Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH

Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Xây Dựng là nội dung mình sẽ gửi đến các bạn sinh viên, học viên đang làm báo cáo tốt nghiệp , khóa luận, luận văn… nội dung bài viết gồm : sơ đồ quản lý của công ty xây dựng và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. bài viết dưới đây được chúng tôi soạn thảo từ những bài bài khóa luận bảo vệ rất thành công của các bạn sinh viên ưu tú của các khóa trước. Nếu có bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài : báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận, luận văn thạc sĩ, cũng như không biết bắt đầu từ đâu, hoặc có thể thiếu thốn nguồn tài liệu để làm bài thì hãy nhắn tin zalo : 0934573149 cho chúng tôi các bạn nhé.

1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty

Là một công ty TNHH, công ty có bộ máy tổ chức như sau:

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH sản xuất thương mại đầu tư Đồng Phát

Đây là : Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Xây Dựng

2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc:

Giám đốc công ty là người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng và quản trị kinh doanh, thực hiện vai trò điều hành công ty các dự án, chính sách về đấu thầu xây dựng, ngoài ra trực tiếp quản lý bộ máy công ty.

Phó giám đốc:

Phó giám đốc, phụ trách thực hiện các nhiệm vụ dưới giám đốc, thực hiện các công việc về chính sách kinh doanh, các dự án xây dựng của công ty.

Phòng kinh doanh:

Phối hợp thực hiện nghiên cứu, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Lập kế hoạch và triển khai mở rộng thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng.

Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh trong các khâu sản xuất, tham gia thị trường và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.

Giám sát quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh. Là phòng trực tiếp làm việc, đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng.

Kết hợp cùng phòng Marketing để đưa ra những chiến lược quảng bá tiếp cận với khách hàng tốt hơn, nâng cao doanh số và nâng tầm thương hiệu. Chủ động triển khai các kế hoạch nhằm gia tăng độ tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, mở rộng khách hàng mới.

Quản lý cẩn thận thông tin, hồ sơ của khách hàng, chịu trách nhiệm chính cho các công việc kinh doanh của công ty.

Phòng TC-KT:

Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty;

Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt và đề xuất biện pháp điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tại các thời điểm;

Tổ chức công tác hạch toán kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê theo Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, các quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty;

Phòng HC-NS:

Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công nhân viên toàn công ty, theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên, công nhân viên trong công ty. Thực hiện quản lý tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và các chế độ bảo hiểm, phụ cấp, trợ cấp đối với người lao động theo quy định của ngành…

Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Xây Dựng

XEM THÊM : Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cơ Khí, Chức Năng Nhiệm Vụ Phòng Ban

Phòng PT dự án: Tiếp nhận toàn bộ tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất và lực lượng lao động của Ban quản lý dự án bảo đảm an toàn xây dựng, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Bùi Thành Bảo đảm an toàn xây dựng; khai thác, quản lý có hiệu quả để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng Quy chế hoạt động và nội quy làm việc, trình Tổng giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn xây dựng xem xét, phê duyệt.

Giám đốc Ban quản lý dự án bảo đảm xây dựng, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Bùi Thành Bảo đảm an toàn xây dựng có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của đơn vị ổn định; chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, thiết bị, cơ sở vật chất và lực lượng lao động của đơn vị cho đến khi chính thức bàn giao sang Ban quản lý dự án hàng hải miền Nam, trực thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.

Phòng kế hoạch đầu tư:

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất của Công ty.

Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tìm hiểu nghiên cứu, cập nhật thông tin về công nghệ, thiết bị mới. Thường xuyên cập nhật nguồn cung cấp và giá cả thị trường.

Tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận và tìm kiếm cơ hội đầu tư, góp vốn cổ phần vào các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.

 Xây dựng phương án đầu tư phát triển và là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ trong lĩnh vực: đầu tư tài chính, bất động sản, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, nhà ở, văn phòng, các khu vui chơi giải trí…để bán hoặc cho thuê.

Phối hợp với các phòng ban của Công ty để triển khai thực hiện các dự án đầu tư do Công ty làm chủ đầu tư đến khi kết thúc đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư đưa công trình vào sử dụng.

Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, dự báo xu hướng phát triển đề ra phương hướng phù hợp giúp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thực hiện quảng bá thương hiệu phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Thường xuyên tiếp xúc và liên hệ với khách hàng ở trong và ngoài nước để tìm hiểu nắm bắt thông tin, nhu cầu của khách hàng trong việc tìm kiếm các hợp đồng mới.

Lập các phương án phát triển thị trường, sản phẩm và dịch vụ mở mang tính chiến lược.

Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Công ty.

Trên cơ sở kế hoạch của các phòng ban, Phòng KT-KH tổng hợp và xây dựng kế hoạch tổng thể của Công ty về xây dựng, đầu tư sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thiết bị, hàng hóa, vật tư và các kế hoạch có liên quan đến hoạt động của Công ty.

Phòng kỹ thuật thi công:

Lập hồ sơ thiết kế dự toán, quản lý, giám sát kỹ thuật các công trình xây dựng mới, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên cơ sở hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải, sản phẩm đóng mới, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên lĩnh vực cơ khí phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải; thẩm định các hồ sơ thiết kế kỹ thuật được giao trong phạm vi được phân cấp

Nghiên cứu biên soạn các văn bản quản lý về kỹ thuật trong lĩnh vực công trình, cơ khí. Nghiên cứu biên soạn các tài liệu nghiệp vụ đào tạo công nhân kỹ thuật ngành xây dựng

Lập thủ tục chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án đầu tư trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm an toàn xây dựng

Theo dõi công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy, bộ và các trang thiết bị theo quy định

Kiểm tra chất lượng các sản phẩm lĩnh vực công trình và lĩnh vực xây dựng

Xử lý các sự cố đột xuất về báo hiệu xây dựng

Trên đây là Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Tại Công Ty Xây Dựng nếu vẫn chưa đủ đáp ứng được cho bài làm của các bạn thì hãy nhắn tin cho luanvantot.com  để được gửi thêm nhiều mẫu nữa nhé. Hoặc nếu không có thời gian hoàn thiện bài làm, thì hãy liên hệ với zalo : 0909232620  để được sử dụng Dịch vụ viết thuê khóa luận với chi phí phù hợp nhé.

Phòng tài chính kế toán được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung : Toàn bộ công việc hạch toán trong công ty từ hạch toán ban đầu, xử lý thông tin, lên tổng hợp - chi tiết, đến lập báo cáo đều tiến hành tập trung tại phòng tài chính kế toán.
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng TCKT : [ đính kèm ]

* Nhiệm vụ của phòng tài chính- kế toán là nhiệm vụ của từng khâu công việc [ phần hành kế toán].

1, Nhiệm vụ của Kế toán trưởng :

  1.1. Nhiệm vụ điều hành :

-  Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước TGĐ công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách.

-  Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý chung, trông coi [kiểm soát] mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Phải nắm được toàn bộ tình hình tài chính của công ty để tham mưu cho giám đốc ra các quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.

-  Tổ chức công tác quản lý và điều hành Phòng TCKT, thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực nghiệp vụ, thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc Phòng TCKT.

-  Tổ chức công tác tài chính kế toán và bộ máy nhân sự theo yêu cầu đổi mới phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển của Công ty trong từng giai đoạn.

-  Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và giám sát toàn bộ công việc của Phòng  để kịp thời  giải quyết các vướng mắc khó khăn, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ của phòng và mỗi thành viên đạt hiệu qủa cao nhất, nhận xét, đánh giá kết qủa thực hiện công việc và năng lực làm việc của từng cán bộ nhân viên để khen thưởng, động viên hoặc kỷ luật kịp thời.

-  Chủ trì các cuộc họp hội ý, định kỳ [ đầu giờ chiều thứ sáu hàng tuần], Họp đột xuất để thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác của phòng, của từng thành viên. Tham gia các cuộc họp giao ban của Công ty, họp chuyên đề có liên quan đến nhiệm vụ của Phòng hoặc cần đến sự phối hợp của phòng TCKT.

-  Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của Phòng TCKT cho Ban Tổng Giám Đốc Công ty; tiếp nhận; phổ biến và triển khai thực hiện kịp thời các chỉ thị của Ban Tổng Giám Đốc công ty.

1.2. Nhiệm vụ chuyên môn:

 Công tác tài chính :

- Là người trực tiếp tổ chức và giám sát quá trình lập ngân quỹ vốn. Vốn của các dự án đầu tư quan trọng được chi cho các kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh và Marketing...

- Là người trực tiếp giám sát, theo dõi các nguồn vốn được tài trợ, quản trị khoản mục tiền mặt của công ty, quan hệ với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, nhằm bảo đảm cho công ty thực hiện được nghĩa vụ của nó đối với các chủ đầu tư hoặc người nắm giữ cổ phiếu của công ty.

- Nghiên cứu, xây dựng hệ thống thu thập thông tin, hệ thống các báo biểu, biểu đồ; xác định phương pháp, chỉ tiêu phân tích… nhằm phân tích đánh giá hoạt động tài chính của Công ty theo định kỳ.

- Đánh giá hiệu qủa quản lý sử dụng vốn của công ty và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu qủa quản lý và sử dụng vốn.

- Phân tích một cách chi tiết từng khoản mục chi phí của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp tiết giảm chi phí hiệu qủa.

- Kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã xây dựng.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc phân công.

    Công tác kế toán :

- Tổ chức kế toán, thống kê phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty theo yêu cầu của từng giai đoạn, phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển chung của Công ty.

- Tổ chức cải tiến và hoàn thiện chế độ hạch toán kế toán, bộ máy kế toán thống kê theo mẫu biểu thống nhất, bảo đảm việc ghi chép, tính toán số liệu chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ toàn bộ qúa trình hoạt động kinh doanh trong toàn Công ty.

- Tổ chức chỉ đạo việc kiểm kê, đánh giá chính xác tài sản cố định, công cụ dụng cụ, tiền mặt, thành phẩm, hàng hóa, từ kết qủa kiểm kê, đánh giá tình hình sử dụng và quản lý vốn cũng như phát hiện kịp thời các trường hợp làm sai nguyên tắc quản lý tài chính kế toán hoặc làm mất mát, gây hư hỏng, thiệt hại, đề ra các biện pháp xử lý và quản lý phù hợp.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hợp đồng kinh tế của Công ty nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi của Công ty.

- Tổ chức đánh giá, phân tích tình hình hoạt động tài chính, kinh doanh của toàn công ty. Thông qua số liệu TCKT nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh do các qui định tài chính không phù hợp để đẩy  mạnh phát triển kinh doanh.

- Tổ chức lập kế hoạch, kiểm tra báo cáo, đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí công ty, các đơn vị phụ thuộc công ty hàng tháng, qúi, năm. Tổ chức công tác phân tích việc thực hiện chi phí, đề ra các biện pháp tiết kiệm hợp lý trên cơ sở kết qủa phân tích và đánh giá.

1.3. Nhiệm vụ khác :

- Tham gia kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành các qui định, thể lệ, chính sách liên quan đến công tác tài chính kế toán do công ty qui định, nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vụ việc làm sai.

- Không ngừng nâng cao kiến thức kỹ năng nghiệp vụ quản lý TCKT, nghiên cứu sâu sát hoạt động của các bộ phận để cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán  toàn công ty, đáp ứng kịp thời đổi mới và phát triển của Công ty.

- Thực hiện các công tác, nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc  trực tiếp phân công

 2, Nhiệm vụ của Kế toán tổng hợp :

·        Tập hợp các số liệu từ kế toán chi tiết tiến hành hạch toán tổng hợp, lập các báo biểu kế toán, thống kê, tổng hợp theo qui định của nhà nước và Công ty.

·        Kiểm tra, tổng hợp báo cáo của các chi nhánh, đơn vị thành viên, bảo đảm tính chính xác, kịp thời phục vụ cho công tác phân tích tình hình hoạt động kinh doanh toàn Công ty.

·        Kiểm tra, kiểm soát, giám sát, tự kiểm tra nội bộ, hậu kiểm tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh, kiểm tra việc chấp hành các qui định ghi chép sổ sách, chứng từ quản lý tiền hàng.

·        Kiểm tra nội dung, số liệu, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày của các kế toán phần hành thực hiện trên máy, để phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời các sai sót [ nếu có] về nghiệp vụ hạch toán, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời.

·        Lập, in các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết các tài khoản, bảng cân đối tài khoản, báo cáo cân đối tiền hàng theo đúng qui định.

·        Phối hợp kiểm tra các khoản chi phí sử dụng theo kế hoạch được duyệt, tổng hợp phân tích chỉ tiêu sử dụng chi phí, doanh thu của công ty bảo đảm tính hiệu qủa trong việc sử dụng vốn.

·        Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phần hành kế toán của công ty và các chi nhánh trong công tác xử lý số liệu, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thực hiện tốt phần hành kế toán được phân công. Kiểm tra, hiệu chỉnh nghiệp vụ cho các kế toán viên nắm rõ cách thức hạch toán đối với các phát sinh mới về nghiệp vụ hạch toán kế toán.

·        Cung cấp các số liệu kế toán, thống kê cho Kế toán trưởng và Ban Giám Đốc khi được yêu cầu.

·        Không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đặc biệt là lĩnh vực kế toán quản trị để nhằm đáp ứng tốt công tác quản lý tài chính kế toán và đạt hiệu qủa cao nhất.

·        Thay mặt kế toán trưởng khi kế toán trưởng vắng mặt giải quyết, điều hành hoạt động của Phòng TCKT sau đó báo cáo lại Kế toán trưởng các công việc đã giải quyết hoặc được ủy quyền giải quyết.

·        Thực hiện công tác lưu trữ số liệu, sổ sách, báo cáo liên quan đến phần hành phụ trách đảm bảo an toàn, bảo mật.

·        Thực hiện các nhiệm vụ khác do Kế toán trưởng phân công.

3, Nhiệm vụ của kế toán thanh toán :

·        Lập chứng từ thu- chi cho các khoản thanh toán của công ty đối với khách hàng và các khoản thanh toán nội bộ. Phản ánh vào các sổ sách liên quan đến phần hành kế toán hàng ngày và đối chiếu với sổ quỹ

·        Kiểm tra tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty hàng ngày và cuối tháng.Theo dõi các khoản tạm ứng.

·        Tiếp nhận các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chúng từ

·        Cập nhật các qui định nội bộ về tiền đang chuyển, tiền gửi ngân hàng.

·        Kiểm tra, tổng hợp quyết toán toàn công ty về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tạm ứng, lương, BHXH, BHYT, chênh lệch tỷ giá.

·         Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.

·        Thực hiện lưu trữ chứng từ, sổ sách, các công văn, qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

4, Nhiệm vụ của kế toán công nợ:

·        Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng. Lập danh sách khoản nợ của các công ty, đơn vị khách hàng để sắp xếp lịch thu, chi trả đúng hạn, đúng hợp đồng, đúng thời hạn, đôn đốc, theo dõi và đòi các khoản nợ chưa thanh toán.

·        Phân tích tình hình công nợ, đánh gía tỷ lệ thục hiện công nợ, tính tuổi nợ.

·        Kiểm tra công nợ phải thu, phải trả của công ty.

·        Thực hiện các nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công.

·        Thực hiện lưu trữ các chứng từ , sổ sách, các công văn qui định có liên quan vào hồ sơ nghiệp vụ.

5, Nhiệm vụ kế toán TSCĐ – Công cụ, dụng cụ

·        Nhận xét sơ bộ về các chứng từ mua sắm TSCĐ, công cụ, dụng cụ.

·        Tiếp nhận, kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kiểm kê định kỳ TSCĐ, công cụ, dụng cụ và các báo cáo các biến động TSCĐ hàng tháng.

·        Tính, trích khấu hao TSCĐ và phân bổ gía trị công cụ, dụng cụ định kỳ hàng tháng.

·        Quản lý về mặt giá trị, theo dõi biến động tăng, giảm, hạch toán khấu hao, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ tại các bộ phận, phòng ban trực thuộc công ty và chi nhánh

6, Nhiệm vụ kế toán vật tư - sản phẩm - hàng hoá - tiêu thụ :

            Kế toán vật tư – hàng hoá :

·        Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty.

·        Định kỳ phải đối chiếu số lượng với thủ kho và lập bảng tổng hợp nhập- xuất – tồn kho sản phẩn, vật tư, hàng hoá vào cuối tháng.

·        Theo dõi tình hình tăng, giảm, tồn kho các loại vật tư.

            Kế toán doanh thu – tiêu thụ :

·        Theo dõi số lượng hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được xác định tiêu thụ.

·        Doanh thu phải đựợc theo dõi chi tiết cho từng loại hình kinh doanh kể cả doanh thu bán hàng nội bộ. Trong từng loại doanh thu phải chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết qủa kinh doanh theo yêu cầu quản lý tài chính và lập báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty.

 7, Nhiệm vụ thủ quỹ :

·        Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, thủ quỹ tiến hành thực thu, thực chi và cập nhật vào sổ quỹ tiền mặt số tiền thu , chi trong ngày.

·        Cuối ngày chuyển sổ quỹ qua kế toán thanh toán để đối chiếu và lập báo cáo tồn quỹ tiền mặt.

CHÚ Ý : Trách nhiệm và quyền hạn :

·        Trách nhiệm và quyền hạn của các chức danh cũng như các khâu [phần hành kế toán] ràng buộc với nhiệm vụ của từng chức danh và từng khâu công việc.

Liên hệ với PPI Việt Nam để được hỗ trợ:

Công ty TNHH Dịch vụ và Tư vấn thuế PPI Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà Đồng Tâm, Ngõ 21 Lê Văn Lương - Thanh Xuân - Hà Nội

Chi nhánh 1: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh 2: Đường Nguyễn Khánh Toàn, Khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định 

Hotline: 0964.787.599 - 0907.847.988 

Email:

Website: www.ppivietnam.vn

Video liên quan

Chủ Đề