So sánh cách xây dựng người nông dân trong hai tác phẩm Lão Hạc và Tắt đèn

I. Dàn ý Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ [Chuẩn]

1. Mở bài

- Khái quát về đề tài người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Giới thiệu khái quát về hai đoạn trích "Lão Hạc" và "Tức nước vỡ bờ".
- Nêu vấn đề: Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích.

2. Thân bài

- Cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám...[Còn tiếp]

>> Xem chi tiết Dàn ý Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ tại đây.

I. Dàn ý cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ [Chuẩn]

1. Mở bài

- Khái quát về đề tài người nông dân trong văn học trước cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Giới thiệu khái quát về hai đoạn trích "Lão Hạc" và "Tức nước vỡ bờ".
- Nêu vấn đề: Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích.

2. Thân bài

- Cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
- Lão Hạc:
+ Sống trong sự cơ cực, nghèo đói, vất vả với biết bao nhọc nhằn, lo toan với cuộc sống mưu sinh.
+ Vợ lão chết sớm, lão gà trống nuôi con một mình
+ Con trai lão vì phẫn chí không có tiền cưới vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão với cậu Vàng và những tháng ngày tuổi già ốm đau, nghèo đói.
+ Khi cái cơ cực đã tới đường cùng, lão không còn cách nào để cố gắng được nữa, lão đành bán cậu Vàng rồi lại day dứt, tự trách mình và cuối cùng tự kết liễu đời mình bằng bả chó.
- Chị Dậu:
+ Người nông dân nghèo, có người chồng đau ốm nên mọi gánh nặng, lo toan trong căn nhà đã dồn lên đôi vai của chị.
+ Vì gánh nặng sưu thuế vô lí mà chị đã phải bán hết mọi thứ trong nhà - khoai, sắn, đàn chó và thậm chí, chị phải bán luôn đứa con gái của mình để lấy tiền đóng thuế.
- Cả hai nhà văn đều thể hiện chân thực và rõ nét những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của người nông dân.

+ Lão Hạc:

  • Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con
  • Một con người giàu lòng tự trọng.

+ Chị Dậu:

  • Chị Dậu là một người vợ, người mẹ hết lòng yêu thương chồng con.
  • Một người phụ nữ biết cương, biết nhu và có tinh thần phản kháng.

- Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật lão Hạc và nhân vật chị Dậu, hai tác giả đã sử dụng những nghệ thuật xây dựng nhân vật khác nhau.
+ Lão Hạc: Nhà văn Nam Cao đi sâu tái hiện, miêu tả những dòng tình cảm, biến thái tinh vi trong cảm xúc của lão Hạc với hàng hoạt các chi tiết, câu văn đầy cảm xúc.
+ Chị Dậu: nhà văn Ngô Tất Tố đã tập trung việc miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật

3. Kết bài

Khái quát về hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích "Lão Hạc", "Tức nước vỡ bờ" và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu của người nông dân Việt Nam

Dàn ý và văn mẫu làm sáng tỏ ý kiến Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
Mục lục nội dung
  • 1. Dàn ý
  • 2. Văn mẫu

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: "Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám". Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờLão Hạc hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Dàn ý
tham khảo

1.Mở bài:

- Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám.

2.Thân bài:

a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

* Chị Dậu: Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể:

– Là một người vợ giàu tình thương: Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.

– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng.

* Lão Hạc: Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở:

– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu [dẫn chứng].

– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng [dẫn chứng]

b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:

* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại.

* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một m ình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử.

c. Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm:

– Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người.

– Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất…

3/ Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

  • Có thể tham khảo lại hai nội dungsoạn bài Tức nước vỡ bờsoạn bài Lão Hạcđể nắm bắt tổng quát những chi tiết nói về hai nhân vật để từ đó có cơ sở phân tích, so sánh và trình bày cảm nhận.

Văn mẫu làm sáng tỏ Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam

Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” [Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố] và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.

Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.

Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư - người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.

Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.

Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” [Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố] và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong mẫu dàn ý và bài văn tham khảo chứng minh ý kiến:Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu của người nông dân Việt Nam. Dựa trên nội dung dàn ý, các em hãy triển khai các luận điểm luận cứ thành bài văn hoàn chỉnh theo hành văn và ý hiểu của mình. Hi vọng các em sẽ có được một bài văn hay, đầy đủ ý và đạt điểm cao !

Cập nhật ngày 27/08/2019 - Tác giả: Huyền Chu
Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy
Gửi

Dàn ý Vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng qua truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và truyện ngắn “Làng” của Kim Lân - Bài số 1

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về đề tài người nông dân trong các tác phẩm

- Nêu luận điểm: Hình ảnh người nông dân qua hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và “Làng” của Kim Lân.

2. Thân bài:

* Khái quát chung

- Hoàn cảnh sáng tác của 2 tác phẩm:

+ Lão Hạc: Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân ở xã hội phong kiến cũ, đăng báo lần đầu năm 1943, ra đời trong lúc xã hội là thực dân phong kiến, Người dân phai chịu nhiều áp bức, bóc lột

+ Làng: Truyện ngắn “Làng” viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, ra đời vào lúc người nông dân được giải phóng khỏi áp bức, tham gia vào công cuộc cách mạng tự giác.

- Giải thích: nông dân là người làm nông nghiệp, là tầng lớp đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất trong XH thực dân phong kiến xưa. Đây là một trong hai lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam

* Vẻ đẹp cụ thể của người nôn dân qua 2 tác phẩm

- Đều mang những nét chung, là tiêu biểu cho tất cả tầng lớp nông dân nói chung:

+ Hiền lành, cần cù, chịu khó.

Lão Hạc: già mà vẫn làm thuê, làm mướn, kiếm ăn, không cần nhờ sự giúp đỡ của ai

Ông Hai: may mắn hơn Lão Hạc đó là ông còn có gia đình. ở nơi tản cư dù khó khăn những vẫn cần mẫn cuốc xới đất: "hì hụi vỡ vạt đất rậm ngoài bờ suối từ sáng tới giờ”

+ Giàu lòng nhân ái, lương thiện, giàu lòng tự trọng

Lão Hạc: là người cha hết mực yêu thương con. Gửi tiền cho ông giáo để lo ma chay cho mình, sẵn sàng chết bằng liều bả chó chứ không sống bất lương như Binh Tư…

Ông Hai: cũng là người yêu thương con, thương vợ. Ông còn yêu thương cái làng chợ Dầu của mình nữa. khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và cảm thấy đó là điều nhục nhã. Ông nhận thức đó là việc làm trái với lương tâm nên ông thấy xấu hổ, nhục nhã.

- tuy vậy, hình ảnh người nông dân qua 2 tác phẩm còn mang những phẩm chất riêng đậm đà phong cách thời đại:

+ Về cảnh ngộ, cuộc sống:

Lão Hạc: là hình ảnh người nông dân sống trước thời kỳ Cách mạng Tháng Tám với cuộc sống bất hạnh, đau khổ, bị áp bức, bóc lột, không có lối thoát.

Ông Hai: là người nông dân sống trong thời kỳ KCCP, cuộc sống gần với không khí khẩn trương, náo nức của dân làng tham gia khi cùng nhau tham gia kháng chiến.

+ Về phẩm chất, tính cách:

- Lão Hạc: thương yêu con

- Ông Hai: yêu làng, yêu nước sâu sắc

3. Kết bài:

Khẳng định vẻđẹp của người nông dân qua 2 tác phẩm

Video liên quan

Chủ Đề