So sánh the nhân và pháp nhân

  • Kiến thức dân sự

So sánh pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Bởi
Huỳnh Thu Hương
-
13/09/2021
0
175

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật đất đai, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Phụ lục bài viết

  • 1 Điểm giống nhau pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
  • 2 Điểm khác nhau giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
    • 2.1 Loại hình pháp nhân
    • 2.2 Mục đích của hai loại hình khi thành lập
    • 2.3 Phạm vi luật điều chỉnh
  • 3 Ví dụ về pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
    • 3.1 Ví dụ về pháp nhân phi thuơng mại
    • 3.2 Ví dụ về pháp nhân thuơng mại
  • 4 Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
Đánh giá

Pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại có điểm giống và khác nhau thế nào. Kính mời quý bạn đọc tham khảo về so sánh hai loại pháp nhân này trong bài viết dưới đây.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật dân sự, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Điểm giống nhau pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

i] Đều là pháp nhân

ii] Hình thức của 2 pháp nhân này đều mang các đặc điểm: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập và chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự và các văn bản liên quan.

Xem thêm nội dung liên quan đến bài viết: Hiểu thế nào về tổ chức không có tư cách pháp nhân

Điểm khác nhau giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Loại hình pháp nhân

i] Pháp nhân thương mại hoạt động trên loại hình gồm: Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác

ii] Pháp nhân phi thương mại hoạt động trên loại hình gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.

Mục đích của hai loại hình khi thành lập

i] Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp tùy vào loại hình của doanh nghiệp

ii] Tổ chức của pháp nhân phi thương mại đều không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên.

Phạm vi luật điều chỉnh

i] Pháp nhân thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015, tuy nhiên, do pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp năm 2020.

ii] Bộ luật Dân sự năm 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ví dụ về pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

Ví dụ về pháp nhân phi thuơng mại

Ví dụ: Quỹ từ thiện Minh An gửi tiền thiện nguyện tại ngân hàngvà có lãi phát sinh. Đối với trường hợp có lợi nhuận thì lợi nhuận này cũng được dung để thực hiện hoạt động của pháp nhân hay chi dung cho những công việc khác mà không được phân chia cho các thành viên khác.

Ví dụ về pháp nhân thuơng mại

Ví dụ : Công ty cổ phần Ánh Dương đã bắt tay hợp tác đầu tư vốn vớn công ty TNHH thiết bị công trình Nam Đàn để cùng nhau hợp tác làm việc trong dự án Sông Đà.

Mục đích chính của cuộc hợp tác là các bên đầu tư cùng có lợi nhuận, lợi nhuận sau khi được thu về sẽ chia đều cho các thành viên tham gia dự án theo đúng tỷ lệ phần trăm đóng góp công sức.

Hãy tham khảo thêm thông tin: tại đây

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:.
  • Từ khóa
  • Điểm khác nhau giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
  • Ví dụ về pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại
Facebook
Twitter
Google+
Pinterest
Bài viết trướcPhân tích các điều kiện để trở thành pháp nhân
Bài viết tiếpTrình tự thực hiện hòa giải thương mại

Video liên quan

Chủ Đề