Sơ đó quy trình cho vay của ngân hàng

Tất cả các ngân hàng đều có một quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân hết sức chặt chẽ bởi đây là hình thức vay mang lại nhiều rủi ro cũng như tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tín dụng.

Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân

Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại các ngân hàng

Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân được bắt đầu từ khi nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay đến lúc tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng. Chi tiết các bước tiến hành như sau:

Tiếp nhận hồ sơ vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng

Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ giúp hướng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Một bộ hồ sơ gồm có:

– Hồ sơ khách hàng

  • CMND/ hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên
  • Giấy đăng ký kết hôn [nếu đã kết hôn]

– Hồ sơ khoản vay

  • Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn
  • Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn
  • Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lương,…
  • Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân

Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác minh tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho vay vốn hay không và quyết định đó có chính xác hay không đều dựa trên kết quả bước thẩm định này.

Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là một bước trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích tín dụng thường bao gồm: thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của người đi vay trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Ký kết hợp đồng và giải ngân

Ký kết hợp đồng trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân

Bước tiếp theo trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân đó chính là ký kết hợp đồng và giải ngân. Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thường bao gồm:

  • Khách hàng: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân
  • Mục đích sử dụng khoản vay
  • Số lượng tín dụng
  • Lãi suất cho vay
  • Thời hạn tín dụng
  • Các loại đảm bảo
  • Điều kiện thanh toán

Sau khi được giám đốc phê duyệt thì phòng kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng.

Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới

Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân. Việc thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm tiền lãi và một phần khoản vay gốc. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng vay vốn đã ký trước đó.

Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Ngoài ra, khách hàng chưa trả hết nợ của khoản vay thì khi đó quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân vẫn chưa kết thúc. Nếu còn băn khoăn gì khác vui lòng gọi  092.919.6686, các chuyên gia tài chính sẽ tư vấn giúp bạn.

1. Chuẩn bị hồ sơ vay:

Về cơ bản, hồ sơ vay vốn sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

Hồ sơ nhân thân:

  • CMND/Hộ chiếu;
  • Hộ khẩu hoặc KT3;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đăng ký kết hôn hoặc Giấy xác nhận độc thân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… [các giấy tờ này nếu không có sẽ thì Quý khách cần ra UBND phường/xã [nơi đăng ký hộ khẩu thường trú] để xin. 

Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn:

  • Giấy đề nghị vay vốn [theo mẫu sẵn của Ngân hàng];
  • Hợp đồng mua bán nhà;
  • Chứng từ nộp tiền các lần đã thanh toán vốn tự có;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu & hồ sơ pháp lý của nhà đất dự định mua.

Hồ sơ nguồn thu nhập trả nợ:

  • Nếu nguồn thu nhập từ Lương, phụ cấp và các khoản tương đương: Hợp đồng lao động/Sao kê tài khoản nhận lương [Nếu nhận lương chuyển khoản]; hoặc Bảng lương & Xác nhận lương của công ty [nếu nhận lương Tiền mặt].
  • Nếu nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Hợp đồng cho thuê tài sản; Chứng từ nhận tiền thuê 3 kỳ gần nhất; Giấy tờ pháp lý tài sản cho thuê; Ảnh chụp tài sản cho thuê.
  • Nếu nguồn thu nhập từ kinh doanh: Giấy Đăng ký kinh doanh hộ cá thể/ Doanh nghiệp; Giấy tờ thể hiện kết quả kinh doanh: Sổ sách ghi chép bán hàng, Báo cáo tài chính công ty, Tờ khai thuế & Chứng từ nộp thuế….

Hồ sơ khác:

Nếu bạn đang có khoản vay tại các Ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì cần chuẩn bị thêm những hồ sơ như Hợp đồng tín dụng, Sao kê tài khoản thanh toán…

2. Thẩm định hồ sơ vay vốn & Định giá tài sản đảm bảo

  • Sau khi Bạn đã chuẩn bị đầy đủ và cung cấp các hồ sơ cần thiết, phía Ngân hàng sẽ tiến hàng thẩm định hồ sơ vay của bạn.
  • Quy trình thẩm định thông thường bao gồm: kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng của bạn, thẩm định qua trao đổi điện thoại, thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/ kinh doanh và đi thực địa để định giá tài sản đảm bảo [TSĐB].

Xem thêm: Vay mua nhà trả góp cần những điều kiện gì?

  • Trong quá trình thẩm định, việc định giá TSĐB có thể được thực hiện đồng thời hoặc sau khi có quyết định chấp thuận cho vay. Bộ phận định giá có thể chính là Ngân hàng hoặc các công ty định giá độc lập. Giá trị TSĐB được dùng làm một trong những căn cứ để ngân hàng phê duyệt mức cho vay đối với khách hàng. Chi phí định giá có thể do khách hàng hoặc ngân hàng chi trả [tùy theo quy định của mỗi ngân hàng].

3. Quyết định cho vay & Tiến hành các thủ tục giải ngân

Nếu hồ sơ của bạn đủ điều kiện vay vốn, phía Ngân hàng sẽ gửi đến bạn Thông báo cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục liên quan tới việc thế chấp tài sản đảm bảo và giải ngân khoản vay:

Trường hợp đã hoàn thành thủ tục sang tên:

Các bên ký Hợp đồng thế chấp công chứng và Đăng ký giao dịch đảm bảo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền [Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện, hoặc tỉnh/Thành phố] và Ngân hàng giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu [Sổ đỏ, sổ hồng…] trước khi giải ngân cho khách hàng.

Xem thêm: So sánh lãi suất cho vay mua nhà các ngân hàng 2018

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục sang tên:

Bên mua, Bên bán và Ngân hàng ký thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua. Sau khi ký kết Hợp đồng tín dụng, Ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/ tài khoản tạm khóa đứng tên Bên bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên mua bán thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật. Ngân hàng sẽ giải tỏa sổ tiết kiệm/ tài khoản tạm khóa cho Bên bán sau khi Bên vay vốn [Bên mua] ký Hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

4. Giám sát tín dụng & Thanh lý hợp đồng tín dụng

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng… để đảm bảo khả năng thu nợ.

Thanh lý hợp đồng là bước cuối cùng trong quy trình cho vay mua nhà trả góp. Chỉ khi nào khách hàng trả hết nợ và lãi cho ngân hàng thì khi đó quy trình cho vay mới kết thúc.

[Tổng người bình chọn: 0 Điểm trung bình: 0]

Video liên quan

Chủ Đề