Sông ở đồng bằng Bắc Bộ như thế nào

2. Đọc và cùng trao đổi

3. Tìm hiểu sông ngòi và hệ thống đê

Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

  • Nêu đặc điểm nước sông ở đồng bằng Bắc Bộ vào mùa mưa
  • Hệ thống đê dọc hai bên bờ sông đã có tác động như thế nào đến đồng bằng Bắc Bộ?
  • Nhân dân ở đồng bằng Bắc Bộ đào kênh, mương để làm gì?

Bài làm:

  • Vào mùa mưa, đặc điểm nước ở đồng bằng Bắc Bộ có màu vàng đục.
  • Hệ thống đê dọc hai bên bờ sông đã có tác động lớn đến đồng bằng Bắc Bộ. Do hệ thống đê được đắp cao và kéo dài hàng nghìn ki-lô-mét nên đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng.
  • Nhân dân ở đồng bằng Bắc Bộ đào kênh, mương để dẫn nước từ sông vào đồng ruộng để tưới tiêu cho hoa màu.

Cập nhật: 07/09/2021

  • Giải bài 9: Trịnh - Nguyễn phân tranh. Công cuộc khẩn hoang và sự phát triển của thành thị
  • Chỉ thành phố Hồ Chí Minh, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai trên lược đồ? Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp với những tỉnh nào?
  • Hãy lấy những sự kiện tiêu biểu dưới đây để điền vào chỗ chấm [....] trong bảng sau cho đúng?
  • Giải bài 11: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
  • Chọn và điền nội dung dưới đây vào bảng sau cho phù hợp
  • Hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình về một trong hai thành phố đã học
  • Quan sát hình và mô tả: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, một góc lăng Tự Đức
  • So sánh khu phố cổ mới ở Hà Nội theo bảng sau:
  • Em biết trường học, đường phố, hay xã, phường nào mang tên Lý Công Uẩn, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt? Em hãy kể cho các bạn biết
  • Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì? Cho biết ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
  • Quan sát hình 2, cho biết biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta? Chỉ vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan trên lược đồ hình 2.
  • Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?
Xem thêm

Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau...

Đề bài

Nêu đặc điểm thiên nhiên của đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ theo gợi ý sau :

Lời giải chi tiết

Đặc điểm thiên nhiên

Đồng bằng Bắc Bộ

Đồng bằng Nam Bộ

Địa hình

Khá bằng phẳng, đang tiếp tục mở rộng ra biển

Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp hơn ba lần đồng bằng Bắc Bộ. Phần Tây Nam Bộ có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

Sông ngòi

- Mùa hạ mưa nhiều, nước các song dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng. 

- Nhân dân còn đào nhiều kênh, mương để tưới, tiêu nước cho đồng ruộng

 Đồng bằng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Người dân nơi đây không đắp đê ven sông để ngăn lũ như ở đồng bằng Bắc Bộ. Qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ.

Những tháng còn lại là mùa khô, mực nước sông hạ thấp. Vào mùa này, đồng bằng rất thiếu nước ngọt.

Đất đai

Hệ thống đê làm cho phần lớn diện tích đất không được bồi đắp them phù sa hằng năm và tạo nên nhiều vùng đất trũng.

Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh

Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, hai mùa mưa khô rõ rệt.

 Loigiaihay.com

Đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.

Đề bài

Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.

Lời giải chi tiết

- Đặc điểm địa hình

+ Có dạng hình tam giác

+ Địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển

+ Ven các sông có hệ thống đê ngăn lũ -> vùng trong đê không được bồi đắp phù sa hàng năm và tạo nên nhiều ô trũng.

- Đặc điểm sông ngòi

+ Nhiều sông ngòi

+ Mùa hạ mưa nhiều, nước sông dâng cao gây ngập lụt cho đồng bằng.

Loigiaihay.com

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc
– Được phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Diện tích lớn thứ hai, khoảng 15.00 km2.
– Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và đang tiếp tục được mở rộng ra biển.

Hinh 1. Lược đồ Đồng bằng Bắc Bộ

2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
– Sông ngòi: Vì có nhiều phù sa [cát, bùn trong nước] nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.
– Hệ thống đê: Được đắp ở hai bên bờ sông nhằm ngăn nước lũ lụt vào mùa mưa [mùa hạ]. Hệ thống đê dài tới hàng nghìn km.
– Ngoài ra, người dân còn đào nhiều kênh, mương để tưới tiêu nước cho đồng ruộng [do không được bồi tụ hằng năm, nhiều vùng đất trũng].

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? [trang 98 SGK Địa lý 4] Em hãy chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Dựa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, các em xác định vị trí đồng bằng Bắc Bộ [chú giải màu Xanh], giáp vùng Trung du, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Biển Đông [vịnh Bắc Bộ].

? [trang 98 SGK Địa lý 4] Quan sát hình 1 [trang 98 SGK Địa lý 4], em hãy tìm sông Hồng, sông Thái Bình và một số sông khác của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.
Dựa vào chú giải Sông, các em xác định các sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu của đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.

? [trang 99 SGK Địa lý 4] Em hãy cho biết đê có tác dụng gì?
Đê có tác dụng chủ yếu để ngăn nước lũ lụt vào mùa hạ [mưa nhiều] ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

? [trang 100 SGK Địa lý 4] Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên?
Đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên.

? [trang 100 SGK Địa lý 4] Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
– Địa hình: Đồng bằng Bắc Bộ tương đối bằng phẳng và đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
– Sông ngòi: Vì có nhiều phù sa [cát, bùn trong nước] nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.

Xem thêm về Đồng bằng Bắc Bộ tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề