So sánh FIFA 21 và PES 21

FIFA 22 đã cho phép các thành viên của EA Play chơi thử 10 tiếng, và sẽ chính thức phát hành vào ngày 01/10 tới. Còn nếu bạn đặt mua các phiên bản Champions Edition hay Ultimate Edition thì sẽ được chơi từ 26/09 này. Tuy nhiên, phiên bản này có xứng đáng khiến bạn phải bỏ tiền ra mua như mọi năm hay không?

So sánh FIFA 21 và PES 21

Cảnh báo: Nếu bạn là một fan cuồng của thể loại game bóng đá do EA phát hành này, bạn tốt nhất nên tắt cửa sổ bài viết này lại. Bởi vì đánh giá của tôi không dựa trên tư cách của một fan FIFA (mặc dù tôi vẫn là một trong những người rất “chăm chỉ” gắn bó với dòng game này hằng năm), và vì thế, những lời tôi nói ra bên dưới có thể khiến những cổ động viên cuồng nhiệt như bạn phải phật lòng không ít.

Còn nếu như bạn chỉ đơn giản muốn tìm hiểu sâu hơn trước khi quyết định bỏ ra khoảng 1,4 triệu đồng cho con game bóng đá mới nhất chỉ mới vừa ra mắt giới hạn vài ngày gần đây (và sẽ chính thức mở cửa vào đầu tháng 10 tới), vậy thì tôi hi vọng rằng những đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân tôi sẽ có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trước khi đi đến quyết định cuối cùng.

So sánh FIFA 21 và PES 21

Cuộc tranh luận giữa FIFA và PES xem đâu mới là game bóng đá xuất sắc nhất thế giới có lẽ đã kết thúc sau gần 2 thập kỷ, và kết quả cơ bản, có vẻ như là FIFA đã thắng thế trước đại diện của Konami.

Thế nhưng điều đáng buồn là, FIFA không chiến thắng nhờ những cải tiến đột phá về sản phẩm, mà nhờ sự sa sút thảm hại đến từ đối thủ. Và khi cạnh tranh giờ đây là cái cớ khiến cho cả 2 cố gắng tiến bộ cầm chừng để tiết kiệm chi phí sao cho không vượt quá xa nhau, thì kết quả không thể tồi tệ hơn dành cho những người đam mê dòng game này chính là phải chấp nhận bỏ tiền ra chơi “một con game ít tệ hơn một chút” so với đối thủ.

So sánh FIFA 21 và PES 21

Từ FIFA 17 đến FIFA 21, nói một cách hết sức tổng quan thì, ngoại trừ những người thực sự đam mê đến cuồng nhiệt dòng game FIFA ra, không một người chơi game phổ thông nào có thể phân biết được sự khác nhau giữa các phiên bản, và lý do duy nhất để họ mua hàng đôi khi chỉ là để chơi online với bạn bè trong FUT, hoặc cơ bản hơn nữa, là để… cập nhật áo đấu và chuyển nhượng hằng năm. Một lý do không thể tốn kém hơn, nhất là khi bạn phải so sánh về giá giữa FIFA (1,4 triệu đồng) với những con game được đầu tư phát triển từ đầu như Ghost of Tsushima (1,4 triệu đồng, đang giảm giá còn 1,1 triệu), Kena and Bridge Of Spirits (700 nghìn đồng)… Tất nhiên FIFA cũng đã tốn không ít tiền bản quyền cho các đội bóng và giải đấu thực tế, nhưng phần chi phí sản xuất thì gần như họ ăn trắng vì chỉ chỉnh sửa rất ít.

Vậy thì tôi có thể kỳ vọng gì ở FIFA 22 cho một giá trị khác biệt nào?

  1. Hypermotion 

Thực tế thì tôi đã không cảm thấy hứng thú chút nào với trailer bàn về sự thay đổi “đột phá” gọi là Hypermotion của FIFA 22. Trong trailer, chuyển động nhân vật vẫn cứng nhắc và “giả trân” đến đáng ngạc nhiên so với sự phát triển của công nghệ năm 2021. Tuy nhiên, khi thực sự trải nghiệm thì chúng thực sự có ích. Thử đặt lên bàn cân với FIFA 21 nhé!

So sánh FIFA 21 và PES 21

  • AI cầu thủ thông minh (và thực tế hơn)

Nếu thường xuyên chơi các game bóng đá, từ FIFA đến PES và FIFA Online 4, hẳn bạn cũng từng gặp những tình huống cực kỳ ức chế khi hậu vệ của mình di chuyển ngu ngốc đến đáng ngạc nhiên. Đúng không? Trong những tình huống đó, người ngoài sẽ chế nhạo rằng kỹ năng của bạn quá kém cỏi nên không thể khiến hậu vệ không thể di chuyển đúng. Tuy nhiên, trên thực tế thì bạn chỉ có thể điều khiển 1 người, và thao tác di chuyển chiến thuật thực sự không hiệu quả một chút nào cả! Và điều buồn cười nhất là, người ta vẫn hay lải nhải về sự thông minh và chỉ số chọn vị trí của các hậu vệ, nhưng các chỉ số đó chẳng có ích lợi gì trong các tình huống “vào thế” để ghi bàn.

Bằng chứng cho tất cả sự ngu ngốc đó chính là, EA thậm chí đã phải đẩy các chỉ số cản phá cho các hậu vệ có lối chơi thông minh lên thật cao như một cách bù đắp cho AI di chuyển kém cỏi của game. Và điều đó không thực tế một xíu nào!

Sang FIFA 22, thực sự thì tôi chưa trải nghiệm đủ nhiều để có thể chắc chắn, nhưng về cơ bản thì AI của hậu vệ đã thông minh hơn rất nhiều! Họ di chuyển và giữ vị trí cực tốt. Đồng thời, phản ứng trước những tình huống chọc khe, tạt cánh… cũng nhanh hơn rất nhiều. Dưới đây là một ví dụ:

So sánh FIFA 21 và PES 21

Các bạn có thể thấy, ở phần bên phải (FIFA 21), rõ ràng là hàng hậu vệ đã “bỏ không” cho tiền đạo đối phương xâm nhập đón bóng mà không có một động tác phòng ngự nào. Nhưng ở bên trái (FIFA 22), hậu vệ thực tế đã có phản ứng bám sát đối phương, và lý do tiền đạo chiến thắng là vì anh ta phản ứng nhanh hơn, chứ không phải vì đối phương không có phản ứng như trước.

  • Chuyển động mượt mà hơn

Hồi mới chơi FIFA 20, tôi hay bị bạn bè trêu chọc vì bảo rằng các chuyển động tạt bóng, sút bóng, hay dắt bóng trong FIFA trông… không thực một chút xíu nào! Tôi cho rằng các bó cơ lớn di chuyển quá rộng, các động tác cũng không hề vững chắc, mà giống như phải hất đi quá mạnh, đến mức có thể ngã đổ bất kỳ lúc nào. Kết quả là, nhờ các hệ thống vật lý xung quanh, cầu thủ trong FIFA dễ mất thăng bằng hơn bất kỳ một con game bóng đá nào khác, kể cả… bóng đá ngoài đời. Bạn có thể xem cả tỷ video FIFA 21 trên YouTube để kiểm chứng điều đó!

So sánh FIFA 21 và PES 21
Các cầu thủ trong FIFA 22 sẽ không dễ mất thăng bằng kiểu “công túa” như trước

Thế nhưng qua FIFA 22, mọi thứ đã được trau chuốt hơn… một chút. Nhờ việc nhận diện các bó cơ cầu thủ kỹ lưỡng hơn, phiên bản mới này có thể mang lại những chuyển động chính xác và chân thực hơn rất nhiều. Cầu thủ không cần phải vặn nát người chỉ để thực hiện một tình huống tạt cánh đơn giản, hay những cú sút tầm xa sẽ thiên về phát lực trên cẳng chân nhiều hơn, thay vì phải tung người song phi như phim chưởng Hong Kông nữa!

So sánh FIFA 21 và PES 21
Một cú tạt đơn giản có thể làm ngã bất kỳ cầu thủ nào trong FIFA 21, nhưng trong FIFA 22, mọi thứ sẽ khác

2. Icon mới

Vua sư tử xứ Tuscany Gabriel Batistuta, tiền đạo có đôi chân pha lê Robin van Persie, hậu vệ thép Lucio, gã du mục Diego Forlán và nhiều cái tên khác hứa hẹn sẽ trở thành những icon mới của FIFA 22. Nên nhớ, vài năm trước đây, PES đã kiếm thêm đến hàng triệu người chơi chỉ bằng một cái tên Batistuta.

So sánh FIFA 21 và PES 21

Đó là khen, cũng tức là những lý do chính (bên cạnh việc update cho bằng bạn bằng bè như mọi năm) khiến bạn nên bỏ tiền ra mua FIFA 22.

Nhưng nếu bạn quá hype vì những điều đó, hãy đọc phần tiếp theo với loạt lý do có thể khiến bạn nên suy nghĩ lại vì quyết định trên.

  • Hypermotion nghe kêu thật đấy, nhưng vẫn giả trân

Bạn có biết lý do chính khiến đa số mọi người phát chán với con game này là gì không? Chính là, mỗi năm EA chỉ cải thiện được một chút xíu về chuyển động, đổi vài bộ mặt cầu thủ mới cho hợp với ngoài đời hơn, và bán nó với giá 1,4 triệu.

Như mô tả về những ưu điểm trên thì ta có thể thấy, rõ rằng FIFA 22 rõ ràng là hơn FIFA 21 một chút xíu, nhưng chỉ là một chút xíu mà thôi! Cầu thủ vẫn di chuyển không khác gì những con robot, kỹ năng kiểm soát bóng, điểm chạm, và hướng bóng đều không thực tế một chút xíu nào, và hoàn toàn không tương xứng với công nghệ của những năm 20 thế kỷ 21, tức là thời điểm hiện tại.

Hãy nhìn lại xem, cũng với mức giá đó (thực tế thì giờ còn rẻ hơn), Ghost of Tsushima có thể làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc đến mức nào về không khí, những ngọn cỏ, gạch đá… Hay trailer của Horizon 2 đã khiến người xem kinh ngạc thế nào về độ chi tiết… đến từng cái lông tơ trên gương mặt Aloy?

Thứ duy nhất là đội ngũ thực hiện FIFA 22 đã làm tốt hơn, chính là về chuyển động (như thứ họ vẫn gáy là hypermotion), nhưng chỉ tốt hơn so với phiên bản kém cỏi trước đó là FIFA 21, 20 và cơ số các phiên bản trước đó khác, còn khi so sánh với thế giới, thứ EA làm chả khác gì một studio nhỏ vô danh, thay vì là công ty tỷ đô như hiện tại.

Tôi không thể ngừng thất vọng, ngay từ thời điểm xem trailer, cho đến khi phiên bản dùng thử ra mắt, rằng vì sao với hàng thập kỷ phát triển, FIFA 22 vẫn không thể để cho quả bóng dẹt đi một milimet nào khi bị dứt điểm với tốc độ lên tới 120km/h, hay những bước chạy của nhân vật chẳng khác gì di chuyển không trọng lực với tay chân quờ quạng. Hãy nhìn cái trailer này:

Bạn nhìn thấy họ gắn cả tá dây rợ cho cầu thủ để đo chuyển động phải không? Không! Bạn nhìn sai chỗ rồi! Hãy để ý các khúc quay chậm để thấy, liệu có quả bóng nào bay với tốc độ kinh hoàng từ cú sút cực mạnh của Mbappe lại có thể… tròn vành vạnh từ lúc chạm chân đến khi lăn vào lưới không? Nó phản khoa học, và từ đó, những tác động cũng như hướng bóng đều là các tính toán hoàn toàn phi vật lý. Nói cách khác, nó hoàn toàn giả trân chẳng khác gì công nghệ làm game của những năm 2010.

Và nói cách khác, bạn đang bỏ tiền ra và EA đi mua giúp bạn bản quyền cầu thủ & CLB, khuyến mãi thêm cái server cho bạn đá online. Chả còn gì khác!

  • Hệ thống chỉ số cầu thủ kém cỏi!

Như một “truyền thống tốt đẹp” dựa trên cơ sở là AI ngu ngốc của cầu thủ trong game, sự lười biếng (và kém cỏi) của đội ngũ nghiên cứu bóng đá thực tế, và sự khoa trương của công nghệ marketing, FIFA 22 vẫn tiếp tục đánh giá chỉ số cầu thủ dựa vào… danh tiếng thay vì khả năng thực sự của họ. Nếu bạn đá cho một CLB lớn, bạn có chỉ số cao, nếu bạn đá cho 1 CLB nhỏ, bạn có chỉ số thấp. Nếu năm ngoái bạn được bố trí đá hậu vệ, chỉ số hậu về của bạn sẽ rất cao, nhưng sang năm HLV bảo bạn đá tiền đạo, FIFA sẽ hạ chỉ số phòng ngự của bạn xuống dưới mức trung bình để bạn không thể đá hậu vệ nữa… Những điều đó thực tế là hoàn toàn vô lý đến mức không thể chấp nhận với nhiều người.

EA hiểu rằng, họ sẽ khiến người chơi thích thú hơn khi cho phép họ điều khiển dễ dàng các cầu thủ họ yêu thích. Và đó là lý do, cầu thủ nào có càng nhiều fan, chỉ số của anh ta sẽ càng tốt. Tất nhiên điều này cũng có giới hạn để trông không quá ảo lòi trong mắt cộng đồng. Nhưng về cơ bản thì đều như vậy.

Điều này khiến cho những người yêu thích săn lùng các tài năng trẻ, những người tìm kiếm để đào tạo các “wonderkid” như chúng tôi hoàn toàn bị bóp nghẹt khả năng sáng tạo. Nhưng mà tại sao EA phải care khi mà đa số mọi người đều vui với điều đó? Họ là người bán hàng, đa số mọi người thích thế thì họ làm, cần gì quan tâm tới thiểu số?

So sánh FIFA 21 và PES 21

  • Career Mode nhàm chán

Nhờ vào việc không tập trung xây dựng một thế giới cầu thủ với các thông số chính xác và khoa học, chế độ Career Mode của FIFA đơn giản chỉ là chuỗi những trận đấu dài vô tận và một vài tình huống chuyển nhượng không cần biết tính toán. Khi bạn không thể mua Messi 34 tuổi, hãy đợi anh ta giải nghệ, và sau đó mua nhanh 1 Messi 17 tuổi. 5 năm sau, bạn sẽ có một bộ khung huyền thoại cho đội bóng của mình mà không cần phải suy nghĩ xem quyết định mua cầu thủ của mình là đúng hay sai. Đó không hề là một trải nghiệm thú vị gì, ngay cả khi mục đích chính của nó là “chơi như một HLV”

So sánh FIFA 21 và PES 21

  • Ultimate Team đắt đỏ

Thực ra thì FUT bao giờ cũng đắt đỏ hết! Chả riêng gì FIFA 22. Nhưng bạn biết đấy! Bạn đã phải bỏ ra rất rất nhiều tiền để mua game MỖI NĂM, sau đó lại ngốn thêm một đống tiền khác để… mua cả tỷ gói cầu thủ ngẫu nhiên, và mở ra cả đống cái tên vô danh với chỉ số 7x nào đó. Đó thực sự là một trải nghiệm cực kỳ tồi tệ.

Dĩ nhiên là EA có cái lý của mình khi không cho phép bạn chỉ định mua 1 cầu thủ bất kỳ nào đó trong cửa hàng. Điều đó trái với nguyên tắc “mọi cầu thủ đều bình đẳng trong shop game” của họ. Ngoài ra thì mở gói ngẫu nhiên ra cầu thủ xịn vẫn là trải nghiệm cực kỳ được yêu thích suốt hàng thập kỷ qua.

Tuy nhiên bạn của tôi ơi! Liệu bạn có thể hài lòng được với việc quẳng cả đống tiền cho những giá trị bé nhỏ như thế mãi sao? FIFA Online 4, mặc dù không thể cải tiến đồ hoạ từng năm như FIFA truyền thống, nhưng nó miễn phí, và bạn chỉ cần bỏ tiền ra để mua các vật phẩm ingame mà thôi! PES 22, hay còn gọi là eFootball 2022 cũng sẽ cho chơi miễn phí, và người dùng chỉ cần bỏ tiền để mua các vật phẩm yêu thích! Vậy thì lý do để bạn phải bỏ tiền triệu để chơi game, rồi lại bỏ tiền tỷ để mua các vật phẩm ingame trong FIFA là gì ngoại trừ đam mê khó bỏ của một fan cuồng nhiệt?

So sánh FIFA 21 và PES 21

Điều đó cũng giống như việc bạn phải bỏ tiền để mua vé vào… trung tâm thương mại, và chỉ bỏ tiền để vào mà thôi! Sau đó muốn làm gì trong đó thì bạn phải tiếp tục móc ví ra lần nữa.

Nếu bạn đọc đến đây và bắt đầu gồng lên chửi tôi, rằng chúng tôi thích thế đấy! Thích bỏ tiền ra để có được những trải nghiệm FIFA đấy! Đó là lý do FIFA thượng đẳng hơn các con game bóng đá khác!

Vậy thì tôi cũng xin chia sẻ tiếp rằng, theo nhiều nguồn tin cậy, FIFA 22 cũng sẽ là phiên bản cuối cùng mà người chơi phải bỏ tiền ra để mua game. Từ năm sau, FIFA 23 sẽ miễn phí, và bạn chỉ việc bỏ tiền ra để mua các vật phẩm ingame mà thôi!

Thế nên, bỏ tiền ra cho lần sau cuối với FIFA 22 hay không, đó vẫn là lựa chọn của bạn.

Đánh giá từ 5ATM: 6,5/10

Đánh giá từ 5ATM

FIFA 22

6 10 0 1

Hypermotion là một bước tiến đáng kể dành cho FIFA 22, nhưng như thế vẫn là hoàn toàn chưa tương xứng với kỳ vọng của người hâm mộ và cái giá mà họ phải bỏ ra.

Hypermotion là một bước tiến đáng kể dành cho FIFA 22, nhưng như thế vẫn là hoàn toàn chưa tương xứng với kỳ vọng của người hâm mộ và cái giá mà họ phải bỏ ra.