So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

I. Kỹ năng ra quyết định là gì?

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

1. Khái niệm

Kỹ năng ra quyết định là quá trình phân tích, tìm hiểu, tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều sự lựa chọn khác nhau nhằm để đưa ra một lựa chọn cuối cùng. Mỗi quyết định được đưa ra với mong muốn đạt được kết quả như mong đợi. Đây được xem là một trong những kỹ năng mềm của một cá nhân cần có hay một lãnh đạo cần phải có để phục vụ cho cuộc sống và công việc.

Tìm việc làm, tuyển dụng thu mua, quản lý ngành hàng có thể bạn quan tâm:

- Trưởng bộ phận Ngành hàng Trang Sức

- Trưởng bộ phận Phát Triển Bán Hàng Online

- Trưởng nhóm Phát triển Online Ngành Hàng Gia Dụng

2. Thế nào là một quyết định đúng?

Những nhà doanh nghiệp, cá nhân có khả năng đưa ra giải pháp hiệu quả, giải quyết được rủi ro và đáp ứng những thay đổi của thị trường trong tương lai. Những quyết định đó thường mang đến kết quả đúng như mong đợi, hay thậm chí vượt quá hơn mức dự kiến được cho là quyết định đúng.

3. Phân loại các quyết định

- Quyết định theo chuẩn: Đây là dạng quyết định được xem là tối giản do có tính lặp lại mỗi ngày. Những quyết định này thường dựa vào những quy định có sẵn hoặc luật lệ, thủ tục.

- Quyết định cấp thời: Loại quy định này thường gặp ở những tình huống bất ngờ, cần phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Với quyết định cấp thời, người đưa ra quyết định sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ hay phân tích.

- Quyết định có chiều sâu: Người đưa ra quyết định cần chi tiết, rõ ràng, cụ thể thông qua những phân tích, thảo luận mang tính tập trung cao. Những quyết định này cần thiết cho quá trình thay đổi, sáng tạo những điều mới. Quyết định có chiều sâu giúp mang lại những hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp trong thời gian dài. 

II. Vai trò của kỹ năng ra quyết định trong công việc

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

Với vị trí một người lãnh đạo, việc đưa ra quyết định là điều vô cùng cần thiết. Khi có được kỹ năng ra quyết định một cách nhanh chóng, người quản lý sẽ có nhiều thời gian hơn cho những việc khác, những vấn đề khác của cấp dưới. Từ đó, nhân viên sẽ có động lực phát triển bản thân hơn và gia tăng được năng suất công việc. Công việc từ đó cũng được thực hiện suôn sẻ và có hiệu quả hơn. Đồng thời, người lãnh đạo có kỹ năng ra quyết định tốt sẽ nhận được một sự nể trọng cũng như được tin tưởng từ ban quản lý cấp cao, đồng nghiệp hay cấp dưới trong công việc.

III. Những kỹ năng hỗ trợ việc ra quyết định

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng đưa ra quyết định thường được áp dụng vào việc giải quyết vấn đề. Do đó, trong trường hợp để có thể đưa ra được quyết định nhanh chóng và chính xác, người ra quyết định cần phải có phương hướng giải quyết được vấn đề trong thời gian ngắn.

- Kỹ năng lãnh đạo: Những người lãnh đạo sẽ làm những công việc tổ chức, sắp xếp, hỗ trợ và quản lý những nhân viên của mình. Vì thế, việc đưa ra những quyết định hợp lý để vận hành công việc một cách có hiệu quả là điều rất cần thiết.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong một nhóm làm việc, mọi người cần phải đưa ra những ý kiến của mình, bên cạnh đó những người còn lại phải biết lắng nghe. Và cuối cùng là chọn lọc những ý kiến và đưa ra quyết định cuối cùng cho cả nhóm.

- Tư duy phản biện: Đây là một quá trình tiếp nhận thông tin, phân tích và đưa ra đánh giá về thông tin đó trong một thời gian ngắn. Tư duy phản biện giúp bạn nhanh chóng có được lập luận chắc chắn và tạo cho con người một tin mãnh liệt vào nó.

- Trí tuệ cảm xúc: Thường mỗi người luôn có 2 hướng suy nghĩ song song đó là lý trí và cảm xúc. Do đó mà để đưa ra được quyết định, bản thân mỗi người phải biết suy nghĩ nào là phù hợp và nếu cảm xúc tích cực sẽ hướng đến được những suy nghĩ đúng đắn hơn.

- Kỹ năng sáng tạo: Sự sáng tạo được đề cao khi nó có sự mới mẻ, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Sự sáng tạo thường đến rất bất ngờ, có thể nó xuất hiện ngay trong chính cuộc họp đưa ra quyết định.

- Kỹ năng tổ chức: Khi người ra quyết định có kỹ năng tổ chức, mọi việc mong muốn sẽ đạt được kết quả tốt hơn. Kỹ năng tổ chức giúp công việc được sắp xếp theo trình tự, quá trình vận hành được liền mạch, quyết định đưa ra càng tốt.

- Kỹ năng quản lý thời gian: Để có thể đưa ra được một quyết định đúng đắn, thường mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến những việc khác. Vì thế, khi họ có khả năng quản lý được thời gian, nghiêm túc và tập trung cho việc đưa ra quyết định, sẽ không xảy ra vấn đề trì hoãn những việc sau đó.

IV. 3 nguyên tắc cơ bản để ra quyết định

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

1. Nguyên tắc về định nghĩa

Khái niệm “định nghĩa” dùng để biểu hiện cho việc người ra quyết định phải hiểu và nắm rõ được vấn đề cần giải quyết. Khi đã hiểu rõ được vấn đề, đưa ra được phân tích và các bước xử lý, bạn mới có được quyết định cuối cùng đúng đắn nhất. Điều này nghĩa là bạn phải đào sâu và khai thác triệt để vấn đề, cùng với nhìn nhận khách quan tiềm lực của doanh nghiệp.

2. Nguyên tắc về sự xác minh đầy đủ

Một quyết định được đưa ra không thể chỉ dựa vào cảm tính. Tất cả đều phải dựa trên những cơ sở, lập luận vững chắc. Để nâng cao được tính thuyết phục, người đưa ra quyết định phải tìm hiểu kỹ thông tin về vấn đề và lập luận chặt chẽ lý do đưa đến sự chọn lựa của mình để chứng minh được quyết định đó là đúng đắn.

3. Nguyên tắc về sự đồng nhất

Trường hợp này xảy ra khi làm việc nhóm từ 2 người trở lên. Khi có nhiều luồng ý kiến, mọi người cần phân tích cụ thể từng ý kiến và tìm ra điểm mấu chốt. Cần đảm bảo rằng bạn và cộng sự của mình đã xem xét một cách khách quan, đầy đủ mọi khả năng tiềm ẩn như sự thay đổi về thời gian, địa điểm,... trước khi thống nhất ý kiến để có được quyết định cuối cùng.

 Việc làm quản lý bạn có thể quan tâm tại Thế Giới Di Động:

- Tuyển dụng quản lý

- Tuyển dụng quản lý siêu thị

- Tuyển giám sát kho.

V. Quy trình để ra quyết định hiệu quả

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

1. Xác định tình huống và bối cảnh vấn đề

Cần nắm rõ được vấn đề mà mình phải giải quyết và mục đích khi giải quyết vấn đề này là gì. Khi bạn trả lời được 2 câu hỏi này một cách cụ thể và chính xác, bạn sẽ biết được quyết định nào là phù hợp cũng như mang lại kết quả tốt nhất trong tình huống đó.

2. Nhìn nhận vấn đề khách quan, hợp lý

Trước khi đưa ra chọn lựa, chúng ta đều cần phải trải qua giai đoạn phân tích và nhìn nhận vấn đề. Những vấn đề cần được nhìn nhận theo nhiều mặt, nhiều hướng và phân tích đầy đủ mặt lợi lẫn hại. Từ đó tìm ra điểm mấu chốt, hợp lý cho vấn đề.

3. Liệt kê tất cả các giải pháp khả thi

Tìm hiểu, tham khảo từ nhiều nguồn thông tin hay thảo luận để thu nhận nhiều giải pháp mới. Đồng thời, bạn cần thu nhận tất cả các phương án và đánh giá cho mỗi giải pháp có được. Tuy nhiên để tránh quá nhiều phương án dẫn đến việc khó phân tích, bạn nên có những tiêu chuẩn đặt ra để tìm những giải pháp hợp lý nhất mà không mất nhiều thời gian xem xét nhé!

4. Đánh giá ưu - nhược điểm từng phương án

Trong quá trình đánh giá giải pháp, bạn cần phân tích và nắm rõ được 2 mặt ưu - nhược điểm của mỗi phương án. Việc này nhằm để tạo cơ sở cho việc so sánh và xem xét tính hiệu quả cho từng giải pháp. Từ đó, giúp cho việc ra quyết định được dễ dàng và có thể đúng đắn hơn.

5. Lựa chọn và đưa ra quyết định

Sau khi đã nắm được toàn bộ thông tin của vấn đề, dựa vào những giải pháp khả thi, bạn sẽ đưa ra lựa chọn cuối cùng. Những giải pháp không những giải quyết được vấn đề mà còn mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đáp ứng được tất cả mục tiêu ban đầu dựa theo những quy tắc ra quyết định.

Quy tắc ra quyết định là tiêu chuẩn để đánh giá những yếu tố cần phải đảm bảo cho một sự lựa chọn. Có 6 quy tắc ra quyết định được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay:

- Quy tắc quyết định liên kết: Quy tắc này được áp dụng với những khách hàng không có thói quen mua sắm. Họ sẽ không dành quá nhiều thời gian cho việc lựa chọn mua sắm, do đó, có xu hướng lựa chọn những sản phẩm thấy đầu tiên có thể đáp ứng đủ những yêu cầu.

- Quy tắc quyết định tách rời: Khách hàng sẽ dựa vào một yếu tố nào đó mà quan trọng với họ trong sản phẩm. Hoặc với quy tắc này, người dùng có thể lựa chọn loại sản phẩm đầu tiên nhìn thấy mà có thể chấp nhận, thỏa mãn nhu cầu.

- Quy tắc quyết định loại trừ: Có rất nhiều sản phẩm tương tự nhau ngoài kia. Tuy nhiên, với quy tắc này, khách hàng sẽ phân tích, lựa chọn giữa những sản phẩm nhờ vào 1 đặc tính quan trọng mà những sản phẩm khác không có.

- Quy tắc quyết định theo sự lựa chọn ưu tiên: Dựa vào đặc tính quan trọng của sản phẩm, khách hàng sẽ lựa chọn những sản phẩm nổi trội hơn. Trong trường hợp có nhiều sản phẩm tương đương, người dùng sẽ so sánh đến những yếu tố khác ví dụ như giá thành.

- Quy tắc quyết định đền bù: Quy tắc này dành cho những khách hàng có sự lựa chọn theo cảm tính. Khách hàng có ấn tượng và sự thích thú về sản phẩm nào nhất về mọi mặt sẽ chọn sản phẩm đó.

-Những sự lựa chọn theo cảm tính: Những sản phẩm có thể chỉ cần có bao bì đẹp hoặc hình dáng thu hút sẽ dễ dàng nhận được hành vi mua hàng của tệp khách hàng này. Những khách hàng này khá dễ tính vì họ không suy xét nhiều về những thành phần.

6. Hành động theo quyết định của bạn

Khi đã thống nhất và chọn được quyết định cuối cùng, nghĩa là bạn đã đến bước hành động. Lúc này bạn cần cùng với các thành viên khác thống nhất thực hiện từng bước kế hoạch đã được đề ra nhằm để có thể đạt được kết quả như mong đợi.

7. Theo dõi, đo lường và đánh giá kết quả

Trong quá trình thực hiện, thường xuyên theo dõi để biết được tiến độ của công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng phải tổ chức đo lường kết quả công việc và đánh giá xem quá trình làm việc có bị chậm hay đang đi sai hướng hay không để kịp thời điều chỉnh.

VI. Lời khuyên giúp cải thiện kỹ năng ra quyết định

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

- Đặt ra mục tiêu cụ thể cần đạt được: Cần phải biết được mục tiêu cụ thể mà bản thân muốn hướng đến. Mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra được động lực, cũng như tập trung hơn trong giải quyết các vấn đề và có cơ sở để hoàn thành công việc.

- Suy nghĩ độc lập, không bị chi phối bởi người khác: kỹ năng ra quyết địnhĐể thu nhận được nhiều ý kiến hay cũng như có được phương pháp hay quyết định tốt nhất, bạn dĩ nhiên cần phải lắng nghe góp ý từ nhiều người. Tuy nhiên, không phải bất kỳ sự góp ý nào cũng là đúng đắn. Hãy chọn lọc từ những ý kiến đó, và đưa ra ý kiến của bản thân một cách độc lập và quyết đoán.

- Chỉ nhận lời khuyên từ người đáng tin tưởng: Những người có mối quan hệ thân thiết và đáng tin tưởng sẽ cho bạn những lời khuyên thật lòng nhất. Những người đó sẽ có cái nhìn khách quan hơn và giúp cho bạn nhiều ý kiến mới. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo nhiều người khác, và cho dù thế nào cũng cần phải có sự chọn lọc phù hợp để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

- Biết được sự thiếu sót và hạn chế của bạn thân: Mọi người thường có xu hướng chỉ tập trung vào những điểm mạnh và phớt lờ đi những điểm yếu. Tuy nhiên để có thể phát triển bản thân một cách hoàn hảo, bạn cần phải biết được điểm thiếu sót của bản thân và xây dựng hướng cải thiện. Khi bù đắp được những yếu điểm của bản thân sẽ giúp cho bạn dần tự tin và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

- Giảm bớt các chọn lựa và ngừng phân tích: Trên thế giới này có tồn tại một hội chứng mang tên Tê liệt bởi phân tích - paralysis by analysis. Nghĩa là bạn không còn khả năng đưa ra quyết định sau khi đã thu nhận rất nhiều nguồn thông tin và phân tích chúng. Tất nhiên, ai cũng muốn mình có thể phân tích và đưa ra được những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm thông tin, mà cuối cùng lại dẫn đến việc không thể đưa ra được quyết định chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều tác hại. Bạn sẽ bị mất đi nhiều thời gian, cơ hội, ý chí và thậm chí là sự sáng tạo trong chính con người mình.

- Hãy để hành động nói lên mọi thứ: Quyết định luôn phải đi kèm với hành động. Trong bất kì trường hợp nào, khi bạn đã quyết định thì cần phải hành động ngay lập tức. Không chỉ nhận được nhiều sự ủng hộ của mọi người, mà còn để thấy được quyết tâm của bản thân dành cho công việc.

- Kiên định với lựa chọn của chính mình: Khi đã đưa ra quyết định, bạn cần phải giữ vững ý chí và quyết tâm đến cùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, do nhiều sự thay đổi bên ngoài tác động như công nghệ, nhu cầu thị trường,... bạn cũng cần phải thay đổi hoặc điều chỉnh quyết định phù hợp nhằm đạt được kết quả như mong đợi.

- Chịu trách nhiệm với mọi quyết định: Bạn cần phải đảm bảo những quyết định là do chính bản thân lựa chọn và thực hiện nó cho cuộc sống của chính mình. Không vì lời tác động của một ai mà lung lay, hay trao cho ai cơ hội được thay mình quyết định. Cũng vì lẽ đó mà bạn phải biết tự chịu trách nhiệm cho những quyết định trong đời dù đúng hay sai.

- Hãy viết ra quyết định của bạn tại mọi thời điểm: Mọi người thường có những quyết định nhanh chóng khi tinh thần không thoải mái hoặc quá căng thẳng. Để tránh những quyết định sai lầm, bạn cần viết lại những quyết định xuất hiện trong đầu mọi lúc. Sau một thời gian, bạn sẽ tổng hợp lại và lựa chọn một quyết định cuối cùng.

- Học hỏi kinh nghiệm từ sai lầm, hoặc từ mọi người: Những người đi trước hoặc những người đã có nhiều kinh nghiệm trong việc ra quyết định sẽ là người trao cho bạn lời khuyên hữu ích và chính xác nhất. Những lỗi sai của họ từng trải qua là những bài học quý giá cho việc ra quyết định của bạn. Vì vậy nên hãy học hỏi để có thể hạn chế được sai lầm cho bản thân nhé!

VII. Cách làm nổi bật các kỹ năng ra quyết định

So sánh giữa ra quyết định và giải quyết vấn đề

Trong trường hợp ứng tuyển vào một vị trí công việc yêu cầu kỹ năng ra quyết định, bạn hãy dùng những ngôn từ hoặc đặt kỹ năng này ở những vị nổi bật nhất trong CV, sơ yếu lý lịch. Đối với thư xin việc, bạn nên trình bày sơ qua về tình huống ra quyết định, cách mà bản thân đã áp dụng và kết quả đạt được sau đó.

Cách tốt nhất để có thể tăng mức độ phù hợp, bạn cần phải đọc mô tả công việc thật kỹ để biết được nhà tuyển dụng cần và quan tâm nhiều đến những kỹ năng nào. Phân tích và sau đó là đặt những kỹ năng đó vào vị trí giới thiệu hoặc thế mạnh của bản thân. 

Xem thêm:

- Web Developer là gì? Mô tả công việc của một Web Developer

- Cách viết mục tiêu nghề nghiệp Marketing ấn tượng trong CV xin việc

- Phỏng vấn là gì? Các kiểu phỏng vấn tuyển dụng thường gặp

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng đưa ra quyết định quyết định và cách để cải thiện kỹ năng này. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ bài viết này giúp mình nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.indeed.com/career-advice/decision-making-skills

https://www.zippia.com/advice/decision-making-skills/