So sánh sơn 2K và acrylic

Hiện nay gỗ công nghiệp đã và đang ngày càng phủ sóng trên thị trường nội thất với nhiều đặc tính ưu việt. Trong bài viết này Lamour chỉ xin viết về gỗ công nghiệp. Riêng gỗ tự nhiên chúng tôi sẽ đưa vào bài viết tiếp theo. Rất mong được quý vị quan tâm theo dõi.

Xin giới thiệu 5 loại bề mặt gỗ công nghiệp thường được sử dụng trên thị trường: Melamine, Laminate, Veneer, sơn bệt và Acrylic bóng gương. Những bề mặt này có đặc điểm gì, có ưu nhược điểm gì, nên sử dụng loại bề mặt nào tốt hơn, phù hợp hơn. Mời quý vị tham khảo.

Tóm tắt nội dung

  • 1. Bề mặt Melamine
  • 2. Bề mặt Laminate
  • 3. Bề mặt sơn phủ bệt
  • 4. Bề mặt Veneer
  • 5. Bề mặt Acrylic

1. Bề mặt Melamine

Melamine thực chất bề mặt là một lớp giấy trang trí [ Decorative Paper] được phủ keo Melamine, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 1 rem. Được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm [Okal] hoặc Ván mịn [MDF] bằng máy ép nhiệt. Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Có các kích thước phổ thông là 1220 x 2440mm.

Cách nhận biết: bề mặt có độ bóng vừa, sần gợn nhỏ như hạt gạo xay, gần giống mặt tường khi sơn phủ xong.

Bề mặt MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong tấm bề mặt MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn. Ngoài ưu điểm đồng đều màu, Melamine còn có nhiều ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh.

Melamine có giá phải chăng nên được áp dụng làm cho các văn phòng, công sở như bàn, tủ, hộc văn phòng làm việc, các hệ tủ áo, giườngTuy nhiên nhược điểm của MFC là chịu nước rất kém nên ít khi được sử dụng cho các sản phẩm có dính đến nước.

2. Bề mặt Laminate

Bề mặt gỗ công nghiệp Laminate tương tự như Melamine, nhưng có độ dày lớn hơn nhiều. Độ dày của Laminate là 0.5-1mm tùy từng loại, thông thường laminate vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền. Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường

Cách nhận biết: như đã giới thiệu ở trên, bề mặt của Melamine và Laminate là tương tự, chỉ có thể phân biệt bằng độ dày khi cắt ngang tấm gỗ.

Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán [Okal], Ván mịn [MDF]. Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc. Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền. Ngoài phần làm các hệ mặt bàn, tủ như trên laminate còn được sử dụng vào làm các hệ tủ bếp, ốp tường gia đình, phòng họp, phòng hội trường

Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội hơn Melamine, và bền hơn Melamine vì có độ dày nhiều hơn, các màu sắc của Laminate cũng đa dạng và phong phú như của Melamine.

3. Bề mặt sơn phủ bệt

Bề mặt sơn phủ bệt là bề mặt đặc biệt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF, sau khi đươc sơn lót, trà nhám và sơn màu, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ, tủ, đồ.

Cách nhận biết: bề mặt sơn phủ bệt thường phẳng và bóng hơn Melamine [nhưng vẫn kém Acrylic]. Tất nhiên độ hoàn chỉnh còn phụ thuộc vào tay nghề của từng thợ-xưởng sơn.

Sơn màu cũng có nhiều loại [Sơn 1k, sơn 2k] và độ bóng có thể tùy chọn. Sơn 1k khô tự nhiên và sơn 2k khô [hay còn gọi là đóng rắn] do tác dụng của phản ứng giữa 2 thành phần. Giá thành mặt gỗ khi dùng sơn phủ sẽ nhỉnh hơn Melamine.

4. Bề mặt Veneer

Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng, dày 0.5mm dán lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ MDF, Cốt gỗ ván dăm, ván dán hoặc Finger, sau khi dán xong lớp veneer lạng lên các đội thợ sẽ tiến hành xẻ gỗ và sơn phủ PU để làm ra các vật liệu như Giường, Tủ, bàn, ốp vách, vách ngăn

Cách nhận biết: bề mặt Veneer giống hệt như bề mặt tấm gỗ tự nhiên. Khi ta sờ vào có thể cảm nhận độ thô ráp sẵn có, khác hẳn với bề mặt Melamine trơn nhẹ vì được phủ nhựa.

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác được cắt [bóc ly tâm] thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoản 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

Ưu điểm của mặt Veneer: dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên, có thể tạo đường cong theo ý của khách hàng. Nhược điểm: chịu nước kém vì là mặt gỗ tự nhiên, dễ rạn nứt sứt mẻ khi va đập.

5. Bề mặt Acrylic

Acrylic là là tên gọi của một loại vật liệu bề mặt với đặc trưng về độ sáng bóng và hiện đại. Acrylic [nhựa trong suốt], còn gọi là Acrylic glass [kính thủy tinh]. Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acrylic đang được ưa chuộng trong lĩnh vực Nội thất tại Việt Nam và được sử dụng cho nhiều chi tiết từ đơn giản như kệ TV, tấm trang trí đến phức tạp như tủ bếp, tủ áo

Cách nhận biết: bề mặt Acrylic có 3 lớp gồm lớp nhựa ABS, lớp nhựa trong và lớp phủ ngoài chống trầy xước. Bạn có thể dễ dàng nhận ra Acrylic khi bóc lớp phủ ngoài, chúng khá giống với một lớp nilon bảo quản.

Acrylic là một loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ và có tên khoa học là PMMA viết tắt của poly [methyl]-methacrylate. Acrylic có thể là trong suốt hoặc có màu sắc với nhiều sự lựa chọn khác nhau.

Ưu điểm của Acrylic: độ bóng sáng cao, tạo cảm giác sang trọng; khá nhẹ, độ bền cao. Nhược điểm: chỉ có màu sắc cơ bản, không có vân gỗ, dễ xước, giá thành khá cao.

Video liên quan

Chủ Đề