So sánh cuộc sống nhà trường tiểu học với trẻ em trong 6 năm đầu

Trẻ bước vào lớp 1, không nhiều thì ít, đều gặp những hụt hẫng và khó khăn nhất định, phần nhiều do sự khác biệt về môi trường và yêu cầu học tập. Hiểu được điều này, phụ huynh có thể giúp con thích nghi nhanh và tìm được niềm vui khi đến trường cũng như có kết quả học tập tốt. 

Đang quen được thoải mái đùa nghịch ở mẫu giáo, nhiều bé khó thích nghi khi mới bước vào môi trường học tập nghiêm túc. Ảnh minh họa: MT.

Dưới đây là phân tích của Thạc sĩ Nguyễn Đức Chuẩn, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT [Hà Nội] về những khác biệt giữa môi trường mẫu giáo, trong gia đình, với môi trường tiểu học mà các bé lớp 1 bước vào. 

Khi trẻ ở mẫu giáo Khi trẻ bước vào lớp 1

- Hoạt động chủ yếu là chơi

- Được phép đi lại, nhảy múa

- Tùy hứng chơi đồ chơi

- Chơi đồ vật cụ thể

- Được nô đùa, tranh giành, tùy ý tưởng tượng

- Vụng về, vẽ sai, cắt sai, làm không đúng không hề gì

Quảng cáo

- Muốn nói hay làm gì đều được

- Không phải thuộc những gì người lớn dặn dò

- Không bị ai kiểm tra

-  Được chiều chuộng, làm nũng, khen thưởng nhiều hơn trách phạt

- Thoải mái, ít phải gò theo khuôn phép.

- Hoạt động chủ yếu là học tập

- Phải ngồi yên suốt giờ học, nghe giảng

Quảng cáo

- Phải tuân theo giờ giấc, tiết học

- Học những điều trừu tượng

- Cấm nói chuyện đùa nghịch với bạn trong giờ học

- Phải viết đúng theo mẫu, thẳng hàng

- Phải xin phép nói đúng theo chủ đề bài học

- Phải thuộc bài

- Thầy cô bố mẹ thường xuyên kiểm tra bài vở, kết quả học tập

- Phải tập trung học tập, phải trật tự im lặng mới ngoan, nếu không sẽ bị phạt

- Kỷ luật nghiêm khắc, bị nhiều cái "phải" ràng buộc.

Theo nhà tâm lý Đức Chuẩn, có lẽ ít phụ huynh hiểu, thông cảm hết những nuối tiếc cũng như sự chịu đựng của học sinh lớp 1. Để thích nghi là những nỗ lực, cố gắng vượt bậc của trẻ: phải ngồi yên, không được cựa quậy, không được bộc lộ cảm xúc, phải từ bỏ sự thoải mái.

Khi trẻ sắp vào lớp 1, nhiều bố mẹ rất lo lắng và ráo riết chuẩn bị nhưng lại không đúng cách, như bắt con học tô chữ, tập viết, làm toán... cho thành thạo. Nhiều trẻ vì biết chữ trước, đến lúc đi học chủ quan, không chú ý. Việc học trước cũng gây vất vả cho bé. Chẳng hạn, nếu khi 4-5 tuổi trẻ có khi phải học một tuần trẻ mới viết được một chữ, thì khi 6 tuổi, bé chỉ cần 1 buổi đã có thể làm được điều này. 

Ông Chuẩn cho rằng, thay vào đó, đáng lẽ phải cho trẻ tập ngồi quen để sau này khi phải ngồi yên trong 45 phút các bé không thấy quá khó chịu, tránh tình trạng vẫn theo thói quen ở mẫu giáo, có thể chạy ra chạy vào giữa giờ. Nên cho trẻ tập tô, lắp ghép hình, tự đi giày dép để rèn đôi tay khéo. Điều này sẽ rất có ích cho việc sau này trẻ tập viết chữ thẳng hàng, đúng ô ly. 

Trẻ vào lớp 1 không nhiều thì ít đều gặp những khó khăn nhất định. Có cháu vượt nhanh, có cháu không vượt được thì tìm cách phá đám, nghịch ngợm, học kém. Khi bé chán học, bố mẹ càng lo lắng, sốt ruột, thúc ép, thuê gia sư về rèn, tăng thời gian cho con học ở nhà, tìm chỗ cho con học thêm... Khi trẻ ở lớp đã mệt mỏi, về nhà cần được vui chơi, chia sẻ... để cân bằng thì lại bị nhồi nhét, thúc ép thêm... khiến các bé đã chán càng thêm nản. 

Một câu "thần chú" với bố mẹ các bé  lớp 1 là "Từ từ - dần dần - từng chút một" hãy kiên nhẫn với con, càng thúc trẻ càng chán, càng chậm.

"Trẻ con thật ra như một cỗ máy, nếu hiểu đúng thì việc vận hành không khó. Tâm lý của trẻ là thích gì làm nấy. Những gì không thích trẻ sẽ tìm mọi cách để ì trệ, thoái thác. Hiểu được điều này, bố mẹ bắt đầu dạy từ những cái con thích, dần dần uốn nắn thì không khó", ông Chuẩn nói. 

Vương Linh

Giai đoạn chuyển từ mầm non sang lớp 1 là một bước chuyển lớn không chỉ với các bé và với chính phụ huynh của các bé. Trẻ thì bỡ ngỡ khi thay đổi môi trường học tập, còn phụ huynh thì bỡ ngỡ trước những thay đổi tâm lý của trẻ. Vì vậy, để trẻ bước vào môi trường tiểu học một cách thuận lợi, bên cạnh chuẩn bị tâm lí và kĩ năng cho các bé, chính các bậc phụ huynh cũng cần phải chuẩn bị tâm lý để hiểu con và giúp con hoà nhập.


Từ môi trường mẫu giáo chơi là chính, lên lớp 1 trẻ phải ngồi học nghiêm túc từ 30 đến 45 phút; phải động não, quan sát, tư duy, ghi nhớ, rèn luyện kỹ năng ghi chép, ghép vần. Trẻ cũng không được cô giáo quan tâm nhiều như thời mẫu giáo, do đó các suy nghĩ tiêu cực dễ nảy sinh. Và thực tế là sau thời gian khai giảng nhiều trẻ rơi vào trạng thái tâm lí lo âu, hoảng sợ… Việc này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý cũng như kết quả học tập của trẻ.

Trong giai đoạn trẻ gặp nhiều khó khăn này, chính các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, cần chuẩn bị tốt tâm lý cho bản thân. Tránh trường hợp chính bản thân phụ huynh hoang mang, lo lắng, không nắm được những thay đổi tâm sinh lý của con, từ đó chưa hiểu con cần gì để chuẩn bị, hoặc có những chuẩn bị chưa phù hợp.

Vậy, khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1, bản thân các bậc phụ huynh cần chuẩn bị những gì?

Không tự gây áp lực học tập cho bản thân mình và con

Bản thân các bậc phụ huynh cần xác định rằng học tập là một quá trình lâu dài, “dục tốc bất đạt”. Với các trẻ chuyển từ mầm non sang lớp 1 thì càng cần phụ huynh phải kiên nhẫn. Cha mẹ nên cùng con thực hành làm bài tập bắt đầu với những môn học yêu thích để trong trẻ tự hình thành nên niềm yêu thích học tập, yêu thích trường học và thầy cô. Phụ huynh không nên quá gò ép và bắt buộc các con tphải học tốt tất cả các môn học để bản thân các con không hình thành tâm lý phản kháng.

Bên cạnh đó phụ huynh cần dành nhiều thời gian nói chuyện với con, tỉ tê, chuẩn bị cho con tâm lý khi đến học ở môi trường mới, đặc biết chú ý hỏi han và động viên khi trẻ đi học về. Tránh trường hợp tỏ thái độ mất kiên nhẫn, cáu giận khi trẻ thể hiện không thích và không muốn đi học, cách ứng xử này dễ làm trẻ mất tinh thần, chán nản.

Không tạo áp lực điểm số cho mình và con

Bắt đầu từ năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích giáo viên lớp 1 chỉ nhận xét, không chấm điểm, không so sánh, chê trách học sinh để tránh áp lực cho các em.

Cô Trương Thị Cẩm Tú, Hiệu trưởng Trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội cho biết: Điểm số là lượng hóa kiến thức của người học. Điểm số chỉ tập trung vào tri thức, không chú trọng được đến năng lực, phẩm chất của người học. Ở bậc tiểu học, nhất là lớp Một – giai đoạn tập đọc, tập viết, hình thành nhân cách, thái độ và kĩ năng nên không lý do gì lại chấm điểm, xếp loại. Đánh giá không cho điểm là sự tiến bộ cực kì nhân văn bởi mỗi học sinh đều có khả năng, năng lực, phẩm chất riêng.

Cùng với giáo viên giúp con làm quen với việc học tập

Cô Tú cũng chia sẻ thêm rằng kết quả học tập của trẻ không chỉ là kết quả của việc dạy học của các thầy cô ở trường, mà còn là kết quả của việc phụ huynh hướng dẫn, trao đổi với các em ở nhà. Theo cô: “Quan hệ giữa gia đình và nhà trường cũng được thực hiện theo cơ chế phân công – hợp tác, vì lợi ích cơ bản của trẻ em. Lấy lợi ích của trẻ em làm cơ sở, làm mục đích. Phụ huynh có quyền và trách nhiệm tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Sự phối hợp này sẽ được nhà trường điều phối sao cho nhịp nhàng, không chồng chéo trách nhiệm, đạt được mục đích chung giáo dục trẻ. Gia đình cần hợp tác tích cực với nhà trường trong giáo dục lối sống cho trẻ.”

Chuyên gia tâm lý, thạc sĩ Thanh Vân cũng đã chia sẻ: Một phương châm mà cha mẹ cần nhớ là “thích học quan trọng hơn kết quả học” bởi vì kết quả học cao nhất chính là sự tiến bộ, sự trưởng thành của trẻ mỗi ngày. Thực tế, một số hành vi của trẻ độ tuổi lớp 1 khiến các phụ huynh lo lắng như: lười học, kém tập trung, nhút nhát, khó thích nghi, hay nổi cáu, mải chơi, không nghe lời…”Tất cả biểu hiện trên đây thực chất đều có ở cả người lớn. Phụ huynh cần lưu ý, đó là hành vi, không phải nhân cách”.

Chọn mô hình trường phù hợp cho con

Hiện nay, ngoài những trường trong hệ thống công lập, dạy và học theo chuẩn chương trình của bộ giáo dục và đào tạo, các phụ huynh có thể dễ dàng tìm hiểu và biết đến những mô hình nhà trường với quan điểm giáo dục mới. Một trong số đó có thể kể đến Trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội, 229 phố Vọng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ngôi trường mới thành lập được 3 năm nhưng bước đầu đã dành được sự yêu mến, tin tưởng và trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh đang tìm hiểu và đăng kí nhập học cho con.

Được triển khai tại Hà Nội từ năm 1978 và đến nay đã được nhân rộng tại 50 tỉnh/thành cả nước, mô hình “trường Thực nghiệm” của GS.TSKH. Hồ Ngọc Đại đã trở thành danh từ riêng để chỉ một mô hình nhà trường với phương pháp dạy và học hiện đại mà trong đó vai trò chủ thể tích cực của học sinh được phát huy cao độ, các em không còn thụ động nghe giáo viên giảng bài nữa – đó là xu thế tất yếu của dạy học trong thời hiện đại.

Đến với Trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội, mỗi cá nhân học sinh được giáo dục để trở thành chính mình, được học để tự làm lấy mọi việc. Học thông qua việc làm sẽ để trẻ tự tin và tự tin cũng chính là một phẩm chất đích thực của mỗi cá nhân.

Đến với Trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội, học sinh được chú trọng giáo dục và đào tạo trên cả 3 lĩnh vực: khoa học – nghệ thuật – lối sống. Chính vì vậy, bên cạnh những môn học chính khoá, các em được khuyến khích để làm phong phú thêm cuộc sống tâm hồn thông qua việc trải nghiệm trong Thế giới nghệ thuật với các bộ môn: cảm thụ âm nhạc, múa, mĩ thuật, tạo hình …; hoặc tăng cường rèn luyện thể chất qua nội dung thể dục nhịp điệu, nhảy dân vũ, võ thuật, cờ vua, bóng rổ nhằm tăng sức dẻo dai, khả năng phản ứng và khả năng thích ứng với cuộc sống hiện đại.

CGD School

Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui

Trường tiểu học Công nghệ Giáo dục Hà Nội

Địa chỉ: 229 Phố Vọng, P. Đồng Tâm, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.

Email:

Điện thoại: 04 38692428 – Web: www.cgd.edu.vn

[Nguồn: Dantri.com.vn]

Video liên quan

Chủ Đề