Sơ đồ tư duy bài văn bản lớp 10 năm 2024

Ngày nay, sơ đồ tư duy được coi là công cụ ghi chú tối ưu với việc tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Việc sử dụng sơ đồ tư duy một cách thông minh sẽ giúp cho việc học văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu phương pháp đơn giản nhất để học văn hiệu quả theo sơ đồ tư duy.

1. Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy [hay còn gọi là bản đồ tư duy, giản ý đồ, mindmap…] được phát minh bởi Tony Buzan là cách để ghi nhớ chi tiết, tổng hợp, hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức lớn của nhiều trang sách có thể được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ sót bất kỳ một thông tin quan trọng nào.

Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc quan trọng của trí nhớ, từ đó đó tăng khả năng tiếp thu và nhớ bài của bạn, đặc biệt là trong việc học văn hiệu quả với các yếu tố:

– Sự hình dung: Sơ đồ tư duy có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ. Đối với não bộ, Sơ đồ tư duy giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh, màu sắc phong phú hơn là một bài học văn khó khăn, nhàm chán.

– Sự liên tưởng: Sơ đồ tư duy hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng.

– Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ tẻ nhạt đơn điệu, Sơ đồ tư duy cho phép bạn làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng, tạo ra một bức tranh mang lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì bạn được học.

– Sử dụng cả 2 bán cầu não cùng 1 lúc: Đây là công cụ học tập tận dụng được sức mạnh của cả bộ não, giúp giải phóng năng lực tiềm ẩn, giúp việc học tập trở nên thông minh và hiệu quả.

Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh chuyển lượng thông tin lớn từ các bài học thành những hình ảnh và từ khóa có tính logic, từ đó giúp các bạn tổ chức các ý tưởng và hiểu các khái niệm tốt hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu từng bước để tạo nên một sơ đồ tư duy hiệu quả trong việc học văn.

Bước 1: Xác định chủ đề trung tâm

Đây sẽ là nội dung ôn tập chính mà học sinh cần xác định để triển khai tiếp những bước tiếp theo. Chủ đề trung tâm sẽ đặt ở vị trí trung tâm của một tờ giấy [thông thường ta sẽ vẽ trên khổ giấy đặt ngang]. Ví dụ sau bài học về truyện ngụ ngôn, để tổng kết kiến thức, ta sẽ lựa chọn truyện ngụ ngôn là chủ đề trung tâm của sơ đồ.

Bước 2: Vẽ nhanh các nhánh với các tiêu đề phụ

Bước tiếp theo là vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm. Chúng ta nên dùng màu vẽ có ý đồ, các nhánh phân bổ đều và tránh xiêu vẹo.

Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ, vẽ thêm các ý chính là các từ khóa và các chi tiết hỗ trợ

Từ khóa là yếu tố quan trọng, đặc biệt để ghi nhớ và học văn hiệu quả. Các bạn hãy tận dụng phương pháp đọc thông minh để thu thập thông tin bằng cách đánh dấu các từ khóa, sau đó thêm vào các ý chính và các chi tiết hỗ trợ. Nên nhớ rằng, Sơ đồ tư duy không chỉ bao hàm những ý chính mà còn chứa đựng tất cả những chi tiết hỗ trợ quan trọng khác, để từ đó giúp chúng ta ôn lại kiến thức văn học một cách hoàn chỉnh.

Bước 4. Chèn hình ảnh minh họa

Ở bước này, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn. Nguyên tắc sử dụng hình ảnh là:

– Mỗi từ khóa quan trọng tương ứng với 1 hình.

– Hình ảnh giúp gợi nhớ tốt.

– Màu sắc sử dụng để trang trí tạo nên sự nổi bật, hài hòa. Ứng dụng tốt các màu tương phản để giúp việc ghi nhớ tốt hơn.

3. Có bao nhiêu loại sơ đồ tư duy?

Có 3 dạng sơ đồ tư duy cơ bản giúp việc ghi chú trở nên dễ dàng:

a. Sơ đồ tư duy theo đề cương

Dạng này sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học vì được tạo ra dựa trên bảng mục lục trong sách. Chúng giúp bạn có khái niệm về số lượng kiến thức bạn đã và sẽ thu nạp được trong mỗi học kỳ hoặc năm học, từ đó có có khái niệm về số lượng kiến thức bạn phải chuẩn bị cho kỳ thi.

b. Sơ đồ tư duy theo chương

Để việc ghi nhớ trở nên đơn giản, bạn nên chia nhỏ khối lượng kiến thức, và việc dùng sơ đồ tư duy cho từng chương sách là việc rất cần thiết.

Đối với các chương ngắn khoảng 10-12 trang, bạn có thể tập trung tất cả thông tin trên một trang. Còn đối với những chương dài khoảng 20 trang trở lên, bạn có thể cần đến 2 – 3 trang sơ đồ tư duy.

Kế tiếp, bạn phải vẽ sơ đồ tư duy cho từng chương sách riêng biệt. Đối với các chương ngắn khoảng 10-12 trang, bạn có thể tập trung tất cả thông tin trên một trang sơ đồ tư duy.

c. Sơ đồ tư duy theo đoạn văn

Để tiết kiệm thời gian ghi nhớ những thông tin cần thiết trong từng đoạn văn quan trọng, bạn nên dùng sơ đồ tư duy theo từng đoạn văn nhỏ trong sách. Mỗi sơ đồ dùng để tóm tắt một đoạn văn hoặc một trích đoạn trong sách. Việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian ôn lại những thông tin cần thiết mà không cần đọc lại đoạn văn đó. Bạn có thể vẽ những sơ đồ tư duy mini lên những nhãn dán nhỏ và đính chúng trong sách giáo khoa văn của bạn.

4. Một số lưu ý giúp học văn hiệu quả theo sơ đồ tư duy

– Dòng chảy thông tin: Sơ đồ tư duy không giống như cách viết thông thường, Sơ đồ tư duy không xuất phát từ trái sang phải mà từ trên xuống dưới theo kiểu truyền thống. Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ.

– Nên sắp xếp thông tin theo một hệ thống bạn cảm thấy hợp lý, dễ nhớ đối với bạn.

– Các nhánh chính của sơ đồ sẽ là các tiêu đề phụ. Tùy thuộc vào việc chúng ta cần ghi nhớ những kiến thức trọng tâm nào để có thể xác định nên tiêu đề phụ cho sơ đồ của mình.

——————–

Như vậy, áp dụng sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp cực kỳ đơn giản để học tốt môn văn. Nó không những giúp bạn hiểu bài tốt hơn, tăng lượng hấp thụ kiến thức mà còn giúp tiết kiệm đến 60 – 80% thời gian học tập. Hãy cùng Eduforlife tìm hiểu thêm nhiều

Chủ Đề