Tác hại của sữa giảm cân

6. Gây suy giảm hệ miễn dịch

Thuốc giảm cân sau sinh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến sức khỏe ngày càng yếu đi nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài.

7. Gây nghiện

Thuốc giảm cân có thể gây nghiện nếu dùng thường xuyên vì nó thường chứa các chất kích thích, chẳng hạn amphetamine từ lâu được xem là một dạng ma túy và bị cấm dùng.

Uống thuốc giảm cân có ảnh hưởng đến sữa mẹ?

Nhiều mẹ thắc mắc đang cho con bú uống thuốc giảm cân được không? Chắc chắn là không.

– Một số thành phân gây hại trong thuốc có thể lọt vào sữa mẹ và tác động lên cơ thể non nớt của bé.

– Thuốc còn gây chán ăn và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng sẽ làm giảm chất lượng sữa mẹ.

– Thuốc giảm cân có thể gây mất nước trầm trọng. Mẹ thiếu hụt nước ít nhiều đều ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

– Cơ thể cần mỡ để đảm bảo cho quá trình sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên thuốc giảm cân hầu hết đều nhằm vào mục đích giảm mỡ.

Tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm?

Dùng thuốc giảm cân sau sinh để nhanh chóng lấy lại vóc dáng mơ ước nhưng trên thực tế đa số các trường hợp dùng mà không giảm. Vậy tại sao uống thuốc giảm cân mà không giảm?

Nguyên nhân là do thuốc làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó mà giảm lượng thực phẩm tiêu thụ. Nhưng nếu lượng calo tính trên thực phẩm ăn vào không giảm thì không thể đem lại hiệu quả giảm béo.

Ngoài ra, phần lớn thuốc có tác dụng chống hấp thụ mỡ nên chỉ ngăn được khoảng 30% chất béo đưa vào cơ thể. Nếu uống thuốc mà vẫn ăn nhiều thì cũng không thể giảm cân.

Theo các chuyên gia, thuốc giảm cân nói chung và thuốc giảm cân sau sinh nói riêng chỉ có tác dụng hỗ trợ. Thuốc sẽ không thể phát huy tác dụng nếu người dùng không kết hợp cùng chế độ tập luyện, ăn uống khoa học.

Cách giảm cân nhanh nhất không dùng thuốc

Giải pháp giảm cân sau sinh an toàn, hiệu quả nhất là một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và tập thể dục điều độ.

1. Bổ sung những thực phẩm giúp tan mỡ

Những thực phẩm chứa protein, chất xơ và chất béo lành mạnh có thể giúp mẹ đánh bay mỡ sau sinh hiệu quả lại an toàn. Theo đó, mẹ hãy thêm vào chế độ ăn các thực phẩm sau: trứng, thịt nạc, cá, trái cây màu đỏ, dầu oliu, đậu, gạo lứt, yến mạch, rau lá xanh, trà xanh và các loại rau có màu sắc rực rỡ…

>>> Mẹ có thể xem thêm: 20 loại thức ăn giảm cân mà bạn không thể bỏ qua

  -   Thứ hai, 06/12/2021 21:57 [GMT+7]

Sữa là thực phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều sữa sẽ phản tác dụng và đem lại những tác hại không mong muốn. Dưới đây là 4 tác hại phổ biến khi bạn uống quá nhiều sữa.  

Tác hại khi uống quá nhiều sữa. Đồ hoạ: Thiều Phương.

Tăng cân nhanh chóng

Trong sữa chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất béo cao khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Nghiên cứu của Kho lưu trữ Y học Trẻ em và Trẻ vị thành niên [Mỹ] trên 12.000 trẻ em cho thấy việc uống càng nhiều sữa sẽ khiến chúng càng tăng cân. Nếu bạn muốn giảm cân thì hãy cố gắng hạn chế nạp vào cơ thể sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc thay sữa nguyên chất bằng sữa tách béo.

Rối loạn tiêu hoá

Khoảng 65% dân số trên thế giới mắc chứng không dung nạp lactose - một tình trạng tiêu hóa mà cơ thể không thể hấp thụ được loại đường tự nhiên lactose có trong sữa. Nếu bạn mắc bệnh này mà cố uống nhiều sữa, bạn sẽ gặp một số tình trạng rối loạn tiêu hoá như: đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Uống 2 cốc/ngày là chế độ uống phù hợp nhất dành cho bạn.

Không tốt cho xương

Uống sữa giúp xương săn chắc và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng những người uống càng nhiều sữa thì khả năng bị gãy xương hông càng cao, đặc biệt ở phụ nữ. Cụ thể, uống trên 3 ly sữa/ngày thì tăng nguy cơ gãy xương.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mọi người thường cho rằng, uống sữa tách béo thay cho sữa nguyên chất sẽ giúp ích cho quá trình giảm cân và cơ thể của bạn. Trên thực tế, bạn tiêu thụ càng nhiều sản phẩm từ sữa ít béo thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng cao. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất đã thay thế chất béo bằng đường, biến các sản phẩm sữa giàu chất béo của họ thành các sản phẩm ít chất béo nhưng nhiều đường.  

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Chủ Đề