So sánh bốn hình thức thực hiện pháp luật

Phân biệt “Tuân thủ pháp luật”, “Thi hành pháp luật”, “Sử dụng pháp luật” và “Áp dụng pháp luật”

Các quy phạm pháp luật (kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật) muốn đi vào cuộc sống, áp dụng vào thực tế thì cần đến hoạt động “thực hiện pháp luật”. Hay nói cách khác, thực hiện pháp luật được hiểu là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện.

Hiện nay, thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức như sau:

1. Tuân thủ pháp luật;

2. Thi hành (chấp hành) pháp luật;

3. Sử dụng (vận dụng) pháp luật;

4. Áp dụng pháp luật.

TIÊU CHÍ

TUÂN THỦ PHÁP LUẬT

THI HÀNH

PHÁP LUẬT

ÁP DỤNG

PHÁP LUẬT

SỬ DỤNG

PHÁP LUẬT

Khái niệm

Chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm.

Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu.

Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép.

Bản chất

Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.

Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.

Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.

->Mang tính quyền lực nhà nước.

Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”

Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.

Ví dụ

Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm.

Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.

Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.

Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của A.

Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”

Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền.

Khi đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.

Chủ thể thực hiện

Mọi chủ thể

Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Mọi chủ thể

Hình thức thể hiện

Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán.

Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định

Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc.

Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.

Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền.

Tức pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.

Bắt buộc thực hiện

Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.

Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

Khái niệm thi hành pháp luật (Law enforcement) là gì? Thi hành pháp luật tiếng Anh là gì? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật? Các hình thức pháp luật phổ biến?

Pháp luật là hình thức ra đời để đảm bảo cho một cuộc sống hòa bình, ổn định, để tất cả chúng ta đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau. Chính vì vậy, mọi hoạt động của con người đều phải theo khuôn khổ quy định của pháp luật để đảm bảo không vi phạm pháp luật. Việc thi hành, thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh giúp cho người dân có cuộc sống lành mạnh, xã hội văn minh, hạnh phúc. Vậy, thi hành pháp luật là gì, phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật? Hy vọng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

* Căn cứ pháp lý

– Hiến pháp năm 2013;

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

1. Thi hành pháp luật là gì?

Dựa vào cơ sở khoa học cũng như xét từ trong thực tiễn pháp luật tại Việt Nam, khái niệm thi hành pháp luật được giải thích với nhiều nghĩa khác nhau. Theo nguồn tài liệu giảng dạy ở các trường đào tạo thì thi hành pháp luật hay còn gọi là chấp hành pháp luật vốn là một trong số bốn hình thức của việc thực hiện pháp luật. Cụ thể, theo các tài liệu này, thi hành pháp luật vốn là hành vi thực tế và thực hiện một cách hợp pháp mang theo mục đích nào đó của các chủ thể pháp luật để hiện thực hóa mọi quy định mà pháp luật ban hành, đưa chúng vào đời sống hàng ngày, trở thành những hành vi chuẩn mực được công nhận hợp pháp.

Ngoài ra, trên thực tế hiện nay còn tồn tại một số định nghĩa phổ biến như sau:

Thi hành pháp luật là một quá trình hoạt động của con người có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định pháp luật trong thực tế đời sống của cộng đồng.

Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Theo Wikipedia thì thi hành pháp luật hay thực thi pháp luật là một hệ thống mà một số thành viên của xã hội hành động theo một phong cách có tổ chức để thực thi pháp luật bằng cách khám phá, ngăn chặn, phục hồi, hoặc trừng phạt những người vi phạm luật lệ và các quy tắc chi phối xã hội đó. Mặc dù thuật ngữ có thể bao gồm các thực thể như tòa án và nhà tù, nó thường xuyên nhất được áp dụng cho những người trực tiếp tham gia vào các cuộc tuần tra hoặc giám sát để ngăn cản và khám phá các hoạt động tội phạm, và những người điều tra tội phạm và bắt người phạm tội, là một nhiệm vụ thường được cảnh sát hoặc một cơ quan thi hành pháp luật thực hiện. Hơn nữa, mặc dù thực thi pháp luật có thể được quan tâm nhất đến việc phòng ngừa và trừng phạt tội phạm, các tổ chức tồn tại để ngăn cản một loạt các hành vi vi phạm không phải hình sự của các quy tắc và chuẩn mực, thực hiện thông qua việc áp dụng các hậu quả ít nghiêm trọng.

Xem thêm: Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?

Tuy nhiên, ngoài quan điểm sử dụng khái niệm này như đã nêu thì nhiều nhà nghiên cứu về luật khác lại đưa ra những quan điểm khác về khái niệm thi hành pháp luật. Họ cho rằng thi hành pháp luật chính là tất cả các hoạt động được nhằm áp dụng vào cuộc sống, biến những quy định luật pháp thành hành vi của các chủ thể. Thi hành pháp luật luôn được xem là một công đoạn có vai trò tiếp nối quá trình xây dựng pháp luật. Quan niệm này được nhiều ý kiến đánh giá rằng nó khá phù hợp với thực tiễn pháp luật Việt Nam.

Theo đúng tính chất luật pháp, quan điểm thứ hai được minh chứng cụ thể qua các điều lệ. Điển hình ngay từ Hiến pháp ban hành năm 1946, thẩm quyền thi hành của Chính phủ và các cơ quan hành chính tại các địa phương được quy định rất rõ ràng. Cụ thể hơn, trong Điều 52 của Hiến pháp năm 1946 có quy định Chính phủ có quyền thi hành quyết nghị, đạo luật của Nghị Viện. Điều 59 của Hiến pháp này tiếp tục quy định Ủy ban hành chính là đơn vị có trách nhiệm thi hành mọi mệnh lệnh được ban hành từ cấp trên. Khoản 2 Điều 112 của Hiến pháp ban hành năm 1992 được sửa đổi bổ sung vào năm 2001 đưa ra quy định rõ ràng Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật….

Tóm lại, thi hành pháp luật là việc chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.

– Bản chất: Việc thi hành pháp luật có tính chủ động, tích cực, thực hiện pháp luật dưới hình thức hành vi hành động.

– Đối tượng thực hiện: Mọi chủ thể.

– Hình thức thể hiện: Thường biểu hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Do đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động mang tính hợp pháp.

Ví dụ: Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp/thuế thu nhập cá nhân. Do đó, còn nếu không thuộc đối tượng được miễn thuế, chủ thể đóng đầy đủ khoản thuế được xem là đang thi hành pháp luật.

Những quy phạm pháp luật nếu muốn đi vào cuộc sống, có thể áp dụng được một cách hiệu quả trong thực tế thì chắc chắn sẽ cần đến hoạt động thi hành pháp luật. Nói một cách dễ hiểu, thi hành pháp luật là làm cho những quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tế, trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể.

Xem thêm: Liên hệ thực tiễn việc thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay

2. Thi hành pháp luật tiếng Anh là gì?

Thi hành pháp luật tiếng Anh có nghĩa là: Law enforcement.

Law enforcement means law entities actively implementing the required laws. Law enforcement is mandatory.

3. Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật được hiểu là những hoạt động làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện. Hiện nay, thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức như sau:

– Tuân thủ pháp luật;

– Thi hành pháp luật;

– Sử dụng pháp luật;

– Áp dụng pháp luật.

TIÊU CHÍ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT THI HÀNH PHÁP LUẬT ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

SỬ DỤNG PHÁP LUẬT

Khái niệm Chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu. Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định. Chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép.
Bản chất Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”. Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”. Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.

->Mang tính quyền lực nhà nước.

Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”

Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
Ví dụ Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm.

Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.

Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.

Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của A.

Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”

Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền.

Khi đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.

Chủ thể thực hiện Mọi chủ thể Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Mọi chủ thể
Hình thức thể hiện Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán.

Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định

Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc.

Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.

Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền.

Tức pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.

Bắt buộc thực hiện Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức mà mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn. Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.

4. Các hình thức pháp luật phổ biến

Có 03 hình thức pháp luật phổ biến là:

Xem thêm: So sánh đào tạo nghề luật và hành nghề luật ở Pháp và Đức

– Pháp luật tập quán (tập quán pháp)

Là những tập quán được Nhà nước thừa nhận và chắc chắn thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước

– Án lệ pháp luật (án lệ pháp, tiền lệ pháp)

Là hình thức pháp luật hình thành từ hoạt động xét xử của Toà án. Các bản án sau khi được 1 Hội đồng Thẩm phán có thẩm quyền thừa nhận, sẽ phát triển thành khuôn mẫu áp dụng cho các vụ việc tựa như về sau.

– Văn bản quy phạm pháp luật

Đây là hình thức thủ tục do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trình tự luật định có chứa các chuẩn mực xử sự mang tính bắt buộc chung. Trình tự này được Nhà nước chắc chắn thực hiện nhằm kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ xã hội cần thiết, căn bản hoặc quan trọng.

Hiện nay việc thực hiện pháp luật, được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân, bởi xã hội càng phát triển thì càng có nhiều những tệ nạn xuất hiện. Để đảm cho sự phát triển bền vững, chính trị ổn định thì việc thực nghiêm túc pháp luật là rất cần thiết.

Pháp luật đã có quy định cụ thể đối với việc thi hành pháp luật, vì vậy, mỗi người dân cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật để không bị vi phạm. Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Dương Gia về thi hành pháp luật là gì, phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào có liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Dương Gia để được tư vấn, giải đáp.