai. Hầu hết phụ nữ nếu đã từng bị lưu thai một lần thì ở lần mang thai tiếp theo, thai nhi sẽ khỏe mạnh hơn.

Khi mẹ đang mang thai trên 20 tuần, nếu gặp những triệu chứng sau đây thì rất có thai đã chết lưu bên trong bụng mẹ:

  • Tim thai bất thường, không còn nghe thấy tim thai khi siêu âm
  • Tình trạng ốm nghén không còn, không còn thèm ăn như những tuần trước đó
  • Xuất huyết âm đạo
  • Bụng co cứng, cảm giác nặng nề
  • Bầu vú không còn căng cứng, ngực tự động tiết sữa non
  • Sốt cao, chóng mặt
  • Cử động thai bất thường, không còn thấy thai máy
  • Đau lưng dữ dội, bị chuột rút liên tục
  • Vỡ nước ối dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Xem thêm: Thai sản trọn gói

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào kể trên, mẹ cần đi khám ngay để được xử lý kịp thời.

Sau thai lưu bao lâu thì có thai lại

Thai chết lưu là tình trạng thai nhi chết khi còn trong bụng mẹ

Có rất nhiều nguyên nhân có khả năng gây nên tình trạng thai chết lưu trong bụng mẹ. Nguyên nhân có thể đến từ bố mẹ, đến từ chính thai nhi hoặc cũng có thể do yếu tố khác tác động. Hãy cùng điểm mặt những nguyên nhân gây thai chết lưu dưới đây:

Về phía bố mẹ

  • Mẹ bầu mắc hội chứng antiphospholipid
  • Bố hoặc mẹ có bất thường về nhiễm sắc thể
  • Bố hoặc mẹ bị giang mai
  • Mẹ bị nhiễm virus Rubella
  • Bất đồng nhóm máu giữa thai nhi và mẹ do yếu tố RH – và RH +, hoặc bất đồng nhóm máu giữa bố mẹ
  • Mẹ bị tiền sản giật
  • Tử cung của mẹ dị thường bẩm sinh
  • Mẹ bị cao huyết áp, đái tháo đường
  • Tiền sử gia đình có người bị các bệnh lý về đông máu như huyết khối, thuyên tắc phổi, viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, carbon monoxide  carbon monoxide

Về phía thai nhi

Khi gặp phải các vấn đề dưới đây, thai có nguy cơ cao bị chết lưu:

  • Rối loạn nhiễm sắc thể do gen di truyền hoặc trong quá trình thụ tinh, phát triển phôi có sự đột biến
  • Thai dị dạng như vô sọ, não úng thủy, phù rau thai
  • Bánh rau thai xơ hóa khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất từ mẹ dẫn đến thai chết lưu
  • Trường hợp đa thai nhưng thai phát triển không đều có thể khiến 1 thai hoặc tất cả thai bị chết lưu.
  • Suy dinh dưỡng bào thai: Trong thai kỳ, nếu thai chậm phát triển quá mức cũng dễ bị chết lưu

Về phía phần phụ của bào thai

  • Lượng nước ối bất thường , quá ít hoặc quá nhiều cũng khiến thai bị chết lưu
  • Nhau thai bị xơ hóa, bị bong khiến thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng dẫn đến chết lưu
  • Dây rốn bị chèn ép, bị xoắn, bị rối và quấn vào cổ thai nhi khiến thai chết lưu

Ngoài những nguyên nhân trên, cũng có không ít thai phụ gặp phải tình trạng thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân.

Sau thai lưu bao lâu thì có thai lại

Thông qua siêu âm có thể phát hiện thai có chết lưu hay không

Mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị thai chết lưu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ là một trong những đối tượng dưới đây thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị thai lưu gồm:

– Mang bầu quá sớm, dưới 15 tuổi hoặc quá muộn, trên 35 tuổi

Mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai

– Phụ nữ thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá trong khi mang thai

– Phụ nữ béo phì

– Phụ nữ đã có sẵn các bệnh nền trước khi mang bầu như bệnh động kinh, cao huyết áp, tiểu đường…

Nếu bạn thấy xuất hiện những bất thường và nghi ngờ thai chết lưu, hãy đến khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Các bác sĩ sẽ siêu âm hoặc sử dụng thiết bị cầm tay Doppler để kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Nếu thai nhi đã chết thật thì sẽ đưa ra giải pháp xử lý tốt nhất. Trường hợp thai chết lưu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ thì bác sĩ có thể để bạn chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc dùng thuốc để tạo chuyển dạ, đẩy thai ra ngoài. Lựa chọn phương pháp nào là do yêu cầu của mẹ bầu.

Nếu sức khỏe của mẹ có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy thai nhi ra càng sớm càng tốt. Thông thường sẽ sử dụng thuốc tạo chuyển dạ, ít trường hợp thai được lấy ra bằng phương pháp mổ lấy thai.

Có rất nhiều mẹ đã từng phải đối mặt với tình trạng thai chết lưu. Đây là cú sốc lớn, khiến họ đau buồn trong một thời gian dài. Và thai chết lưu có ảnh hưởng đến lần sinh sau hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu quan tâm.

Sau thai lưu bao lâu thì có thai lại

Mẹ bầu bị thai chết lưu cần nhiều sự quan tâm của những người thân

Thông thường, thai chết lưu ở lần mang thai trước ít ảnh hưởng đến lần mang thai sau. Nhiều chuyên gia còn cho rằng, nếu lần này thai bị chết lưu thì lần mang thai sau, thai nhi của mẹ lại rất khỏe mạnh nên mẹ không cần lo lắng.

Tuy nhiên, mẹ bầu không được chủ quan. Nếu đã từng bị thai lưu thì mẹ cần đặc biệt lưu ý ở lần mang thai tiếp theo. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, thăm khám kỹ trước khi mang thai tiếp. Và nếu đã mang thai, hãy thăm khám thường xuyên để kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bất thường để đưa ra phương pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Thai lưu là một biến chứng sản khoa nguy hiểm, cướp đi sinh mạng bé nhỏ của thai nhi. Nó ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm lý của mẹ sau này. Vì vậy, phụ nữ nên tìm hiểu các biện pháp phòng tránh thai chết lưu trước khi mang thai để có những hiểu biết giúp mang đến một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển toàn diện, an toàn cho đến khi sinh ra.

Trước khi mang thai

Khi có ý định sẽ mang thai, chị em nên đi khám sức khỏe sinh sản để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề bất thường có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi và sức khỏe của mẹ suốt quá trình mang thai.

Nếu bạn đang mắc sẵn các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp, hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất, không để bệnh gây hại đến thai kỳ.

Tốt nhất, hãy bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất, nhất là bổ sung đủ 400mg axit folic mỗi ngày trước khi mang thai khoảng 3 tháng, hoặc tối thiểu 1 tháng để giảm thiểu nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nếu bạn đang trong tình trạng béo phì, hãy cố gắng giảm cân trước khi mang thai vì béo phì có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Trong thai kỳ

Để hạn chế tối đa nguy cơ thai chết lưu, mẹ bầu cần:

  • Ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển toàn diện
  • Hãy ngừng hút thuốc và uống rượu bia vì chúng là tác nhân nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của cả hai mẹ con
  • Thăm khám thai thường xuyên để phát hiện bất thường sớm cũng như được bác sĩ tư vấn chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh
  • Tự bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố bên ngoài môi trường để hạn chế bị nhiễm trùng
  • Nếu có bất thường hãy đi khám ngay để kịp thời xử lý những tình huống xấu

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị thai lưu cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh, an vui, mẹ bầu hãy áp dụng những biện pháp trên đây. Nó không chỉ bảo vệ mẹ mà còn giúp bảo vệ thai nhi toàn diện.

Bất kể người phụ nữ nào gặp phải tình trạng thai chết lưu cùng đều đau lòng, suy sụp, tâm sinh lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cuộc sống của mẹ bầu bị xáo trộn rất nhiều sau biến chứng sản khoa ấy. Chính vì vậy, người chồng, người thân hay bạn bè nên giúp đỡ, an ủi để họ vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Hãy tâm sự cùng họ, ở bên những lúc họ buồn. Hãy lấp đầy những khoảng thời gian rảnh rỗi bằng các hoạt động thư giãn hay những chuyến dã ngoại để giúp cải thiện tinh thần, giúp người phụ nữ vui vẻ, thoải mái và không nghĩ đến chuyện buồn xảy ra trước đó.

Khi tinh thần được cải thiện người phụ nữ sẽ tiếp tục bước tiếp với cuộc sống phía trước. Tinh thần thoải mái cũng giúp cho lần thụ thai tới dễ thành công hơn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/