So sánh thuê tài chính và vay ngân hàng

Đối với một công ty, doanh nghiệp khi quyết định sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó thì việc chuẩn bị về vốn là không thể thiếu, họ buộc phải có một nguồn vốn ban đầu. Đối với công việc làm ăn, khi đã có tiến triển tốt thì việc đầu tư mở rộng luôn là điều tất yếu. Nếu như dùng hết nguồn vốn gốc để mở rộng đầu tư thì rủi ro sẽ rất lớn. Bởi vậy, lựa chọn của hầu hết các công ty, doanh nghiệp là đi vay vốn.

Để đáp ứng cho nhu cầu này thì hàng loạt các dịch vụ vay vốn được ra đời, trong đó có cho thuê tài chính. Không chỉ có các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mà còn có các công ty cho thuê tài chính riêng. Việc này đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy sự phát triển đa dạng của thị trường tài chính

Vậy thuê tài chính là gì? Đặc điểm của thuê tài chính cùng những lợi ích và bất lợi khi thuê tài chính. Tham khảo bài viết sau của Gia đình kế toán các bạn nhé! 

Xem thêm: Cách tính lương trong các trường hợp đặc biệt

1. Khái niệm thuê tài chính

Cho thuê tài chính là một hình thức cấp tài chính lên đến 90% giá trị thuê mà công ty cho thuê sẽ cung cấp cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn. Khi đó các doanh nghiệp sẽ không cần phải bỏ ra quá nhiều vốn mà vẫn đảm bảo được quá trình hoạt động của mình.

Hay nói một cách khác thì cho thuê tài chính là hình thức mà bên cho thuê sẽ cấp tín dụng cho bên cần thuê. Công ty cho thuê sẽ sử dụng nguồn vốn có sẵn của mình để mua các tài sản theo yêu cầu của bên muốn thuê. Khi hết hợp đồng thì bên có nhu cầu thuê sẽ phải thanh toán khoản tiền cho công ty cho thuê tài chính.

2. Những đặc điểm của thuê tài chính

– Thứ nhất, thời hạn thuê thường rất dài. Ở Việt Nam hiện nay theo quy định thời gian thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản. điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán

– Thứ hai, người thuê chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa, bảo hành tài sản thuê trong thời gian thuê.

– Thứ ba, người thuê không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn [trừ trường hợp do lỗi của Bên cho thuê].

– Thứ tư, khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển giao quyền sở hữu, mua lại, hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê. học xuất nhập khẩu

– Thứ năm, tổng số tiền thuê mà người đi thuê phải trả cho người cho thuê thường đủ bù đắp giá gốc của tài sản.

3. Lợi ích của việc sử dụng thuê tài chính

Đối với doanh nghiệp phi tài chính việc sử dụng thuê tài chính có những lợi ích sau:

– Là công cụ tài chính giúp doanh nghiệp tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh.

– Phương thức thuê tài chính giúp doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn vay một cách dễ dàng hơn. Do đặc thù của thuê tài chính là người cho thuê không đòi hỏi người đi thuê phải thế chấp tài sản.

– Sử dụng thuê tài chính giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, nắm bắt được thời cơ trong kinh doanh. Vì người thuê có quyền chọn tài sản, thiết bị và thoả thuận trước hợp đồng thiết bị với nhà cung cấp, rút ngắn thời gian tiến hành đầu tư vào tài sản, thiết bị.

– Công ty cho thuê tài chính thường có mạng lưới tiếp thị, đại lý rộng rãi, và có đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên sâu về thiết bị, công nghệ, nên có thể tư vấn hữu ích cho bên đi thuê về kĩ thuật, công nghệ mà người thuê cần sử dụng. chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn bao lâu

4. Mặt bất lợi khi thuê tài chính

– Doanh nghiệp đi thuê phải chịu chi phí sử dụng vốn ở mức tương đối cao so với tín dụng thông thường.

– Làm gia tăng hệ số nợ của công ty. Gia tăng mức độ rủi ro tài chính vì công ty có trách nhiệm phải hoàn trả 

Các bạn có thể xem thêm bài viết: Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính

Cho thuê tài chính là tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

Cho thuê tài chính là [1] tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

[1] Không tương tự Bạn quyết định mua một con xe Mô Kích để chạy xe ôm đầu ngõ kiếm tí tiền hàng ngày. Vì nhà không có tiền mua xe nên bạn có 2 lựa chọn cho quyết định của mình: * Một, ra ngân hàng vay 10 triệu trung hạn hoặc ngắn hạn, sau đó vác tiền ra đại lý xe máy Mô Kích cưỡi con xe về và chạy xe ôm * Hai, ra cửa hàng chuyên cho thuê xe Mô Kích thuê cái xe Mô Kích về và chạy xe ôm, mỗi tháng bạn trả tiền lãi theo tỷ lệ phần trăm cam kết với cửa hàng cho thuê và giá trị con xe Khi bạn lựa chọn phương án một, thì nghĩa là bạn vay tiền, còn khi bạn lựa chọn phương án 2 thì nghĩa là bạn thuê tài sản tài chính. Con xe Mô Kích là tài sản tài chính Vậy: Tài sản tài chính khác tiền, do vậy hình thức sử dụng khác nhau, không thể như vay ngắn trung hay dài hạn

Cho thuê tài chínhlà tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì [2] tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

[2] Doanh nghiệp lựa chọn cho thuê tài chính mà không vay trung hạn, vì:

Nhất: Thuê tài chính có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho doanh nghiệp. Bạn muốn mua con xe Mô Kích nhưng bạn chẳng có đồng nào trong tay, bạn cũng chẳng có sổ đỏ để thế chấp ngân hàng vay 10 triệu mua con xe mới kính koong, bạn cũng không có uy tín để được người ta cho vay tín chấp. Do vậy, bạn chỉ có thể đi thuê con xe Mô Kích ghẻ ghẻ vì điều kiện thuê nhẹ hơn điều kiện vay. Như vậy, bạn được lợi là không tốn quá nhiều tiền đầu tư ban đầu mà vẫn có xe chạy để kiếm cơm

Nhị: Giả sửa đang chạy con Mô Kích này, bạn thấy nó bất ổn, bạn muốn chuyển con Ba Bét Nhà mới tốc độ lớn hơn, bạn có thể ký hợp đồng thuê con Mô Kích kia ngắn hạn 1 năm, và khi hết 1 năm bạn sẽ đi ký hợp đồng thuê tài chính khác và thuê con Ba Bét Nhè. Vậy, bạn có thể dễ dàng thay đổi tài sản tài chính tuỳ vào mục đích sử dụng của bạn.

Tam: Kết thúc thời hạn thuê xe Mô Kích bạn trả béng con xe đó mà không lăn tăn gì tới chuyện phải xếp nó trong nhà cho trật, còn nếu vay tiền ngân hàng để mua xe mới thì biết đâu khi bạn không cần dùng tới nó mà bạn chưa bán được nó thì bạn vẫn phải giành cho nó khoảng 1 m2 đất trong nhà để giữ nó. Vậy, bạn không thể quyết định linh động vấn đề xử lý tài sản sau khi dùng xong nếu bạn không thuê tài chính

Tứ: Có khi bạn ngồi bấm bấm máy tính, bạn thấy việc vay tiền ngân hàng và trả lãi suất lại đâm ra tốn kém hơn là thuê con xe và trả phí hàng tháng nên bạn quyết định thuê tài chính

Ngũ: Có đôi khi tài sản thuê tài chính lại có bảo hiểm tài sản, và bảo hành suốt thời gian sử dụng ngon lành hơn chuyện bạn tự đi bảo quản tài sản của bạn

...... Nhìu lý do

Cho thuê tài chính là tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết [3] hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

[3] Lợi hay hại thì tuỳ vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp, tuỳ vào khả năng tài chính nhưng tớ có một ý tưởng sau xét về mặt nghiệp vụ kế toán và tài chính doanh nghiệp.

* Khi thuê tài chính thì cái tài sản sử dụng ấy có vai trò như là tài sản cố định của doanh nghiệp, và cái gì là tài sản cố định thì nó phải được tính khấu hao dần dần qua từng năm sử dụng. Nhưng thuê tài chính thì chi phí phát sinh hàng tháng của doanh nghiệp là chi phí thuê tài chính, chi phí này không phải là khấu hao mà nó sẽ được vốn hoá chi phí. Chuẩn mực kế toán bạn tự tìm đọc đầy trên Internet.

* Khi vay tiền thì doanh nghiệp hàng tháng phải trả lãi vay, nếu tiền vay này sử dụng để trang trải cho hoạt động ngắn hạn [vốn lưu động] thì chi phí lãi vay là chi phí thời kỳ và phải ghi nhận ngay trong kỳ báo cáo

Vậy, khi tính lợi nhuận hoạt động, rõ ràng hiển nhiên rằng chi phí lãi vay ngân hàng [nếu không bị vốn hoá] thì hàng tháng sẽ trừ ụp một nhát trong công thức tính lợi nhuận, còn chi phí vốn hoá của tài sản thuê tài chính thì lại không bị trừ phản ánh đúng bản chất.

Do vậy, nhiều khi giám đốc doanh nghiệp có thể nhập nhèng báo cáo, phân loại cái nào là chi phí chi thực cái nào là chi phí chi không thức để biến tấu thổi phồng bóp méo lợi nhuận doanh nghiệp, lừa nhà đầu tư.

Lợi hay không là tuỳ vào âm mưu của người lựa chọn!

Cho thuê tài chính là tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

.... Ví dụ con Mô Kích của bạn, chẳng hạn nếu nó là tài sản cố định của bạn thì hàng tháng bạn phải chi khấu hao cho nó là 200 ngàn, gọi là chi cho oai chứ thực ra thì tiền bạn không có chi ra, con số báo cáo lợi nhuận của bạn giảm ảo vì tại cái khoản chi phí khấu hao. Nhưng nếu con Mô Kích của bạn là tài sản thuê tài chính thì hàng tháng bạn phải chi ra bằng tiền tươi thóc thật cái chi phí thuê tài chính đó, và hạch toán ghi nhận phéng vào trong kỳ, và lợi nhuận của bạn tự nhiên giảm đi bằng tiền tươi thóc thật Dù thuê, hay sở hữu thì con Mô Kích đó vẫn 1 ngày trở 3 lượt xe ôm, giá trị doanh thu không đổi nhưng lợi nhuận báo cáo thay đổi. Giả sử năm cuối cùng sử dụng con Mô Kích thuê tài chính, bạn đúng cái quyết định mua đứt nó chứ ko trả lại, sau thời điểm mua đứt tự nhiên nó bị ghi nhận là tài sản cố định của bạn. Và khấu hao tăng vụt, lợi nhuận năm đó giảm sâu.

Cứ lật đi lật lại như vậy, lúc nào bạn cần bóp méo hay thổi phồng lợi nhuận thì bạn sẽ có những quyết định, thuê tài chính, mua tài chính hay vay xiền.....

Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên: 8/1/09

CTTC chứ không phải là THUÊ XE đâu: Bạn muốn sử dụng 1 chiếc xe[ ví dụ vậy] 1/CTTC : thì sở hữu chủ là của Đơn vị CTTC , sau khi kết thúc thời gian qui định[VD 3 năm] , thì sở hữu chủ sẽ được chuyển cho người thuê , giá trị xe lúc đó chỉ là tượng trưng , thuế sẽ không nhiều nên thường là bên CTTC sẽ chịu . Tiền thuê chia đều , người thuê phải trả cố định theo kỳ .Số tiền này DN sẽ được hạch toán vào phí. 2/Vay NH thì sở hữu chủ là của người sử dụng , vì thể phải có thế chấp , và đương nhiên là hàng tháng số tiền trả ít dần . Còn việc sử dụng 2 trường hợp gần như giống nhau ,trách nhiệm thuộc về người sử dụng ,không có chuyện trả lại ,[ có thể có trường hợp đặc biệt ].

Chọn lựa ở đây là tùy trường hợp , phải cụ thể mới biết nên chọn phương thức nào lợi hơn

@ hoc_hoi_2008: Theo quan điểm của mình, trước tiên chúng ta cần định nghĩa rõ "Cho Thuê Tài Chính":

//www.kienthuctaichinh.com/2008/02/cho-thu-ti-chnh-knh-tn-dng-hu-hiu-cho.html

Từ đó ta thấy các điểm lợi từ việc "thuê tài chính" và so sánh nó với điều kiện đi vay của bạn!

@kiredesune:

* Khi thuê tài chính thì cái tài sản sử dụng ấy có vai trò như là tài sản cố định của doanh nghiệp, và cái gì là tài sản cố định thì nó phải được tính khấu hao dần dần qua từng năm sử dụng. Nhưng thuê tài chính thì chi phí phát sinh hàng tháng của doanh nghiệp là chi phí thuê tài chính, chi phí này không phải là khấu hao mà nó sẽ được vốn hoá chi phí. Chuẩn mực kế toán bạn tự tìm đọc đầy trên Internet. * Khi vay tiền thì doanh nghiệp hàng tháng phải trả lãi vay, nếu tiền vay này sử dụng để trang trải cho hoạt động ngắn hạn [vốn lưu động] thì chi phí lãi vay là chi phí thời kỳ và phải ghi nhận ngay trong kỳ báo cáo Vậy, khi tính lợi nhuận hoạt động, rõ ràng hiển nhiên rằng chi phí lãi vay ngân hàng [nếu không bị vốn hoá] thì hàng tháng sẽ trừ ụp một nhát trong công thức tính lợi nhuận, còn chi phí vốn hoá của tài sản thuê tài chính thì lại không bị trừ phản ánh đúng bản chất.

Do vậy, nhiều khi giám đốc doanh nghiệp có thể nhập nhèng báo cáo, phân loại cái nào là chi phí chi thực cái nào là chi phí chi không thức để biến tấu thổi phồng bóp méo lợi nhuận doanh nghiệp, lừa nhà đầu tư.

Tôi đồng ý với bạn việc chọn phương pháp khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng tôi không nói ảnh hưởng đó là xấu hay tốt. Và xét về khía cạnh dài hạn, toàn bộ giá trị của TSCD cũng vẫn được đưa vào chi phí bằng đúng với Nguyên Giá của nó, không hơn không kém!. Và dù sao chăng nữa thì toàn bộ giá trị TSCD cũng sẽ được vốn hóa toàn bộ.

Tiếp theo, việc đăng ký phương pháp khấu hao cũng phải theo quy định và phải nhất quán xuyên suốt năm tài chính. Do đó, cho dù bạn có muốn "lật qua", hay "lật lại" thì 1 năm cũng chỉ "lật" được có 1 lần. Và muốn "Lật" thì phải xin đấy bạn ạ!

--------------------

Ví dụ con Mô Kích của bạn, chẳng hạn nếu nó là tài sản cố định của bạn thì hàng tháng bạn phải chi khấu hao cho nó là 200 ngàn, gọi là chi cho oai chứ thực ra thì tiền bạn không có chi ra, con số báo cáo lợi nhuận của bạn giảm ảo vì tại cái khoản chi phí khấu hao.

Nhưng nếu con Mô Kích của bạn là tài sản thuê tài chính thì hàng tháng bạn phải chi ra bằng tiền tươi thóc thật cái chi phí thuê tài chính đó, và hạch toán ghi nhận phéng vào trong kỳ, và lợi nhuận của bạn tự nhiên giảm đi bằng tiền tươi thóc thật

Thế theo bạn thì con Mô Kích nếu nó là tài sản cố định thì bạn không phải bỏ ra tiền tươi thóc thật để mua nó về à! Chẳng lẽ người ta cho không bạn? Rất đơn giản: Mua xe hay thuê xe đều phải trả tiền. Tuy nhiên Mua xe thì bạn phải bỏ tiền ra một lần trong khi thuê xe thì tiền bạn bỏ ra khi nào cần thuê thì mới trả!

Tôi khẳng định là không có một cái gì gọi là khuôn mẫu trong việc xác định khi nào đi vay, khi nào thuê tài chính! Tùy từng trường hợp cụ thể mà đánh giá và ra quyết định.

Lần chỉnh sửa cuối: 9/1/09

Tôi đồng ý với bạn việc chọn phương pháp khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhưng tôi không nói ảnh hưởng đó là xấu hay tốt. Và xét về khía cạnh dài hạn, toàn bộ giá trị của TSCD cũng vẫn được đưa vào chi phí bằng đúng với Nguyên Giá của nó, không hơn không kém!. Và dù sao chăng nữa thì toàn bộ giá trị TSCD cũng sẽ được vốn hóa toàn bộ.

Cậu nói đúng khi cậu đứng trên quan điểm một kế toán và làm đúng chuẩn mực kế toán. Nhưng nếu cậu đứng trên quan điểm nhà đầu tư thì cậu nói chưa chuẩn ở chỗ cậu qui kết chuyện không sớm hay muộn thì tài sản cố định cũng sẽ được vốn hóa toàn bộ. Nguyên tắc kế toán là phản ánh giá trị lịch sử, còn nguyên tắc đầu tư là cần tìm giá trị tương lai. Tớ ví dụ 3 kịch bản:

Kịch bản 1: Năm 2009 tớ bắt đầu mua cái xe mô kích đó, giá mua 10 triệu, khấu hao 10 năm theo phương pháp thẳng mỗi năm 1 triệu chi phí khấu hao

Kịch bản 2: Năm 2009 tớ bắt đầu mua cái xe mô kích đó, giá mua 10 triệu, khấu hao 5 năm theo phương pháp thẳng, mỗi năm 2 triệu chi phí khấu hao

Kịch bản 3: Năm 2009 tớ thuê tài chính cái xe mô kích đó, chi phí thuê tài chính thấp hơn 1 triệu/ năm

Kịch bản 1 và kịch bản 2 có thể khả thi bởi theo qui định Bộ Tài Chén hình như tài sản vật dụng chuyên chở là tài sản cố định sẽ có thời gian khấu hao từ đến 10 năm Giả thiết chung cho 3 kịch bản: Năm 2015 doanh thu chạy xe ôm là 20 triệu VNĐ? Với giả định con xe mô kích đó năm 2015 uống 10 triệu tiền xăng. Vậy:

1. Ca_dafi thử tính xem lợi nhuận năm 2015 cho 3 kịch bản là bao nhiêu? 2. Ca_dafi muốn đầu tư vào cổ phiếu của công ty xe ôm đó, tài liệu để ca_dafi nghiên cứu đầu tư là 1 bản báo cáo tài chính hoàn hảo, vậy ca_dafi sẽ chọn đầu tư vào "kịch bản 1", "kịch bản 2" hay "kịch bản 3"? 3. Sau khi trả lời xong 2, ca_dafi có ý kiến gì?

4. Giả định năm 2015 lạm phát tăng 50% cho "kịch bản 1", chi phí xăng tăng 50% cho "kịch bản 1", còn "kịch bản 2 và 3" không đổi. Ca_dafi sẽ chọn đầu tư vào kịch bản nào?

Tiếp theo, việc đăng ký phương pháp khấu hao cũng phải theo quy định và phải nhất quán xuyên suốt năm tài chính. Do đó, cho dù bạn có muốn "lật qua", hay "lật lại" thì 1 năm cũng chỉ "lật" được có 1 lần. Và muốn "Lật" thì phải xin đấy bạn ạ!


Dĩ nhiên phải nhất quán, nhưng giả sử cuối thời gian thuê tài chính của "kịch bản 3" doanh nghiệp quyết định mua đứt tài sản đang thuê, như vậy thì có đảm bảo nguyên tắc nhất quán hay không?

Thế theo bạn thì con Mô Kích nếu nó là tài sản cố định thì bạn không phải bỏ ra tiền tươi thóc thật để mua nó về à! Chẳng lẽ người ta cho không bạn?

Tài sản chỉ là tiền tươi thóc thật tại thời điểm vừa mua xong, nghĩa là năm 2010 thôi, càng để lâu tài sản càng mất giá. Một đồng tiền ở hiện tại có giá trị hơn 1 đồng tiền ở tương lai. 10 triệu bỏ ra ở hiện tại sẽ đắt hơn 10 triệu bỏ ra ở tương lai, 10 triệu năm 2010 mua được 1 tấn thóc nhưng 10 triệu năm 2015 chỉ mua được 5 tạ thóc. Do đó mới có chuyện phải tính nên thuê, hay mua tài sản. Mọi thứ chỉ ổn định tương đối trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì tất cả đều thay đổi. Tài sản cố định là sử dụng dài hạn, do đó dù có phản ánh thế nào thì nó cũng vẫn sai sai sai.... Nên cậu đừng nói tiền tươi thóc thật theo quan điểm đó! Cậu nên nói có kèm thêm chi phí cơ hội vào đó!

CTTC chứ không phải là THUÊ XE đâu: Bạn muốn sử dụng 1 chiếc xe[ ví dụ vậy] 1/CTTC : thì sở hữu chủ là của Đơn vị CTTC , sau khi kết thúc thời gian qui định[VD 3 năm] , thì sở hữu chủ sẽ được chuyển cho người thuê , giá trị xe lúc đó chỉ là tượng trưng , thuế sẽ không nhiều nên thường là bên CTTC sẽ chịu . Tiền thuê chia đều , người thuê phải trả cố định theo kỳ .Số tiền này DN sẽ được hạch toán vào phí. 2/Vay NH thì sở hữu chủ là của người sử dụng , vì thể phải có thế chấp , và đương nhiên là hàng tháng số tiền trả ít dần . Còn việc sử dụng 2 trường hợp gần như giống nhau ,trách nhiệm thuộc về người sử dụng ,không có chuyện trả lại ,[ có thể có trường hợp đặc biệt ].

Chọn lựa ở đây là tùy trường hợp , phải cụ thể mới biết nên chọn phương thức nào lợi hơn


Dĩ nhiên ko phải thuê xe! Nó khác thuê xe là cái chắc nhưng tôi ví dụ thế vì bạn chủ topic đang hiểu nhầm "Tài chính" là "Tiền", trong thuê tài chính, tài sản tài chính là máy móc thiết bị không phải là tiền mà là hình thức biến tướng của tiền

Cho thuê tài chính là tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

Làm rõ hơn giúp bạn, cũng là để tự correct cái gì tôi đang hỉu lệch lạc: Sau đây là toàn bộ những gì về thuê tài chính theo tôi biết, bạn [các bạn] có thể nói bổ sung tiếp! Đây là Tây nó qui định! Đọc và dịch giúp bạn vì Tây nó viết dễ hiểu hơn Ta!

1. Thuê tài chính có 2 loại: thuê tài sản tài chính và thuê hoạt động

* Thuê tài chính vốn [capital lease] là hình thức thuê thỏa mãn:

+ Quyền sở hữu của tài sản được thuê thuộc về bên đi thuê khi kết thúc hợp đồng thuê

+ Quyền đàm phán thương lượng mua lại tài sản tồn tại, nội dung đàm phán đó là người đi thuê có thể mua tài sản thuê ở mức giá thấp hơn giá thị trường của tài sản tại ngày quyền thương lượng được thực hiện. [Ví dụ: Tôi cho bạn thuê tài chính cái xe mô kích trong 5 năm và tôi kèm theo đó ký với bạn một cam kết rằng sau 5 năm đó bạn có thể mua cái xe với giá bao nhiu đó thấp hơn giá cái xe khác giống y chang như nó ở thời điểm đó]

+ Thời gian thuê tài chính phải tối thiểu = 75% tuổi đời của tài sản

+ Giá trị hiện tại của khoản tiền thuê phải tương đương hoặc lớn hơn 90% ngang giá của tài sản

* Thuê tài chính hoạt động: là các hình thức thuê không thỏa mãn các điều kiện của thuê tài chính vốn

Vậy, như bạn le tin nói thì thuê tài sản thông thường cũng có thể là thuê tài chính đó!

Cho thuê tài chính là tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.

2. Lý do chọn thuê tài chính hơn mua tài sản:

* Thời gian sử dụng tài sản ngắn hơn tuổi đời tài sản [nếu mua xe mô kích bạn phải dùng nó đến khi hỏng be bét, còn thuê thì bạn có thể chỉ thuê khi nó còn mốt, khi hết mốt thì bạn đi thuê xe Đai Lần đi]

* Bên cho thuê có lợi ích là có thể bán lại tài sản cho thuê [ví dụ công ty Siêu Thanh ở Hà Nội hay có dịch vụ cho các văn phòng thuê máy photocopy, đó là hình thức cho thuê tài chính, sau khi thời gian thuê kết thúc, công ty Siêu Thanh có thể bán máy photocopy đi]

* Bên đi thuê không muốn lãnh rủi ro từ việc thanh lý tài sản cũ vì họ ko chắc chắn được giá trị còn lại của tài sản cuối kỳ sử dụng là bao nhiu thì họ sẽ đi thuê. Ví dụ, các thiết bị công nghệ cao hay bị lỗi thời theo thời gian thì tốt nhất nên đi thuê hơn là đi mua. Chẳng hạn, máy tính, nếu nó hay nâng cấp thì tớ thà đi thuê hơn đi mua vì đi thuê sẽ được dùng hàng update nhiều tính năng hơn

* Chuyện vốn hóa tài sản thuê sẽ đỡ tốn kém hơn so với mua tài sản. Ví dụ, thuê văn phòng làm việc thì 1 tháng chỉ cần trả 55 usd/m2 [ở Tungshing Ngô Quyền, giả dụ thế] còn nếu xây cái văn phòng của mình thì có khi cả tiền tỉ, và khấu hao thì cứ thế mà phân bổ, chắc chắn sẽ lớn hơn rất rất nhiều

Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên: 9/1/09

Cho thuê tài chính là tương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng. Vậy thì tại sao lại có doanh nghiệp lựa chọn CTTC mà ko vay trung hạn. Bác nào biết hình thức nào có lợi hơn không, vì sao? giúp đỡ em với. Xin chân thành cảm ơn.


3. Tại sao giám đốc doanh nghiệp lại thích thuê tài sản hoạt động [operating lease] hơn thuê tài sản vốn [capital lease]

* Tài sản cho thuê là tài sản thuộc dạng tài sản cố định, do vậy sẽ có khấu hao. Khi thuê tài sản tài chính hoạt động [operating lease], khấu hao sẽ do bên cho thuê chịu, bên cho thuê ko sử dụng tài sản nhưng phải chịu khấu hao. Vậy chi phí khấu hao sẽ làm giảm giảm lợi nhuận trước thuế của bên cho thuê, và khi lợi nhuận trước thuế thấp thì thuế phải đóng cho Nhà nước thấp --> Có lợi cho doanh nghiệp ở cái vụ chốn thuế

* Trên bảng cân đối kế toán của bên đi thuê, tài sản thuê tài chính không được phản ánh vào phần tài sản [vì nó ko phải tài sản sở hữu của doanh nghiệp]. Vậy nó sẽ bị phản ánh vào đâu? Nó bị phản ánh vào phần nợ, nợ của doanh nghiệp sẽ tăng, do vậy khi nhà phân tích tính toán chỉ số "Lợi nhuận trên tổng tài sản, ROA" thì họ sẽ thấy ROA tăng, do "ROA = Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản", mẫu số nhỏ và tử số ko đổi thì phân số lớn lên, ROA tốt thì nhìn có vẻ tốt. Đó là lý do giám đốc doanh nghiệp biến tấu thổi phồng chỉ số tài chính dùng màn thưa che mắt thánh, lừa bịp nhà đầu tư.

Bạn Ca_dafi đọc kỹ đoạn chữ bôi đỏ ở trên! Và còn dài dài liên quan hợp đồng thuê tài chính, ai thích hiểu thì mang tiền đi thuê thử cái tài sản về dùng công ty cho thuê tài chính sẽ hướng dẫn bạn kỹ càng thủ tục theo đúng luật VNam, còn nói chung về mặt tài chính nó chỉ có thế thôi!

Bạn chủ topic đã hiểu sai khi đồng nhất "tài chính" là "tiền".

Lần chỉnh sửa cuối: 9/1/09

To kiredesune:

Thứ nhất: người cần trả lời là hoc_hoi_2008 chứ không phải là tôi!

Thứ hai: ba kịch bản mà bạn đưa ra, về mặt chủ quan là có lợi cho quan điểm của bạn, cho nên, nếu có trả lời, tôi sẽ không chọn kịch bản nào của bạn cả.

Bạn dựa vào cơ sở nào để khẳng định điều này:

Kịch bản 3: Năm 2009 tớ thuê tài chính cái xe mô kích đó, chi phí thuê tài chính thấp hơn 1 triệu/ năm

Mà không phải cao hơn 1 triệu/năm

Thứ ba, bạn nói rằng:


4. Giả định năm 2015 lạm phát tăng 50% cho "kịch bản 1", chi phí xăng tăng 50% cho "kịch bản 1", còn "kịch bản 2 và 3" không đổi. Ca_dafi sẽ chọn đầu tư vào kịch bản nào?

Như vậy là bạn đã quá chủ quan rồi đấy! Tôi chứng minh nhé:

+ Đối với kịch bản 2 và 3:

- Bạn mua xe thời điểm đó, giá xe không tăng à!? - Lạm phát tăng thì giá thuê xe của bạn có tăng không vậy? - Bạn thuê xe nhưng không đổ xăng để chạy à? Thuê về trùm mềm chơi à!

+ Đối với kịch bản 1:

- Trị giá xe là không đổi, trừ khi bạn đánh giá lại tài sản; - Chi phí Khấu hao không đổi, trừ khi bạn đánh giá lại tài sản; - Dĩ nhiên kịch bản 1 cũng bị ảnh hưởng về chi phí xăng. Vậy theo bạn, kịch bản nào bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lạm phát! Tôi lấy ví dụ nhé: a. Năm 2009 tôi bỏ ra 10 triệu mua xe, xài trong 10 năm, mỗi năm khấu hao 1 triệu b. Năm 2009 thuê một chiếc xe mỗi năm trả 0.8 triệu c. Chi phí xăng cho hai xe như nhau. d. Sang năm 2015, lạm phát tăng 50%, giá thuê bây giờ tăng lên 0.8 x 150% = 1.2 triệu trong khi chi phí khấu hao để mua TSCD vẫn là 1 triệu.

e. ==> Quyết định mua TSCĐ vào năm 2015 à, muộn rồi bạn, chiếc xe lúc này giá nó tới 15 triệu lận! Mà có khi tới lúc đó người ta không còn bán xe này nữa [vì đời cũ rồi]. Có lẽ bạn phải mua chiếc xe khác với giá cắt cổ! Hoặc chấp nhận thuê xe cũ với một cái giá trời ơi!

, hoặc bạn đề nghị tôi bán lại bạn xe của tôi với giá hữu nghị 5 triệu đồng!

f. Có khi tôi không bán, vì đây là xe cổ, có giá hơn, có thể lúc đó tôi bán với giá 100 triệu chẳng hạn! [tôi có quyền giả định giống như bạn đã giả định vậy]; trong khi đến năm 2015 bạn đã bỏ ra 6 triệu tiền thuê xe mà vẫn không có gì cả! [tôi muốn nói là quyền sở hữu chiếc xe]

Thứ tư, bạn biết nói câu này:


Tài sản chỉ là tiền tươi thóc thật tại thời điểm vừa mua xong, nghĩa là năm 2010 thôi, càng để lâu tài sản càng mất giá. Một đồng tiền ở hiện tại có giá trị hơn 1 đồng tiền ở tương lai. 10 triệu bỏ ra ở hiện tại sẽ đắt hơn 10 triệu bỏ ra ở tương lai, 10 triệu năm 2010 mua được 1 tấn thóc nhưng 10 triệu năm 2015 chỉ mua được 5 tạ thóc. .............

Nên cậu đừng nói tiền tươi thóc thật theo quan điểm đó! Cậu nên nói có kèm thêm chi phí cơ hội vào đó!

Vây tôi hỏi bạn, giả định bạn thuê tài sản 1 triệu/năm vào thời điểm hiện tại, thì đến năm 2010, 1 triệu đó có thuê được tài sản giống vậy không? hay phải là 2 triệu, 3 triệu hay một con số khác lớn hơn!? Còn về vấn đề chi phí cơ hội! Lý thuyết thì nhiều! Để thực tế, bạn tính toán giúp tôi tổng chi phí cơ hội trong cả ba kịch bản bạn nêu ra là bao nhiêu cho mỗi kịch bản giúp! Và cho công thức tính trong các trường hợp này giúp.

Thứ năm: Quan điểm này của bạn:


Mọi thứ chỉ ổn định tương đối trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì tất cả đều thay đổi. Tài sản cố định là sử dụng dài hạn, do đó dù có phản ánh thế nào thì nó cũng vẫn sai sai sai....

Theo quan điểm của tôi, muốn kiểm tra tính ổn định thì phải xét trong dài hạn! Ngược lại hoàn toàn với bạn!

Thứ sáu: Bạn mới là người hiểu lầm chủ topic khi nói câu này:


Nó khác thuê xe là cái chắc nhưng tôi ví dụ thế vì bạn chủ topic đang hiểu nhầm "Tài chính" là "Tiền", trong thuê tài chính, tài sản tài chính là máy móc thiết bị không phải là tiền mà là hình thức biến tướng của tiền

Người ta đang nói thế này:

Cho thuê tài chínhtương tự hình thức cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng

Bạn có hiểu không vậy!

Thứ bảy, đừng lấy chiếc xe làm ví dụ nữa, hãy lấy cái lớn hơn!

Ví dụ: 1. Quyết định thuê nhà xưởng hay mua đất xây dựng nhà xưởng! 2. Quyết định thuê dây chuyền sản xuất hay mua dây chuyền sản xuất! ...... Lúc đó sẽ có nhiều vấn đề tranh luận hơn xoay quanh việc Mua [bằng vốn tự có hoặc vay ngân hàng] và Thuê Tài Chính.

Thứ tám: Bạn nói:


* Trên bảng cân đối kế toán của bên đi thuê, tài sản thuê tài chính không được phản ánh vào phần tài sản [vì nó ko phải tài sản sở hữu của doanh nghiệp]. Vậy nó sẽ bị phản ánh vào đâu? Nó bị phản ánh vào phần nợ, nợ của doanh nghiệp sẽ tăng, do vậy khi nhà phân tích tính toán chỉ số "Lợi nhuận trên tổng tài sản, ROA" thì họ sẽ thấy ROA tăng, do "ROA = Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản", mẫu số nhỏ và tử số ko đổi thì phân số lớn lên, ROA tốt thì nhìn có vẻ tốt. Đó là lý do giám đốc doanh nghiệp biến tấu thổi phồng chỉ số tài chính dùng màn thưa che mắt thánh, lừa bịp nhà đầu tư.

Vì bạn đang nói đến Bảng cân đối kế toán nên tôi mới góp ý!
Nếu tài sản thuê tài chính không được phản ánh vào phần tài sản, thì bảng cân đối kế toán của bạn làm sao cân được khi có phát sinh tăng một khoản nợ ? Vấn đề này là vấn đề căn bản mà bạn!

Vì những lý do đó, Cho nên tôi mới nói, cách lý luận của bạn mang tính chủ quan! Chủ quan ở những vấn đề tôi nêu ra ở trên.

Lần chỉnh sửa cuối: 9/1/09

Thứ nhất: người cần trả lời là hoc_hoi_2008 chứ không phải là tôi!

Không bẻ chữ cậu, chỉ vặn lại cái gì không đồng ý, cậu nên nhớ đây chỉ là thảo luận nên cần tôn trọng đối tác thì mới hợp tác được, tớ chỉ thích tranh luận để vỡ vấn đề!

+ Đối với kịch bản 2 và 3: - Bạn mua xe thời điểm đó, giá xe không tăng à!?

- Lạm phát tăng thì giá thuê xe của bạn có tăng không vậy?


- Bạn thuê xe nhưng không đổ xăng để chạy à? Thuê về trùm mềm chơi à!

Hỏi bạn: Khi đi thuê tài chính, cam kết hợp đồng bạn nên làm thế nào để ít rủi ro cho mình nhất, giả sử thuê building tại sao bạn không có quyền cam kết thuê dài hạn và phí trong dài hạn fixed luôn [Bạn đọc ở trên tớ vừa post đó, cái purchase option là quyền mua đó], chẳng nhẽ hợp đồng thuê của bạn chỉ ràng buộc 1 năm thôi à, nếu thế ko phải thuê tài chính vì thuê tài chính thời hạn phải bằng tối thiểu 75% tuổi đời tồn tại của tài sản

+ Đối với kịch bản 1: - Trị giá xe là không đổi, trừ khi bạn đánh giá lại tài sản; - Chi phí Khấu hao không đổi, trừ khi bạn đánh giá lại tài sản;

- Dĩ nhiên kịch bản 1 cũng bị ảnh hưởng về chi phí xăng.

Không cần đánh giá! Bạn lấy cái bất biến giải thích cái khả biến là sai sai sai, bất biến ở chỗ khấu hao là do qui định áp đặt của VAS trong khi chuẩn mực kế toán khác nhau có thể khấu hao khác nhau cho cùng 1 tài sản, nên đừng nói giá trị xe ko đổi, sai đó!

Vậy theo bạn, kịch bản nào bị ảnh hưởng nhiều nhất khi lạm phát! Tôi lấy ví dụ nhé: a. Năm 2009 tôi bỏ ra 10 triệu mua xe, xài trong 10 năm, mỗi năm khấu hao 1 triệu b. Năm 2009 thuê một chiếc xe mỗi năm trả 0.8 triệu c. Chi phí xăng cho hai xe như nhau. d. Sang năm 2015, lạm phát tăng 50%, giá thuê bây giờ tăng lên 0.8 x 150% = 1.2 triệu trong khi chi phí khấu hao để mua TSCD vẫn là 1 triệu.

e. ==> Quyết định mua TSCĐ vào năm 2015 à, muộn rồi bạn, chiếc xe lúc này giá nó tới 15 triệu lận! Mà có khi tới lúc đó người ta không còn bán xe này nữa [vì đời cũ rồi]. Có lẽ bạn phải mua chiếc xe khác với giá cắt cổ! Hoặc chấp nhận thuê xe cũ với một cái giá trời ơi!

, hoặc bạn đề nghị tôi bán lại bạn xe của tôi với giá hữu nghị 5 triệu đồng!


f. Có khi tôi không bán, vì đây là xe cổ, có giá hơn, có thể lúc đó tôi bán với giá 100 triệu chẳng hạn! [tôi có quyền giả định giống như bạn đã giả định vậy]; trong khi đến năm 2015 bạn đã bỏ ra 6 triệu tiền thuê xe mà vẫn không có gì cả! [tôi muốn nói là quyền sở hữu chiếc xe]

Đoạn này bạn nói hơi dài nhưng có một logíc tư duy bạn đã bỏ qua đó là hãy thống nhất chủ sở hữu tài sản trong dài hạn nhé, tôi đã thuê xe mô kích thì tôi thuê 10 năm chứ ko phải đến 2015 tôi không thuê nữa. Bạn nên thống nhất quan điểm đừng cố lấy các ví du lắt nhắt để bẻ lại.

Thứ tư, bạn biết nói câu này:

Vây tôi hỏi bạn, giả định bạn thuê tài sản 1 triệu/năm vào thời điểm hiện tại, thì đến năm 2010, 1 triệu đó có thuê được tài sản giống vậy không? hay phải là 2 triệu, 3 triệu hay một con số khác lớn hơn!?

Còn về vấn đề chi phí cơ hội! Lý thuyết thì nhiều! Để thực tế, bạn tính toán giúp tôi tổng chi phí cơ hội trong cả ba kịch bản bạn nêu ra là bao nhiêu cho mỗi kịch bản giúp! Và cho công thức tính trong các trường hợp này giúp.

Vấn đề là tôi đã ký hợp đồng thuê dài đến năm 2010 rồi với mức phí thuê đã cam kết rồi, nên bên cho thuê phải giữ nguyên mức phí kể cả năm 2010 phí thuê mới cho 1 hợp đồng mới có cao. Bạn hỉu chưa? Đó là hợp đồng kinh tế thông thường đó!

Thứ năm: Quan điểm này của bạn: Theo quan điểm của tôi, muốn kiểm tra tính ổn định thì phải xét trong dài hạn! Ngược lại hoàn toàn với bạn!

Thứ sáu: Bạn mới là người hiểu lầm chủ topic khi nói câu này:

Người ta đang nói thế này: Bạn có hiểu không vậy!

Thứ bảy, đừng lấy chiếc xe làm ví dụ nữa, hãy lấy cái lớn hơn!

Ví dụ: 1. Quyết định thuê nhà xưởng hay mua đất xây dựng nhà xưởng! 2. Quyết định thuê dây chuyền sản xuất hay mua dây chuyền sản xuất! ......


Lúc đó sẽ có nhiều vấn đề tranh luận hơn xoay quanh việc Mua [bằng vốn tự có hoặc vay ngân hàng] và Thuê Tài Chính.

Vì những lý do đó, Cho nên tôi mới nói, cách lý luận của bạn mang tính chủ quan! Chủ quan ở những vấn đề tôi nêu ra ở trên.

Tớ tranh luận xong rồi, tớ hiểu cái vấn đề đó rồi và tớ xin dừng. Bạn không hiểu thì xem lại! Chứ tớ cảm thấy ko còn gì để tranh luận nữa! Nếu bạn bảo mang một ví dụ ra để phân tích thì nghe ổn hơn! Nhưng nếu thảo luận trên quan điểm phân tích thì chúng ta sang một forum khác chuyên ngành hơn để nhiều người thảo luận sẽ khách quan hơn. Ở đây chỉ toàn excel!

Thank u for yr time and my time.

Rất rất cảm ơn các bạn, mình đang tìm hiểu về CTTC để tư vấn cho xếp. Mình cũng có lên trang kienthuctaichinh như ca_dafi nói và nhiều trang khác nữa về lĩnh vực CTTC, tuy nhiên nó chỉ nói chung chung nên mình cũng ko hiểu lắm. Đúng là tùy trường hợp cụ thể mới quyết định được. Mình có trường hợp như thế này các bạn cho ý kiến giúp đỡ dùm. Hiện công ty mình đang chuẩn bị đầu tư 01 xe ôtô, tuy nhiên ko đủ tiền mua mà phải vay ngân hàng hoặc thuê tài chính. 1. Ngân hàng và thuê tài chính đều phải bỏ vốn tự có là 30% 2. Thời hạn vay và thuê như nhau: 3 năm hay 5 năm cũng được. 3. Ngân hàng và CTTC đều đồng ý tài trợ. 4. Lãi suất: CTTC: 12,75%/năm; Ngân hàng: 12%/năm. 5. Tài sản đảm bảo: thế chấp xe mình đầu tư.

Như vậy thì mình thấy Ngân hàng lợi hơn vì lãi suất rẻ hơn, vậy thì làm thế nào thuyết phục xếp là sử dụng CTTC chứ không vay Ngân hàng. Mình nói thêm là mình đang muốn sử dụng CTTC để tạo mối quan hệ, vì sau này công ty cần phải đầu tư thêm máy móc thiết bị nữa. Ai có cao kiến gì giúp mình với, chân thành cảm ơn rất nhiều.

Rất rất cảm ơn các bạn, mình đang tìm hiểu về CTTC để tư vấn cho xếp. Mình cũng có lên trang kienthuctaichinh như ca_dafi nói và nhiều trang khác nữa về lĩnh vực CTTC, tuy nhiên nó chỉ nói chung chung nên mình cũng ko hiểu lắm. Đúng là tùy trường hợp cụ thể mới quyết định được. Mình có trường hợp như thế này các bạn cho ý kiến giúp đỡ dùm. Hiện công ty mình đang chuẩn bị đầu tư 01 xe ôtô, tuy nhiên ko đủ tiền mua mà phải vay ngân hàng hoặc thuê tài chính. 1. Ngân hàng và thuê tài chính đều phải bỏ vốn tự có là 30% 2. Thời hạn vay và thuê như nhau: 3 năm hay 5 năm cũng được. 3. Ngân hàng và CTTC đều đồng ý tài trợ. 4. Lãi suất: CTTC: 12,75%/năm; Ngân hàng: 12%/năm. 5. Tài sản đảm bảo: thế chấp xe mình đầu tư.

Như vậy thì mình thấy Ngân hàng lợi hơn vì lãi suất rẻ hơn, vậy thì làm thế nào thuyết phục xếp là sử dụng CTTC chứ không vay Ngân hàng. Mình nói thêm là mình đang muốn sử dụng CTTC để tạo mối quan hệ, vì sau này công ty cần phải đầu tư thêm máy móc thiết bị nữa. Ai có cao kiến gì giúp mình với, chân thành cảm ơn rất nhiều.

Cái này hay! Đây là ý kiến chủ quan của tớ, nói với bạn bạn có thể tham khảo hoặc không, nếu tham khảo thì thận trọng ko khéo sếp mắng ko ai chịu trách nhiệm. 1. Xe mua là xe để phục vụ đi lại nội bộ hay che chạy khách tạo ra doanh thu? 2. Xe ô tô hiện tại đang giảm giá, và ngành sản xuất ô tô thế giới năm 2009 còn trật vật, giá xe sẽ còn giảm 3. Lãi ngân hàng sẽ còn giảm bởi gần như thế giới quốc gia nào cũng đang cắt giảm lãi suất để giúp doanh nghiệp vượt qua khủgn hoảng tài chính, lãi suất Mỹ chỉ còn 0.25% lãi suất EU dự kiến sẽ còn giảm tới 0.2%. Việt Nam do đó cũng sẽ phải giảm lãi theo để tránh mất cân bằng lưu chuyển nguồn vốn từ nơi lãi suất cao tới nơi lãi suất thấp 4. Lãi suất CTTC: 12,75%/năm; Ngân hàng: 12%/năm Nhìn bằng mắt đã thấy nó cao hơn lãi ngân hàng nhưng nếu thuê tài chính thì công ty bạn thuê mua hay thuê hoạt động? Bạn hãy liên lạc với công ty thuê tài chính xem 2 hình thức thuê mua và thuê hoạt động và so sánh 2 hình thức đó, lập bảng so sánh các ưu nhược điểm cho sếp thấy. Bạn qua web check giá xe ô tô ở thời điểm hiện tại [xe mới] sau đó bạn dùng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền hiện tại FV của dòng tiền thuê tài chính và dòng tiền mua 1 con xe mới xem sau 5 năm cái nào cao hơn. Bạn tính giá trị hiện tại của dòng tiền phí thuê tài chính trả hàng năm và so sánh với khoản tiền phải bỏ ra ở hiện tại để mua xe mới. Bạn phải làm 3 phương án so sánh, bạn kết hợp thông tin vĩ mô rằng lãi suất ngân hàng sẽ còn giảm thấp hơn lãi suất thuê tài chính. Bạn phải giải thích cho sếp thấy ngành ô tô đang gặp khó khăn và tiêu thụ xe ô tô sẽ khó, giá ô tô có thể giảm giảm.... Năm 2010 Việt Nam mở bung cửa theo cam kết WTO xe ô tô vào VN sẽ chịu thuế nhập khẩu ít hơn, giá sẽ rẻ hơn. v v..... Vấn đề có thể llượng hóa khi biết: 1. Bạn mua/thuê xe gì 2. Giá trị hiện tại xe là bao nhiêu 3. Thời gian thuê 4. Nếu bỏ tiền mua xe để đầu tư vào cái gì khác thì lợi nhuận kỳ vọng của sếp bạn là bao nhiêu 5. Dự đoán các yếu tố rủi ro

Bạn cung cấp đủ tin hơn, tớ làm bài so sánh cho bạn trình sếp!

@ kiredesune: Tôi rất thích cách bạn trả lời một cách cụ thể như bài kế dưới đây [bài #10]! Nó không quá mang tính lý thuyết suông! Và tôi thì rất ghét lý thuyết suông! Cảm ơn bạn!

@ hoc_hoi_2008: Bạn có thể thu thập thêm một số các thông tin như bạn kiredesune gợi ý, sau đó tổng hợp lại, phân tích, hoặc có thể đưa lên diễn đàn để thảo luận, v.v....

Trước tiên là rất cảm ơn các bạn, thông tin như sau: Công ty mình định mua xe Lexus RX 350 [xe đã qua sử dụng]. Giá mua: 1.200 trđ [giá chỉ bao gồm thuế VAT] Mục đích sử dụng: phục vụ việc đi lại, nâng cao hình ảnh của công ty khi đi thương thảo ký kết hợp đồng ... Vốn tự có: 360 trđ Vốn vay hoặc thuê tài chính: 840 trđ Thời gian: 3 năm Lãi suất thuê tài chính: 12,75%/năm; lãi vay ngân hàng: 12%/năm Lãi giảm dần theo số gốc đã trả.

Nhìn qua thì thấy trả lãi ngân hàng < lãi thuê tài chính. Mà xếp mình lại rất quan tâm đến việc trả lãi, ai mà chả thế tiền mà hi hi

Vì vậy mình đang tìm cách thuyết phục xếp nên nhờ các bạn giúp dùm. Thanks

Cái này hay! Đây là ý kiến chủ quan của tớ, nói với bạn bạn có thể tham khảo hoặc không, nếu tham khảo thì thận trọng ko khéo sếp mắng ko ai chịu trách nhiệm. 1. Xe mua là xe để phục vụ đi lại nội bộ hay che chạy khách tạo ra doanh thu? 2. Xe ô tô hiện tại đang giảm giá, và ngành sản xuất ô tô thế giới năm 2009 còn trật vật, giá xe sẽ còn giảm 3. Lãi ngân hàng sẽ còn giảm bởi gần như thế giới quốc gia nào cũng đang cắt giảm lãi suất để giúp doanh nghiệp vượt qua khủgn hoảng tài chính, lãi suất Mỹ chỉ còn 0.25% lãi suất EU dự kiến sẽ còn giảm tới 0.2%. Việt Nam do đó cũng sẽ phải giảm lãi theo để tránh mất cân bằng lưu chuyển nguồn vốn từ nơi lãi suất cao tới nơi lãi suất thấp 4. Lãi suất CTTC: 12,75%/năm; Ngân hàng: 12%/năm Nhìn bằng mắt đã thấy nó cao hơn lãi ngân hàng nhưng nếu thuê tài chính thì công ty bạn thuê mua hay thuê hoạt động? Bạn hãy liên lạc với công ty thuê tài chính xem 2 hình thức thuê mua và thuê hoạt động và so sánh 2 hình thức đó, lập bảng so sánh các ưu nhược điểm cho sếp thấy. Bạn qua web check giá xe ô tô ở thời điểm hiện tại [xe mới] sau đó bạn dùng công thức tính giá trị tương lai của dòng tiền hiện tại FV của dòng tiền thuê tài chính và dòng tiền mua 1 con xe mới xem sau 5 năm cái nào cao hơn. Bạn tính giá trị hiện tại của dòng tiền phí thuê tài chính trả hàng năm và so sánh với khoản tiền phải bỏ ra ở hiện tại để mua xe mới. Bạn phải làm 3 phương án so sánh, bạn kết hợp thông tin vĩ mô rằng lãi suất ngân hàng sẽ còn giảm thấp hơn lãi suất thuê tài chính. Bạn phải giải thích cho sếp thấy ngành ô tô đang gặp khó khăn và tiêu thụ xe ô tô sẽ khó, giá ô tô có thể giảm giảm.... Năm 2010 Việt Nam mở bung cửa theo cam kết WTO xe ô tô vào VN sẽ chịu thuế nhập khẩu ít hơn, giá sẽ rẻ hơn. v v..... Vấn đề có thể llượng hóa khi biết: 1. Bạn mua/thuê xe gì 2. Giá trị hiện tại xe là bao nhiêu 3. Thời gian thuê 4. Nếu bỏ tiền mua xe để đầu tư vào cái gì khác thì lợi nhuận kỳ vọng của sếp bạn là bao nhiêu 5. Dự đoán các yếu tố rủi ro

Bạn cung cấp đủ tin hơn, tớ làm bài so sánh cho bạn trình sếp!

Bổ sung thêm điều khá quan trọng, đó là: * Bạn nên giải trình cả bên các chị kế toán để các chị ấy xem lại chuẩn mực kế toán về tài sản thuê tài chính vì quyết định thuê mua hay thuê vận hành thì sẽ ảnh hưởng tới chi phí khấu hao của các chị kế toán. * Bạn nên hỏi sếp xem liệu hi sinh giảm lợi nhuận báo cáo thì có vấn đề gì tới lợi ích cổ đông hay không [nếu bạn là công ty cổ phần], hỏi sếp xem liệu tăng chi phí thì có sao không [dĩ nhiên chi phí khấu hao không làm giảm dòng tiền từ hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty bạn vẫn ko sao] * Về lãi suất thì chắc chắn lãi suất Việt Nam còn giảm nữa, bạn đọc báo có thể thấy BIDV vừa rồi lãi suất cho vay ra có khi chỉ còn 6,5% nên việc bên ngân hàng offer bên bạn 12% và bên cho thuê tài chính offer 12.75% sợ vẫn còn cao. Nếu bạn hay theo dõi báo thì thông thường chính sách lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung Ương thường chạy sát sau lãi suất ngân hàng thương mại, nghĩa là các ngân hàng thương mại hạ lãi suất tới mức vừa vừa đảm bảo lợi nhuận gộp của họ rồi thì ngân hàng Trung Ương sau đó mới tuyên bố hạ lãi suất cơ bản [Mấy đợt hạ lãi suất vừa rồi là một ví dụ điển hình] Với việc tăng trưởng GDP năm sau 6,23% hay 6% thì còn phải hạ lãi nữa! Nên bạn yên tâm lãi suất còn hạ. Việc thuê tài chính với lãi như vậy mình sợ vẫn còn đắt. Tại sao bạn không đề suất sếp nghiên cứu phương thức mua xe ô tô trả góp nhỉ? Có thể thế sẽ bám sát thực tế hơn và dễ tính toán hơn.

Phải nói để sếp biết chuyện thuê hay mua không chỉ do lãi suất quyết định mà nó còn ảnh hưởng tới nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng tới kết quả lợi nhuận, các chỉ số tài chính của doanh nghiệp bạn.

Trước tiên là rất cảm ơn các bạn, thông tin như sau: Công ty mình định mua xe Lexus RX 350 [xe đã qua sử dụng]. Giá mua: 1.200 trđ [giá chỉ bao gồm thuế VAT] Mục đích sử dụng: phục vụ việc đi lại, nâng cao hình ảnh của công ty khi đi thương thảo ký kết hợp đồng ... Vốn tự có: 360 trđ Vốn vay hoặc thuê tài chính: 840 trđ Thời gian: 3 năm Lãi suất thuê tài chính: 12,75%/năm; lãi vay ngân hàng: 12%/năm Lãi giảm dần theo số gốc đã trả.

Nhìn qua thì thấy trả lãi ngân hàng < lãi thuê tài chính. Mà xếp mình lại rất quan tâm đến việc trả lãi, ai mà chả thế tiền mà hi hi

Vì vậy mình đang tìm cách thuyết phục xếp nên nhờ các bạn giúp dùm. Thanks

Bạn có thể email cho mình: 1. Nội dung bản chào giá dịch vụ thuê tài chính mà bạn đang có trong tay, thường công ty cho thuê tài chính sẽ chào giá bên bạn và có draft các điều khoản 2. Cho mình luôn nội dung phương án vay vốn ngân hàng bên bạn 3. Cho mình tạm xin báo cáo tài chính năm 2007 và 3 quí đầu năm 2008 [có chi tiết thuyết mình giải thích về chính sách kế toán công ty bạn] Mình sẽ: 1. Làm một bản profoma báo cáo tài chính để sếp bạn nhìn thấy các biến động tài sản, chi phí, kết quả kinh doanh 2. Sẽ tính xuôi và tính ngược dòng tiền qui về một mốc để sếp bạn dễ so sánh phương án nào tốt hơn 3. Sẽ có một bảng phân tích dự báo vĩ mô, rủi ro để sếp thấy lãi suất sẽ biến động thế nào [cái này chỉ là phân tích chủ quan, nếu sai sếp chịu trách nhiệm] 4. Sẽ có một bản phân tích giá trị vô hình mà doanh nghiệp bạn nhận được [thể hiện ở thương hiệu gia tăng] 5. Ngoài ra bạn nên khảo sát uy tín dịch vụ của bên cho thuê tài chính, bằng cách ko chỉ khảo phí của riêng công ty đó mà tìm thêm 1 vài ngân hàng khác có thế mạnh cho thuê tài chính để lập bảng so sánh. ....... Bạn cũng tham khảo thêm mức lãi suất ở một vài ngân hàng thương mại khác [dĩ nhiên phải có quan hệ tín dụng tốt] ...... Nhưng mà.... mỗi cái xe oto làm thế tớ sợ hơi cồng kềnh nhiều yêu cầu quá so với giá trị cái xe. Nếu sếp chỉ trả lương 3 triệu thì chắc bạn chỉ cần làm đúng 1 điều: tìm thêm mức phí cạnh tranh của các công ty cho thuê tài chính khác và lập bảng so sánh đưa sếp chọn lấy 1 cái. Làm như thế mình đỡ tốn năng lượng, chưa biết chừng đòi thông tin báo cáo tài chính không khéo sẽ lại bị mấy chị bên kế toán quát vào mẹt! Nếu công ty bạn là công ty bé thì chắc là kiểu gì cũng có chế độ 2 sổ sách kế toán, và như vậy thì chuyện minh bạch báo cáo tài chính là ko khả thi nếu sếp ko tin tưởng bạn. Do vậy, để an toàn thì bạn bảo sếp "Thôi, anh chịu trả chi phí lãi vay cao tí nhưng thông tin của mình được an toàn!"

Hihi....

Cảm ơn kiredesune, mình cũng có tìm hiểu về khấu hao của kế toán về thuê tài chính thì việc khấu hao vẫn bình thường. Về lãi suất thì ko sao vì mình ký hợp đồng lãi suất thay đổi nên khi nhà nước giảm thì ngân hàng hay CTTC cũng giảm cho mình. Lãi suất 6,5% của BIDV là vay ngắn hạn thôi, còn lãi suất mình vay là trung dài hạn. Phương thức trả góp cũng phải vay thôi, bên nhà cung cấp chỉ hỗ trợ là giới thiệu ngân hàng cho mình, còn mình cũng phải vay. Ở đây là mình muốn tư vấn xếp là dùng dịch vụ CTTC để tạo mối quan hệ, vì tương lai sẽ đầu tư thêm mà ngân hàng thì lại cho vay trung hạn khó hơn ngắn hạn. Bi giờ họ cho mình vay nhưng sau này đầu tư thêm thì chưa chắc nhưng mình lại ko tìm cách nào để lấp đi cái lãi suất được nên nhờ các bạn tư vấn dùm.

Trước tiên là rất cảm ơn các bạn, thông tin như sau: Công ty mình định mua xe Lexus RX 350 [xe đã qua sử dụng].

Giá mua: 1.200 trđ [giá chỉ bao gồm thuế VAT]

Mục đích sử dụng: phục vụ việc đi lại, nâng cao hình ảnh của công ty khi đi thương thảo ký kết hợp đồng ...

Vốn tự có: 360 trđ

Vốn vay hoặc thuê tài chính: 840 trđ

Thời gian: 3 năm

Lãi suất thuê tài chính: 12,75%/năm; lãi vay ngân hàng: 12%/năm Lãi giảm dần theo số gốc đã trả.

Nhìn qua thì thấy trả lãi ngân hàng < lãi thuê tài chính. Mà xếp mình lại rất quan tâm đến việc trả lãi, ai mà chả thế tiền mà hi hi

Vì vậy mình đang tìm cách thuyết phục xếp nên nhờ các bạn giúp dùm. Thanks

Doanh thu bên bạn 1 tháng được bao nhiêu mà sếp bạn ăn chơi thế nhỉ? Vốn tự có có 360 triệu mà làm con xe hơn tỷ? Bảo sếp "Anh ơi kinh tế khó khăn thế này chắc ko kí được hợp đồng đâu, khủng hoảng theo chu kỳ được dự báo hết năm 2009 mới hết, bây giờ thuế xe thì tự nhiên mất hơn 150 triệu tiền phí thuê 1 năm! Sót lắm!" Đến năm 2010 thuê cũng được, còn mỗi lần giao dịch trong năm 2009 thì đi thuê ngắn hạn con xe xịn lơn con Lếch Xù đó có khi tiết kiệm chi phí hơn!

Thấy công ty bạn nhỏ mà sếp bạn chơi to!

Cảm ơn kiredesune, mình cũng có tìm hiểu về khấu hao của kế toán về thuê tài chính thì việc khấu hao vẫn bình thường. Về lãi suất thì ko sao vì mình ký hợp đồng lãi suất thay đổi nên khi nhà nước giảm thì ngân hàng hay CTTC cũng giảm cho mình. Lãi suất 6,5% của BIDV là vay ngắn hạn thôi, còn lãi suất mình vay là trung dài hạn. Phương thức trả góp cũng phải vay thôi, bên nhà cung cấp chỉ hỗ trợ là giới thiệu ngân hàng cho mình, còn mình cũng phải vay. Ở đây là mình muốn tư vấn xếp là dùng dịch vụ CTTC để tạo mối quan hệ, vì tương lai sẽ đầu tư thêm mà ngân hàng thì lại cho vay trung hạn khó hơn ngắn hạn. Bi giờ họ cho mình vay nhưng sau này đầu tư thêm thì chưa chắc nhưng mình lại ko tìm cách nào để lấp đi cái lãi suất được nên nhờ các bạn tư vấn dùm.

Nhưng mà công ty bạn đầu tư bé quá sợ dùng tiền làm việc vẫn không ổn! Hihi....phải có dự án to như PMU 18 thì mới ăn thua! Thôi đến đây thì bài toán lý thuyết bó tay vậy! Phải dùng mối quan hệ, bạn muốn được kép thế thì hơi mệt đó! Sếp bạn nói thật là .... khó làm việc! Nhân viên mình ko có tiền sao đi ngoại giao? Chẳng nhẽ dùng "lips service" dịch vụ đãi nước bọt ra tiền?

Hihi....Tớ chịu!

Cho thuê tài chính [ CTTC ] và vay trung dài hạn đều là hình thức đầu tư Trung dài hạn [ vào TSCĐ]. Tại sao lại có hình thức cho vay TDH và CTTC? Câu trả lời là ở ...... các bạn hãy nghiên cứu kỹ về khái niệm và trường hợp áp dụng [ như thế nào ] vì mỗi loại hình đầu tư nó có một ưu điểm nhất định.

Thế nhé. . . !

Hi hi, cảm ơn rất nhiều, xếp tớ thấy bà con đi phantom, audi, mer ... nên ức quá chơi lun con lếch xù này. Công ty mình nhỏ nhưng khả năng trả nợ rất tốt nên ngân hàng hay CTTC ok liền. Chắc là mình phải dùng nước bọt thuyết phục thôi chứ ổng so sánh lãi suất thì mình pó tay hic hic. Một lần nữa cảm ơn các bạn đã góp ý.

Công ty bạn là CTTNHH hay CP hay DNNN đấy! Công ty của bạn cần hình ảnh thì " Tư vấn " Xếp mua hẳn xe mới cho nó " nâng cao HẲN hình ảnh " luôn đi.

Page 2

Như mình đã nói ở trên , là tùy trường hợp , bây giờ thì cụ thể , mình đang làm ô tô , góp thêm thế này : 1/CTTC : sau 3 năm , tiền trả hàng tháng coi như chi phí thuê xe hợp lý ,hết thời hạn Cty CTTC sẽ bán lại cho bạn với giá trị xe 1 triệu VND . 2/Bây giờ hầu như không ai bán xe trả góp cả , đều qua NH và trường hợp này thì việc khấu hao được phân bố theo qui định ,như vậy có thể dài hơn [ nó không phụ thuộc vào việc trả hết tiền cho NH],có nghĩa là hàng tháng tính khấu hao ít lại , lợi nhuận còn -> thuế thu nhập DN Theo tôi ,bạn nên làm việc với Cty CTTC ,nói rõ để họ thuyết minh , vì họ là nhà kinh doanh cũng cạnh tranh , cũng hạ lãi suất và đưa ra lời giải thích thuyết phục xếp hơn Còn vấn đề bạn nên lưu ý là khi đến hết kỳ giá trị xe còn 1 triệu ,nhưng trước bạ sang tên ai chịu và bao nhiêu,nếu không sẽ bị oan [tôi bận quá nên chưa hỏi giúp bạn]. 3/Quan hệ cũng nằm trong 1 trường hợp thuyết phục được đấy . Bạn không cần phải lý thuyết tính toán làm gì nhiều , làm sơ bài toán sau 3 năm chênh lệch lãi vay là bao nhiêu . Bạn cũng không nên quan trọng quá vấn đề , cũng không chủ quan là tất cả loại xe đều hạ giá . Tháng 4 này loại xe 8 chỗ thuế TTĐB tăng 20% , thì lấy đâu mà hạ ! Còn chờ lãi xuất giảm nữa thì xe đâu đi , chỉ đi taxi thôi .

Còn xem báo và dự đoán như bạn kiredesune nói thì khó tin lắm , nếu được vậy thì nhiều đại gia bây giò đâu phải vò đầu bứt tai .

Mọi việc bạn quyết định đều TÙY TỪNG TRƯỜNG HỢP mà chọn .

Chúc bạn vui

Lần chỉnh sửa cuối: 9/1/09

Như mình đã nói ở trên , là tùy trường hợp , bây giờ thì cụ thể , mình đang làm ô tô , góp thêm thế này : 1/CTTC : sau 3 năm , tiền trả hàng tháng coi như chi phí thuê xe hợp lý ,hết thời hạn Cty CTTC sẽ bán lại cho bạn với giá trị xe 1 triệu VND . 2/Bây giờ hầu như không ai bán xe trả góp cả , đều qua NH và trường hợp này thì việc khấu hao được phân bố theo qui định ,như vậy có thể dài hơn [ nó không phụ thuộc vào việc trả hết tiền cho NH],có nghĩa là hàng tháng tính khấu hao ít lại , lợi nhuận còn -> thuế thu nhập DN

Theo tôi ,bạn [F] nên làm việc với Cty CTTC ,nói rõ để họ thuyết minh , vì họ là nhà kinh doanh cũng cạnh tranh , cũng hạ lãi suất và đưa ra lời giải thích thuyết phục xếp hơn

Còn vấn đề bạn nên lưu ý là khi đến hết kỳ giá trị xe còn 1 triệu ,nhưng trước bạ sang tên ai chịu và bao nhiêu,nếu không sẽ bị oan [tôi bận quá nên chưa hỏi giúp bạn].

3/Quan hệ cũng nằm trong 1 trường hợp thuyết phục được đấy . Bạn không cần phải lý thuyết tính toán làm gì nhiều ,[E] làm sơ bài toán sau 3 năm chênh lệch lãi vay là bao nhiêu .

Bạn cũng [D] không nên quan trọng quá vấn đề , cũng không chủ quan là tất cả loại xe đều hạ giá . Tháng 4 này loại xe 8 chỗ thuế TTĐB tăng 20% , thì lấy đâu mà hạ !

Còn chờ [C] lãi xuất giảm nữa thì xe đâu đi , chỉ đi taxi thôi .

[B] Còn xem báo và dự đoán như bạn kiredesune nói thì khó tin lắm , nếu được vậy thì nhiều đại gia bây giò đâu phải vò đầu bứt tai .

Mọi việc bạn quyết định đều [A] TÙY TỪNG TRƯỜNG HỢP mà chọn .

Chúc bạn vui


Bạn le tin nên thảo luận trúng vấn đề thì hay hơn, đọc kỹ ý kiến của bạn, tôi có một vài quan điểm phản đối [theo mạch của bạn, còn mạch của tôi vẫn giữ nguyên]. Trước khi có ý kiến phản đối tôi khuyên bạn khi nói vấn đề Luật đã qui định thì mình cần tôn trọng Luật và nói có sách mách có chứng chứ đừng ù ù cạc cạc như thế, vấn đề đang bàn ở đây là vấn đề liên quan tới chuẩn mực kế toán, quyết định quản trị, dự báo vĩ mô, rủi ro ....Tuy rằng cái Lếch Xù của công ty bạn chủ topic là nhỏ [giá trị chỉ hơn 1,2 tỷ] nhưng đó là món tài sản lớn đối với qui mô vốn của công ty bạn đó [vốn tự có chỉ hơn 360 triệu]. Tôi không nói lại chuyện thuê tài chính mà ý 1 và ý 2 bạn đã nói nhầm, có thể bạn hiểu đúng nhưng phát biểu sai. Tuy nhiên, tôi gợi ý bạn tìm đọc chuẩn mực kê toán số 6 và đọc thông tư 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 6 để hiểu xem Bộ Tài Chén qui định thế nào về thuê tài chính. Sau đây là cái ý phản đối của tôi về những ý kiến của bạn [nó không liên quan gì tới thuê tài chính, nó liên quan tới thực tế đi làm] [A] Đây đã là trường hợp cụ thể rồi, sếp giao cho một trợ lý tư vấn cho ông ta nên chọn thuê tài chính hay vay tiền mua xe. Và việc của trợ lý là phải tìm ra giải pháp = cách này hay cách khác. Tại sao bạn nói tuỳ trường hợp? [B] Bạn khó tin ở điểm nào? Để ra quyết định đầu tư một tài sản bạn phải có thông tin về tài sản đó, phải định giá tài sản, phải nghiên cứu hiệu quả đầu tư, phải cân đối khả năng tài chính.....Đó là việc phải làm! Chẳng qua bạn chưa làm công việc đó nên bạn thấy khó tin, còn cái này là cơ bản, và bình thường. [C] Bạn viết sai chính tả, lãi suất chứ không phải lãi xuất. Nhưng bạn có giám cá với tôi về lãi suất hạ không? Tôi cá với bạn là chỉ trong vòng 2 quí đầu năm 2009 Ngân hàng Nhà nước sẽ hạ lãi suất cơ bản dưới 7% như hiện nay đó. [D] OK đồng ý không phải tất cả các loại xe đều hạ giá, cái Lếch Xù này hình như nhập khẩu nguyên chiếc, và hi vọng giảm giá thì hơi khó bởi Chính Phủ Việt Nam đang muốn bảo hộ ngành sản xuất oto trong nước. Vậy, bạn biết chính phủ có thể tăng thuế tiêu thụ đặc biệt lên, tại sao bạn không cho ý đó vào bản báo cáo để sếp tham khảo, đó là yếu tố lượng hoá được? Sao phải nói chung chung? [E] Làm sơ sơ là làm như thế nào mà ra được? Bạn thử làm tớ coi! [F] Giải pháp để khách hàng thuyết phục sếp thì trợ lý vứt đi luôn, ngồi đó ăn lương làm gì? Một khi khách hàng nó tư vấn thì bao giờ nó cũng tư vấn tốt để moi tiền của công ty mình mà! Khi bạn bán hàng cho tớ bao giờ bạn cũng nói hàng bạn tốt, giá bạn rẻ hơn giá hàng bên cạnh, có bao giờ bạn nói hàng bạn lởm giá đắt đâu? Về công việc, sếp thì cũng chỉ ra đề bài "Đấy, anh chẳng biết nên thuê tài chính cái xe Lếch Xù hay vay tiền mua đứt nó! Chú ngồi giải trình bằng văn bản lựa chọn phương án đầu tư xem giải pháp nào tiết kiệm chi phí hơn! Chiều email report!". Vậy quá cụ thể rồi! Bạn còn muốn sếp ra đầu bài thế nào?

Attached vào đây chuẩn mực kế toán 6 để ai còn thắc mắc thì tự đọc tự tìm hiểu! Tớ off topic này! Vì các bạn càng nói càng loãng và ko đi vào vấn đề chính!

Cảm ơn ý bạn kiredesune
Bạn cũng cần xem lại
1/ Về lỗi chính tả , ở trên tôi dùng lãi suất , dưới lại là Xuất , ai chẳng sai sót ! gì mà ghê vậy .Thế bạn hoàn toàn đúng chưa khi dùng “…. Nhưng bạn có giám cá với tôi về lãi suất hạ không ..” , và nhiều từ trong những bài trước đó nữa
2/Bạn đưa chuẩn mực Tài chính , thế này :
Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

Trong khi ở bài 2 lại viết :

Nhị: Giả sửa đang chạy con Mô Kích này, bạn thấy nó bất ổn, bạn muốn chuyển con Ba Bét Nhà mới tốc độ lớn hơn, bạn có thể ký hợp đồng thuê con Mô Kích kia ngắn hạn 1 năm, và khi hết 1 năm bạn sẽ đi ký hợp đồng thuê tài chính khác và thuê con Ba Bét Nhè. Vậy, bạn có thể dễ dàng thay đổi tài sản tài chính tuỳ vào mục đích sử dụng của bạn.

3/ Về chủ đề : tôi cụ thể đó chứ


So sánh 2 phương thức là tương tự chứ :
- Cuối cùng là xe thuộc về mình.
- Thời gian trả tiền như nhau .
Cái khác là :
- Lãi suất
- Và cách hạch toán
Như vậy cần bao nhiêu báo cáo để làm luận án ?
4/ Về tính chênh lệch lãi vay của 2 phương thức , dùng Excel dễ dàng [ trên dưới 10 triệu trong 3 năm] . Như vậy theo ý chủ quan của tôi là : người chơi xe 1,2 tỉ ,tôi cho là đại gia rồi , cho nên 10 triệu trong 3 năm so với mối quan hệ sau này còn vay nữa là có thể thuyết phục . Nhiều người nghe lãi suất cao thì chần chừ ,nhưng tính ra có thể họ chấp nhận được . Trường hợp này thì tôi đã gặp.
Còn hỏi Cty CTTC để có thể đàm phán lãi suất , và thuyết minh cách hạch toán có gì ưu điểm hơn không,chỉ thế thôi .
5/ Về lãi suất của BIDV còn 6,5% là áp dụng cho 1 số doanh nghiệp còn hàng tồn kho như sắt thép ,… Còn mua xe thì hỏi thử xem . Hơn nữa cả 2 phương thức trên đều giảm theo thời điểm thay đổi mà .

Cảm ơn ý bạn kiredesune
Bạn cũng cần xem lại
1/ Về lỗi chính tả , ở trên tôi dùng lãi suất , dưới lại là Xuất , ai chẳng sai sót ! gì mà ghê vậy .Thế bạn hoàn toàn đúng chưa khi dùng “…. Nhưng bạn có giám cá với tôi về lãi suất hạ không ..” , và nhiều từ trong những bài trước đó nữa
2/Bạn đưa chuẩn mực Tài chính , thế này :
Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

Trong khi ở bài 2 lại viết :

Nhị: Giả sửa đang chạy con Mô Kích này, bạn thấy nó bất ổn, bạn muốn chuyển con Ba Bét Nhà mới tốc độ lớn hơn, bạn có thể ký hợp đồng thuê con Mô Kích kia ngắn hạn 1 năm, và khi hết 1 năm bạn sẽ đi ký hợp đồng thuê tài chính khác và thuê con Ba Bét Nhè. Vậy, bạn có thể dễ dàng thay đổi tài sản tài chính tuỳ vào mục đích sử dụng của bạn.


OK, cái chính tả thì tớ trêu cậu tí thôi, tớ còn sai nhiều hơn cậu. Nhưng nói tóm lại là tớ chẳng hiểu ý cậu bẻ tớ cái gì ở đoạn trên, có phải ý cậu nói tớ đang phân biệt sai thuê tài chính, thuê tài sản và thuê hoạt động không? Tớ không sai! Nhé! Đọc lại từ định nghĩa:

Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.

Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

Thuê hoạt động: Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.

Thuê tài chính là thuê tài sản mà......[thêm điều kiện ABCD]

Vậy thuê tài chính và thuê hoạt động chính là thuê tài sản nhưng có thêm một số điều kiện khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển giao tài sản. Cái con Mô Kích tớ nói thì có gì không phải? Chả hỉu ý cậu!

Nhưng cậu có thấy sự khác nhau giữa 2 cái cụm từ này không?

Quyền sở hữu tài sản >

Chủ Đề