Stepped Fixed cost là gì

Chi phí cố định hay định phí trong tiếng Anh được gọi là Fixed cost là chi phí không thay đổi về tổng số khi có bất kì sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong một phạm vi phù hợp. Vậy chi phí cố định là gì và phân loại chúng ra sao.

Chi phí cố định là gì? Cách phân loại chúng ra sao?

Chi phí cố định [Fixed cost] là gì?

Định nghĩa về chi phí cố định trong tiếng Anh được hiểu là Fixed cost. Chi phí cố định còn được gọi với những cái tên khác là định phí hay chi phí bất biến. Chi phí cố định là loại chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi phù hợp. Hay chi phí cố định là những chi phí không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

Thuật ngữ liên quan

Chi phí biến đổi trong tiếng Anh là Variable costs là loại chi phí thay đổi tỉ lệ thuận với mức sản xuất của doanh nghiệp . Mỗi chiếc xe máy khi sản xuất đều bao gồm các chi phí khác nhau về vật liệu sắt thép và plastic để làm vỏ xe và động cơ, các dây dẫn và bộ phát điện, bao bì chuyên chở và những yếu tố vật liệu khác. Những chi phí này hầu như sẽ không thay đổi tính trên mỗi đơn vị sản phẩm khi được sản xuất, và chúng đưọc gọi là chi phí biến đổi trung bình [AVC]. Chúng chỉ được gọi là chi phí biến đổi [VC] vì tổng những chi phí đó thay đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra.

Đặc trưng của chi phí cố định

Chi phí cố định khác với chi phí biến đổi, chi phí cố định không bị ảnh hưởng hay tác động bởi mức độ hoạt động. Khi mức độ hoạt động được tăng lên hoặc giảm xuống, các chi phí cố định vẫn giữ nguyên. 

Các chi phí cố đinh khác như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương cho cán bộ quản lí, chi phí quảng cáo hay khuyến mãi, chi phí bảo hiểm, v.v… là những chi phí cố định.

Đặc trưng của chi phí cố định

Phân loại chi phí cố định

Chi phí cố định hay định phí xét theo khía cạnh quản lí bao bao gồm: chi phí cố định bắt buộc của doanh nghiệp [định phí bắt buộc] hay chi phí cố định không bắt buộc [định phí không bắt buộc, định phí tùy ý].

Cụ thể như sau:

Chi phí cố định bắt buộc hay định phí bắt buộc là các chi phí được dùng cho các hoạt động có liên quan tới máy móc thiết bị, nhà xưởng và các cấu trúc tổ chức hoạt động cơ bản của một công ty, thông thường các loại chi phí đó được coi là chi phí không thể cắt bỏ được.

Chi phí cố định không bắt buộc hay định phí không bắt buộc, định phí tùy ý là các chi phí cố định phát sinh từ những quyết định hàng năm của các cấp lãnh đạo quản lí nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. 

Chúng thường không có mối liên hệ nào rõ ràng với các mức độ hoạt động của khả năng hay hoạt động đầu ra như các loại chi phí cho quảng cáo, chi phí nghiên cứu và chi phí phát triển.

  • Chi phí cố định cấp bậc
  • Chi phí cố định cấp bậc là một trường hợp đặc biệt của chi phí cố định.
  • Chi phí cố định cấp bậc là chi phí không thay đổi theo mức độ hoạt động chỉ trong một phạm vi hoạt động thích hợp nào đó.

Khi mà các mức hoạt động vượt quá phạm vi này thì ta có chi phí cố định theo cấp bậc [step-fixed costs].

Chi phí cố định là gì? Cách phân loại chúng ra sao?

Ví dụ

Một kĩ thuật viên của công ty có thể thực hiện công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tối đa 1.000 sản phẩm một tháng. Nếu công ty sản xuất 1.500 sản phẩm một tháng thì buộc công ty phải thuê thêm một kĩ thuật viên nữa. Nếu công ty sản xuất hơn 2.000 sản phẩm trong một tháng thì công ty phải thuê thêm một kĩ thuật viên thứ ba. Trong quá trình lập ra dự toán, nhà quản lí doanh nghiệp nên phân biệt rõ các loại chi phí này để theo dõi và quản lí một cách có hiệu quả.

Trên đây là bài viết về chi phí cố định về khái niệm chi phí cố định là gì. Thuật ngữ có liên quan đến chi phí cố định nhiều nhất đó là chi phí biến đổi. Qua đó, khi hiểu được về chi phí cố định ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về chúng, phân loại chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định không bắt buộc. Hi vọng qua bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích cho bạn về chi phí cố định nếu như bạn là người chưa có hiểu biết gì về chúng.

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp thường tiến hành phân loại chi phí theo Cost Behavior [cách ứng xử của chi phí], nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch chi phí, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí để ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả. Trong bài viết này, SAPP sẽ cùng các bạn đi ôn tập lại lý thuyết về Cost Behaviour và các dạng bài tập thường gặp trong môn F2 ACCA.

1. Các lý thuyết thường gặp

Cost Behaviour là cách mà các chi phí bị ảnh hưởng khi mức độ hoạt động [activity level] của doanh nghiệp thay đổi. Mức độ hoạt động ở đây có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc số giờ máy chạy… Khi nói đến chủ đề này, chúng ta thường hình dung đến 1 sự thay đổi  tỷ lệ giữa chi phí với các mức độ hoạt động nhất định: mức độ hoạt động càng cao thì lượng chi phí phát sinh càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, loại chi phí có đặc điểm như vậy chỉ là 1 bộ phận trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn 1 số loại chi phí không biến đổi khi thay đổi mức độ hoạt động và các chi phí mang đặc tính của cả hai dạng trên.
Dựa theo lý thuyết trên, môn F2 ACCA chia các loại chi phí trong doanh nghiệp thành các dạng sau:

  • Chi phí cố định [Fixed costs] là các chi phí không thay đổi hay chính là không bị ảnh hưởng bởi mức độ hoạt động của doanh nghiệp. [y=a]
  • Biến phí cấp bậc [Step costs]: Về bản chất, step costs là chi phí cố định nhưng chỉ tồn tại ở 1 mức độ nhất định. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất từ 1000 -> 2000 sản phẩm mất $1000 nhưng từ sản phẩm thứ 2001 trở đi, chi phí cố định sẽ là $1200.
  • Chi phí biến đổi [Variable costs]: Các chi phí mà độ lớn của nó phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp. [y=bx]
  • Chi phí hỗn hợp [Semi-fixed costs/semi-variable costs or mixed costs]: Các chi phí mà trong đó có cả yếu tố cố định và biến động, do đó các loại chi phí này sẽ bị ảnh hưởng phần nào khi thay đổi mức độ hoạt động.

2. Các dạng bài tập thường gặp

Trong môn F2 ACCA, các dạng bài tập thường gặp của Cost Behaviour thường không quá khó khăn đối với người học, chủ yếu dừng lại ở việc phân loại chi phí và tính các loại chi phí. SAPP sẽ chia thành các dạng sau đây:

2.1. Dạng 1: Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu [High-low method]

Phương pháp giúp kế toán viên phân tích chi phí dựa trên khảo sát chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất và chi phí ở mức độ hoạt động thấp nhất.

Công thức của phương pháp này như sau:

Variable costs per unit = Total cost at high activity level – total cost at low activity level
Total unit at high activity level – total unit at low activity level

Phương pháp cũng thường được áp dụng cho chi phí hỗn hợp để tiến hành lập công thức tuyến tính

Y= a + bX

Trong đó Y: là tổng chi phí [Total costs] a: tổng định phí [Fixed costs]

b: hệ số biến phí đơn vị [Variable cost per unit]

X: là mức độ hoạt động của doanh nghiệp [có thể tính bằng số giờ nhân công, số giờ máy chạy, sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, doanh thu…]

SAPP cùng các bạn sẽ đi qua hai ví dụ cho dạng bài này:

Câu hỏi 1:

 1 doanh nghiệp phát sinh những chi phí dưới đây tại các mức độ hoạt động khác nhau:

Total cost Level of activity
[$] [Product unit]
250,000 5,000
300,000 6,000
350,000 7,000
400,000 10,000

Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu tính chi phí biến đổi trên từng sản phẩm?

Giải pháp:

Các bạn có thể thấy, mức độ hoạt động cao nhất là 10,000 sản phẩm với tổng chi phí là $400,000. Mức độ hoạt động thấp nhất là 5,000 sản phẩm với tổng chi phí là $250,000. Áp dụng công thức, ta có

b = chi phí biến đổi trên từng sản phẩm = [400,000 – 250,000]/[10,000 – 5,000] = $30/sản phẩm.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tính được định phí của doanh nghiệp khi dùng phương pháp này bằng cách thay số b = $30, X= $5,000, Y= $250,000 à a = 250,000 – [30 × 5,000] = $100,000.

Vậy công thức tổng chi phí là Y = 100,000 + 30X.

Câu hỏi 2:

Bảng dưới đây thể hiện chi phí sản xuất cho từng mức độ hoạt động tạo sản phẩm.

Cost Product
$ Unit
4,000 1,000
7,000 2,000
10,000 3,000
9,500 4,000

Biến phí cấp bậc tăng thêm $500 xảy ra tại mức 3,500 sản phẩm đầu ra.

Chi phí sản xuất biến đổi/sản phẩm [gần $0,01] sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu là bao nhiêu?

Giải pháp:

Đây là 1 câu hỏi khá hóc búa trong đề thi F2 ACCA và khá nhiều bạn bị gặp khó khăn.

  • Đầu tiên, khi sử dung phương pháp cực đại – cực tiểu, các bạn sẽ chỉ cần để ý đến mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất mà không cần để ý đến các mức độ hoạt động khác. Tuy nhiên, đề bài đã cố tình cho tổng chi phí khi sản xuất 3,000 units lớn hơn 4,000 units [$10,000 > $9,500] để đánh lừa người dự thi.
  • Thứ hai, các bạn chú ý đến biến phí cấp bậc [step cost] sẽ có thay đổi tăng thêm $500 khi đạt tới sản lượng đầu ra là 3,500 units. Do đó, các bạn cần phải lập được hai công thức tuyến tính tương ứng với mức độ hoạt động thấp nhất [1,000 units với tổng chi phí là $4,000] và cao nhất [4,000 units với tổng chi phí là $9,500].

Với 1,000 units, thay vào công thức Y = a + bX  ta có 4,000 = a + 1,000b [1]

Với 4,000 units, ta có công thức Y= [a + 500] + bX [ do từ 3,500 units, định phí sẽ tăng thêm $500].
Thay số vào công thức à 9,500 = a + 500 + 4,000b à 9,000 = a + 4,000b [2]

Từ [1] và [2] à b = [9,000 – 4,000]/[4,000 – 1,000] = 5/3 = 1.67/sản phẩm.

Vậy biến phí đơn vị sẽ xấp xỉ $1.67

2.2. Dạng 2: Phân loại chi phí

Ở dạng bài này, các bạn cần nắm chắc các khái niệm và công thức của các loại chi phí: định phí, biến phí, biến phí cấp bậc, chi phí hỗn hợp và chi phí phi tuyến tính. Ngoài ra, các bạn cũng cần biết về đồ thị của từng loại chi phí.

Câu hỏi 1:

1 công nhân sản xuất được trả lương $650/ tháng, cộng thêm $5 cho từng đơn vị được sản xuất trong tháng. Loại chi phí nhân công này là gì?

Trả lời:

Do công nhân nhận 1 khoản lương cố định là $650 1 tháng [a = $650] và 1 khoản tiền $5 cho mỗi 1 sản phẩm [b = $5],vì vậy đây là 1 dạng của chi phí hỗn hợp với công thức y = 650 + 5x.

Câu hỏi 2:

Chi phí lương cho người quản lý phân xưởng là loại chi phí gì? Biết 1 quản lý phân xưởng quản lý 10 công nhân

Trả lời:

Vì 1 người quản lý phân xưởng chỉ quản lý được 10 nhân công, do đó khi có nhân công thứ 11 thì doanh nghiệp cần tới 2 quản lý phân xưởng. Tuy nhiên chi phí lương cho quản lý phân xưởng vẫn giữ nguyên cho đến khi doanh nghiệp có 21 công nhân. Vì vậy, chi phí này là biến phí cấp bậc [Step cost]

3. Lời kết

Phân loại chi phí theo Cost Behavior sẽ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh 1 cách hiệu quả hơn bởi thông qua việc hiểu rõ chi phí phát sinh của từng lựa chọn.

Với bài viết này, SAPP hy vọng đã đem đến cho các bạn các kiến thức hữu ích, phục vụ cho việc học môn F2 ACCA và chuẩn bị cho các kỳ thi ACCA sắp tới.

>>> Xem thêm:

[FREE DOWNLOAD] BỘ TÀI LIỆU F2 ACCA – KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Video liên quan

Chủ Đề