Sự hi sinh thầm lặng là gì năm 2024

“Sự hy sinh thầm lặng” là cuộc thi viết được Báo Sức khỏe & Đời sống, Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế phát động lần đầu tiên vào năm 2010. Tiếp nối thành công của năm cuộc thi tổ chức trong hơn 10 năm qua, cuộc thi lần thứ VI có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tôn vinh các y bác sĩ, nhân viên y tế với những nỗ lực cống hiến vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân. Cuộc thi cũng là sự động viên hết sức ý nghĩa đối với các y bác sĩ, dược sĩ, lương y, cán bộ dân số các chuyên gia y tế trong nhiều lĩnh vực, chuyên ngành, chuyên khoa, các thầy thuốc dân y và thầy thuốc phục vụ trong lực lượng vũ trang.

Cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI cũng là nhiệm vụ tuyên truyền quan trọng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Tuyên giáo Trung ương; hưởng ứng chương trình do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động theo nội dung Đề án “Tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022-2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9/12/2022.

Nhà báo Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập Báo Sức khỏe & Đời sống, Trưởng Ban tổ chức cho biết: Cuộc thi “Sự hy sinh thầm lặng” lần thứ VI không chỉ giới hạn ở bài tham gia dự thi đăng trên Báo Sức khỏe & Đời sống, mà mở rộng đối với thể loại báo viết đăng trên báo in và báo điện tử của tất cả các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Đặc biệt đối với báo điện tử, chúng tôi khuyến khích các thể loại long-form, e-magazine, multimedia với hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn.

Dự kiến cuộc thi sẽ có một giải đặc biệt; một giải Nhất; hai giải Nhì; năm giải Ba và nhiều phần quà dành cho các trường hợp đặc biệt.

Phát biểu tại lễ phát động, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sứ mệnh của ngành y tế là chăm lo, chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân. Đội ngũ y bác sĩ từ các đơn vị công lập đến các đơn vị ngoài công lập đã không quản ngày-đêm, sớm-tối thực hiện nhiệm vụ của mình.

Những sự hy sinh cống hiến của đội ngũ y, bác sĩ thường được phác họa qua những tác phẩm báo chí là chính, do vậy người đứng đầu ngành y tế mong muốn lần thứ sáu cuộc thi viết “Sự hy sinh thầm lặng” sẽ còn xúc cảm hơn năm cuộc thi trước vì trải qua ba năm phòng, chống dịch Covid-19 đã đến những điểm tột cùng của những vấn đề liên quan đến cảm xúc, đến sự cảm thông chia sẻ của đội ngũ nhân viên y tế. Sau ba năm tập trung cho công tác phòng chống dịch đã xuất hiện rất nhiều những tấm gương tiêu biểu, điển hình.

Sau những vất vả thì sự động viên sẽ giúp ngành y tế có sinh lực, nguồn cảm hứng, động lực để làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Sự chia sẻ, động viên về tinh thần sẽ biến thành động viên về chính sách, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của ngành y tế trong quá trình triển khai với mục đích xây dựng hệ thống y tế phát triển bền vững, có đội ngũ y bác sĩ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân cả về y đức, chuyên môn, thái độ phục vụ.

  • Y tế
  • Thời sự
  • Sức khỏe TV
  • Y học 360
  • Dược
  • Y học cổ truyền
  • Giới tính
  • Dinh dưỡng
  • Khỏe - Đẹp
  • Phòng mạch online
  • Thị trường
  • Văn hóa - Giải trí

Tổng Biên tập: TRẦN TUẤN LINH

Phó Tổng Biên tập: TÔ QUANG TRUNG [Thường trực], TRẦN YẾN CHÂU, NGUYỄN NGỌC ĐỨC, NGUYỄN CHÍ LONG

Giấy phép hoạt động báo chí số 390/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/06/2021

© Bản quyền thuộc Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

THÔNG TIN TÒA SOẠN Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Điện thoại: 024.6688.8900 - Fax: 024.3844.3144 Đường dây nóng: 0904.852.222 Email: toasoan@suckhoedoisong.vn

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO

Điện thoại: 0888.669.909 - Email: ads@suckhoedoisong.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

- Thành phố Hồ Chí Minh: Số 213 và 495 đường Điện Biên Phủ - Quận 3 - TP. Hồ Chí Minh - Văn phòng Bắc Trung Bộ: Số 68A đường Nguyễn Sỹ Sách, Phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An - Khu vực Đông Bắc: Phố Hải Phúc - Phường Hồng Hải - TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

Vẫn còn thấy đâu đây những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi lợi ích chung, sống cá nhân, vị kỉ. Họ thờ ơ, bàng quang với mọi điều trong cuộc sống, họ sống sung sướng trên sự đói khổ của người khác,...

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề. Liên hệ bản thân

II. Bài văn mẫu Nghị luận về sự hy sinh thầm lặng trong cuộc sống [Chuẩn]

Nếu tình yêu thương là sợi dây gắn kết tình cảm giữa con người với con người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta thì đức hi sinh lại là biểu hiện cao nhất của tình thương ấy. Khi có đủ tình thương, người ta sẽ quên đi những lợi ích của bản thân để yêu thương, quan tâm và dành những điều tốt đẹp nhất cho người khác mà không cần báo đáp.

Trong cuộc sống, có những sự hi sinh thầm lặng góp phần nuôi dưỡng những yêu thương, để nảy mầm những hạt giống tươi đẹp giữa đời, mang đến cho cuộc đời những tấm lòng cao cả, đáng quý. "Hi sinh" được hiểu là sự quên mình vì người khác, đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân mình. "Thầm lặng" là âm thầm, lặng lẽ hành động mà không cần sự ghi nhận, biết ơn của người khác. Sự hi sinh thầm lặng là hành động tốt đẹp, sẵn sàng cho đi những yêu thương chân thành, giúp đỡ người khác từ những việc làm nhỏ nhất mà không đòi hỏi công lao đáp đền.

Lịch sử dân tộc là minh chứng quý giá cho sự hi sinh thầm lặng của con người. Biết bao chiến sĩ hi sinh nơi chiến trận, họ cống hiến cả thanh xuân của mình vì đất nước thương yêu. Họ ngã xuống "không ai nhớ mặt đặt tên nhưng đã làm nên đất nước". Dù đã hi sinh nhưng trái tim ấm nóng và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của họ vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho bao thi nhân sáng tác thơ ca, là tấm gương sáng cho bao thế hệ học trò noi theo. Có biết bao người mẹ Việt Nam anh hùng nuốt nước mắt vào trong tiễn con ra trận, rồi ngậm ngùi trong dòng nước mắt khi nhận tin báo con hi sinh ngay trong ngày giải phóng, còn gì đau hơn nỗi đau mất con, mẹ già chịu cảnh bơ vơ suốt mấy mươi năm. Có biết bao những thương binh trở về quê hương ngày giải phóng với hình hài không lành lặn, ánh mắt mờ nhoà vì súng đạn quân thù thay thế cho đôi mắt sáng long lanh ngày ra trận, đôi chân gỗ cùng chiếc gậy "chống trời" thay cho đôi chân lành lặn ngày ra đi. Tất cả những nỗi đau, mất mãi ấy chẳng phải là sự hi sinh thầm lặng hay sao? Họ ra đi không một lời từ biệt, họ trở về không cần cả một tiếng hân hoan, những hi sinh ấy thật đáng trân quý biết bao.

Trong hiện tại, những sự hi sinh thầm lặng vẫn luôn thường trực mỗi phút, mỗi giờ giữa cuộc sống. Trong mỗi gia đình là bóng hình những người bà, người mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc con cháu mình. Là bóng dáng người cha tần tảo, một nắng hai sương làm bờ vai vững chắc cho con cái. Cha hi sinh cả sức khoẻ, thời gian để lao động kiếm tiền nuôi con cái. Là bóng những người anh, người chị bỏ dở chuyện học hành vì nhà nghèo, gắng làm lụng kiếm tiền gửi về cho ba mẹ nuôi em, cho em được đến trường bằng bè bằng bạn. Mỗi thành viên trong gia đình họ hi sinh cho nhau, lo lắng cho nhau chẳng cần ai nhắc nhở, cũng chẳng mong báo đền. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu thương. Ngoài xã hội, đó là bóng hình của những y bác sĩ đêm ngày trực bệnh viện, lo lắng cho bệnh nhân từng hơi thở, là những người lính tình nguyện vào vùng tâm dịch hỗ trợ nhân dân. Là những thầy cô ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, hi sinh cả thời gian cho gia đình vì học sinh thân yêu, truyền đạt các con những bài học bổ ích, dạy các con những điều hay lẽ phải. Là những mạnh thường quân chăm lo cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ...Tất cả đều thật đẹp và thấm đẫm sự hi sinh.

Lòng hi sinh xuất phát từ tinh thần tình thương và sự tự nguyện thật đẹp, thật đáng quý. Người được yêu thương sẽ cảm thấy được ủi an, giúp đỡ, được quan tâm và sẻ chia họ cũng rất ấm lòng, là động lực giúp họ vượt qua những khó khăn của nghịch cảnh. Chính người chấp nhận hi sinh cũng cảm thấy vui vẻ vì sự cho đi đã giúp người khác hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Họ chính là những người mang nguồn năng lượng tích cực và tấm lòng cao cả, giúp ích cho đời không màng danh lợi, bởi vậy mà luôn được mọi người tin tưởng, yêu quý và kính trọng. Những hi sinh thầm lặng của con người như một đoá hoa không sắc mà vẫn toả hương ngào ngạt, điểm tô cho cuộc sống tốt đẹp hơn bao giờ hết.

Sự hi sinh thầm lặng mang đến bao điều tốt đẹp là thế, nhưng đáng buồn thay, ta vẫn còn thấy đâu đây những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi lợi ích chung, sống cá nhân, vị kỉ. Họ thờ ơ, bàng quang với mọi điều trong cuộc sống, họ sống sung sướng trên sự đói khổ của người khác,...Những điều ấy thật đáng chê trách biết bao.

Thiết nghĩ, mỗi chúng ta nên trau dồi và phát huy đức hi sinh thầm lặng, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống. Hãy mở rộng lòng ra, yêu thương nhiều hơn, gắn kết mọi người để sẻ chia và giúp đỡ bởi "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Sự hy sinh thầm lặng là gì?

Sự hy sinh thầm lặng là tấm lòng sẵn sàng cho đi yêu thương, giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi sự đền đáp. Lịch sử dân tộc là bằng chứng rõ ràng cho sự hy sinh thầm lặng của con người. Có bao nhiêu chiến sĩ hi sinh trên chiến trường, cống hiến cả cuộc đời vì đất nước yêu dấu.

Tính hy sinh là gì?

Hy sinh có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là chết [ngừng mọi hoạt động của cơ thể], nghĩa thứ hai là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp.

Biểu hiện đức hi sinh là gì?

Đức hi sinh là phẩm chất đẹp, một lòng hy sinh, sẵn sàng chịu đựng những thiệt hại lớn, thậm chí cả sự hi sinh của mình để thực hiện mục đích cao đẹp, tình cảm lớn lao. Những người có đức hi sinh không chỉ hy sinh thời gian và sức lực mà còn cả tình mạng để vì lợi ích của người khác.

Sự cống hiến có ý nghĩa gì?

Cống hiến là đem tài năng của mình phục vụ xã hội, là hy sinh, bỏ thời gian và tiền bạc để làm lợi cho cái chung. Cống hiến còn là làm việc thiện, chớp thời cơ để bứt phá, vươn lên làm giàu và tạo việc làm cho người khác.

Chủ Đề