So sánh hà nội xưa và nay năm 2024

Thủ đô Hà Nội nổi tiếng với 36 phố phường và những nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Ngày nay, với sự ồn ào và náo nhiệt của xu hướng quốc tế hóa, Hà Nội cũng trở nên nhộn nhịp hơn trước, nhưng ở đâu đó trong những góc phố của thủ đô vẫn luôn tồn tại những nét văn hóa người Hà Nội xưa.

Sự thanh lịch trong nét văn hóa xưa của người Hà Nội

Nếu bạn là một trong những người yêu mến thủ đô thì nét văn hóa của con người nơi đây là điều bạn không thể bỏ qua. Hà Nội mà bạn biết đến chỉ là trong những vần thơ, sách vở có lẽ sẽ khác rất nhiều so với những gì mà bạn thấy ngày hôm nay

Góc phố Hà Nội xưa

Người Hà Nội cùng trang phục áo dài xưa

Những bức tranh Hà Nội đều được khắc họa một cách đẹp qua hình ảnh nam thanh nữ tú khoác trên mình chiếc áo dài truyền thống khi đi ra đường, khiến cho người nhìn cảm nhận được nét thanh lịch, lịch thiệp và khoan thai, nơi mà con người ta nói chuyện với nhau bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, dịu dàng, lúc nào cũng lễ phép và kính nhường lẫn Hà Nội xưa là những tuyến phố không quá ồn ào, tấp nập. Thay vào đó là sự lặng lẽ, êm đềm với một cuộc sống dịu dàng, thân thuộc, tạo cho con người ta cảm giác yên bình đến lạ kì.Một trong những nét văn hóa xưa của người Hà Nội là sự lễ phép, khiêm nhường và tôn trọng.

Sự yên bình trên phố tại Hà Nội xưa

Bữa cơm của người Hà Nội xưa

Trong bữa cơm, trước khi dùng bữa, con cháu trong nhà sẽ lần lượt mời từ trên xuống theo tuổi tác, vai vế. Ai cũng ăn uống nhỏ nhẹ và từ tốn, họ chỉ nói với nhau những câu chuyện vui vẻ. Đây cũng là nét đẹp trong nét văn hóa xưa của người Hà Nội, đáng học hỏi.

Sự độc đáo trong nét văn hóa ngày nay của người Hà Nội

Ngày nay, Hà Nội đã trở nên nhộn nhịp hơn rất nhiều, sự hối hả của công việc cùng với guồng quay của cuộc sống khiến con người ở đây trở nên bận rộn hơn. Tuy nhiên, nét văn hóa xưa kia của người Hà Nội vẫn còn, sự thanh lịch duyên dáng trong chiếc áo dài, sự kính trên nhường dưới trong mỗi bữa ăn gia đình vẫn còn giữ mãi.

Người Hà Nội vẫn giữ thói quen quây quần bên mâm cơm cùng gia đình

Xích lô Hà Nội

Mặc dù Hà Nội trở nên nhộn nhịp, và rộn ràng hơn trước, nhưng những nét văn hóa xưa cũ vẫn là nét độc đáo mà con người nơi đây muốn giữ mãi cho đến mai sau. Sau sự ồn ào tấp nập của dòng người và xe cộ, thủ đô lại trở về vẻ vốn có của mình, vẫn thanh lịch và tao nhã như xưa. Có thể nói, văn hóa người Hà Nội xưa và nay không có quá nhiều khác biệt, chỉ là thủ đô rộn ràng và nhộn nhịp hơn mà thôi. Hãy luôn giữ mãi nét văn hóa của con người nơi đây và luôn lưu giữ đến sau này

Người dân Hà Nội tại hồ Gươm

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến mảnh đất ngàn năm văn hiến với sự tích rồng bay hình thành mảnh đất Thăng Long hơn 1000 năm trước. Thăng Long kẻ chợ với 36 phố phường với những ngõ nhỏ, những ngôi nhà mái đỏ xô nghiêng nhuốm màu rêu phong. Nhắc đến Hà Nội, những hình ảnh như Cột cờ, Tháp Rùa, Chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám hay Đền trấn Quốc... luôn là những hình ảnh in đậm dấu ấn trong lòng của rất nhiều người. Hà Nội vẫn gìn giữ những dấu ấn lịch sử. Các khu vực gắn liền với lịch sử nước nhà, lịch sử Thủ đô luôn được gìn giữ một cách trân trọng. Những "nhân chứng sống" của một thời hào hùng lịch sử nước nhà như cầu Long Biên cũng được sửa chữa, bảo tồn. Dù nhiều năm trôi qua, cây cầu vẫn giữ được kết cấu như ngày đầu. Tuy nhiên,vì mặt đường hẹp mà mật độ giao thông cao nên hiện cầu Long Biên chỉ được sử dụng cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Có thể nói mỗi góc Hà Nội đều có những danh thắng kiến trúc, tự nhiên và văn hóa lưu lại những dấu tích của từng thời kỳ lịch sử.Bên cạnh đó người Hà Nội còn tự hào về nét văn hóa thanh lịch, tinh tế cũng những đặc sản tuyệt vời làm những người đi xa luôn nhớ về.

"Không thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Trong sách vở và còn lưu truyền đến tận ngày nay, Hà Nội vẫn giữ nét đẹp tinh khôi của những tà áo dài bay trong gió, quyện cùng với hương sen hồ tây những ngày hè, hương cốm Vòng những ngày thu để người và cảnh sách thiên nhiên tạo ra những nét riêng của Hà Nội. Hà Nội xưa là những tuyến phố không quá ồn ào, tấp nập. Thay vào đó là sự lặng lẽ, êm đềm với một cuộc sống dịu dàng, thân thuộc, tạo cho con người ta cảm giác yên bình đến lạ kì. Một trong những nét văn hóa xưa của người Hà Nội là sự lễ phép, khiêm nhường và tôn trọng. Chất hào hoa, thanh lịch thể hiện ở sự tài hoa, tao nhã, khéo léo và sành điệu trong cuộc sống; tính chất phóng khoáng, lịch thiệp, quân tử, tinh tế, coi trọng cái đẹp và luôn sáng tạo trong cuộc sống. Tính hào hoa, phong nhã biểu hiện hằng ngày trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, ứng xử và cả trong văn hóa ẩm thực. Ngày nay, Hà Nội đã trải qua một chặng đường dài phát triển, hình hài của một Thủ đô hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực cũng đang dần hiện ra. Nhưng chưa khi nào người Hà Nội quên được truyền thống đáng nhớ trong quá khứ, tự hào về lịch sử để thêm tự tin bước vào tương lai. Hà Nội vẫn nỗ lực không ngừng trong xây dựng và phát triển Thủ đô, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, đưa thành phố hội nhập sâu rộng với thế giới. Truyền thống của mảnh đất ngàn năm văn hiến, tinh thần quả cảm được hun đúc qua hai cuộc kháng chiến, khát vọng vươn lên, là nền tảng vững chắc góp phần tạo ra thế và lực để Hà Nội có bước chuyển mình mạnh mẽ như ngày hôm nay. Hà Nội trong tôi là một thành phố sôi động của cuộc sống hiện đại. Ở nơi này, thành phố đang phát triển không ngừng, thể hiện nhịp độ của một thành phố sáng tạo. Một đô thị sôi động từ sáng tới khuya, Hà Nội đã và đang chuyển mình từng ngày.

Tiết thu tháng 10 càng khiến Hà Nội đẹp hơn, lãng mạn, xao xuyến hơn với những cơn gió se lạnh quyện trong hương hoa sữa nồng nàn, lãng mạn quyến luyến bất cứ ai. Nhưng, còn có một vẻ đẹp rất khác biệt đó là Hà Nội hiện đại xứng tầm khu vực. Đường Thanh Niên xưa mang tên Cổ Ngư chạy dọc nối từ Yên Phụ về Thụy Khuê. Con đường mát rượi, xanh tươi là ranh giới giữa một bên là Hồ Tây mênh mông rộng lớn, phía còn lại là Hồ Trúc Bạch nhỏ nhắn nên thơ. Khách sạn Intercontinental Hà Nội như một bông hoa khoe sắc vươn mình ra mặt nước xanh biếc của Hồ Tây.

Trung tâm Quảng trường Ba Đình trang nghiêm với Lăng Bác và toà nhà Quốc Hội, là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, được xây dựng ở trung tâm thủ đô, tại vị trí của hội trường Ba Đình, đối diện với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình có vẻ ngoài hiện đại, uy nghiêm… Tòa nhà là điểm nhấn đại diện cho sự đổi mới của đất nước. phía xa là những khối nhà cao tầng mọc lên san sát thể hiện tốc độ phát triển chóng mặt của một đô thị hiện đại.

Nóc nhà của Hà Nội - toà nhà 72 tầng Keangnam đã và đang trở thành trung tâm thu hút sự phát triển với hàng loạt cao ốc mọc lên xung quanh. Ngự tại điểm giao nối giữa rất nhiều hồ lớn nhỏ ở thủ đô là hồ Tây - Thủ Lệ - Ngọc Khánh - Giảng Võ, toà nhà Lotte Hanoi cũng nằm ở vị trí thu hút sự phát triển, kéo theo nhiều dự án và toà nhà cao tầng mọc lên sau đó. Khu đô thị phức hợp Time City với những khối nhà xếp lớp như những tấm domino khổng lồ là nơi cư ngụ của hàng chục ngàn hộ dân Hà Nội. Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình bên cạnh trường đua F1 được ví như hai công trình thể thao trọng điểm và lớn nhất không chỉ của Hà Nội mà trên cả nước. Đi đôi với phát triển hạ tầng nhà cửa, Hà Nội những năm qua cũng tiến hành xây dựng, khánh thành những công trình giao thông quy mô như Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 trên cao, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì. Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn thứ hai Việt Nam và là một trong tổng số 7 cây cầu bắc qua sông Hồng đoạn qua địa phận Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Cầu vượt Nguyễn Chí Thanh là cầu nối trục xương sống giao thông giữa nội đô với khu đô thị kiểu mẫu Trung Hoà - Nhân Chính. Đây đều là những công trình hiện đại, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô.

Thăng Long xưa – Hà Nội nay là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, là đầu mối giao thông, giao thương, xu hướng hội nhập, quy tụ lan toả diễn ra trong suốt quá trình phát triển lịch sử của Thăng Long – Hà Nội. Hà Nội luôn là nơi hội tụ, tài hoa và trí tuệ của các vùng, miền trên cả nước, là kết tinh những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo, trong đó văn hoá tinh thần của người Hà Nội như những nét son làm nên bản sắc văn hoá của Thăng Long- Hà Nội. Những nét đẹp đó được thể hiện trong giao tiếp giữa con người với con người, là sự ứng xử, giữa con người với môi trường xung quanh, thông qua những việc làm cụ thể từ gia đình, như nuôi dạy con biết điều hay lẽ phải, biết làm vịêc thiện, giúp đỡ người khó khăn, trong cộng đồng phải biết đặt quyền lợi tập thể lên trên, phải biết quan tâm đến cái hay, đó chính là phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội. Mỗi chúng ta hãy làm hết sức mình để góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá người Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh, xanh, sạch, đẹp, hiện đại xứng đáng với niềm tin yêu của cả nước và xứng tầm khu vực.

Chủ Đề