Tác phẩm “đường kách mệnh” của nguyễn ái quốc được xuất bản ở đâu?

Mục lục

Về tên gọiSửa đổi

Theo nhà báo – học giả Quang Đạm, hai chữ "cách mệnh" từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể là vào những năm xã hội Việt Nam tiếp nhận "Tân thư" của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu [cùng khoảng thời gian với các tác phẩm từ nước Pháp của R.Descartes, Montesquieu]. Chữ "cách mệnh" theo tinh thần của Nho giáo Trung Quốc là "đổi cái mệnh Trời giao cho con Trời [thiên tử] – là vua nếu vua không làm tròn nhiệm vụ, giữ cái mệnh ấy, vì vậy phải giao "sứ mệnh" này cho con Trời khác".[2]

TTO - Kỷ niệm 90 năm ngày ra đời tác phẩm Đường kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc [1927-2017], sáng mai 10-10, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu đến công chúng trưng bày chuyên đề Ánh sáng từ Đường kách mệnh.

  • Triển lãm Cải cách ruộng đất:Cần sòng phẳng với lịch sử
  • Triển lãm tranh dân gian mừng Xuân Giáp Ngọ
  • Xem 18 bảo vật quốc gia quý giá tại bảo tàng lịch sử

Trang 1 tác phẩm Đường kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc

Bảo vật quốc gia "Đường kách mệnh" là cuốn sách tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc dùng để đào tạo những cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam những năm 1925-1927 ở Quảng Châu [Trung Quốc].

Đây được coi là văn kiện lý luận chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.

Thông qua Đường kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết Mác - Lênin và phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam một cách dễ hiểu nhất.

Đường kách mệnh được xuất bản năm 1927 ở Quảng Châu dưới dạng in thạch. Những bản in đầu tiên đó được bí mật chuyển về Việt Nam từ trước năm 1930.

Cuốn sách Đường kách mệnh đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một trong những bản gốc in năm 1927, được công nhận bảo vật quốc gia năm 2012.

Đây cũng là cuốn Đường kách mệnh gốc duy nhất còn lại đến nay, gồm 100 trang in thạch, trên giấy nến, kích thước 22x15cm, trang bìa lót có kích thước 15x20cm đã ngả màu vàng.

Hành trình cuốn sách này là câu chuyện thú vị, khi có một tờ trình viết chữ Nôm bằng mực sơn kể về việc thu được cuốn sách: "Tên con là Phó lý Nguyễn Văn Tôn, xã Hạ Trường, xin nộp quan huyện Thanh Hà quyển sách này. Con xin làm đơn trình sau. Bảo Đại năm thứ 5, ngày 29 tháng hai".Tờ trình có chữ ký của phó lý Nguyễn Văn Tôn và dấu củatri huyện Thanh Hà[tỉnh Hải Dương].

Theo tờ trình này, ngày 28-3-1930 [ngày 29 tháng hai năm Bảo Đại thứ 5], phó lý xã Hạ Trường bắt được cuốn sách "cấm" tại nơi cư trú và nộp "tang vật" kèm theo tờ trình.

Từ Hải Dương, cuốn sách được đưa vào hồ sơ sách cấm và được đưa về tòa án tối cao của thực dân Pháp ở Hà Nội lưu giữ.

Sau khi ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hoan - một lão thành cách mạng làm việc ở Tòa án tối cao, trong quá trình sắp xếp lại tư liệu đã phát hiện ra cuốn Đường kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc, sau đó đã chuyển cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Trưng bày còn giới thiệu nhiều hiện vật của các chiến sĩ cách mạng hoạt động trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8-1945.

Đèn tọa đăng của gia đình Ngô Gia Tự, kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Bắc kỳ đã dùng trong cuộc họp tháng 9-1928 ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 1927, Ngô Gia Tự tham gia lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu, sau đó được chỉ định vào Tỉnh bộ Bắc Ninh để gây dựng cơ sở ở địa phương.

Đồng hồ của Nguyễn Đức Cảnh dùng trong những năm 1928-1932. Năm 1927 Nguyễn Đức Cảnh dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Cuối năm 1927 ông về nước, được cử làm bí thư tỉnh Đảng bộ Việt Nam Cách mạng thanh niên tỉnh Hải Phòng, sau đó vào kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách trực tiếp Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai. Tháng 3-1929, là một trong những người thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội.

Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn thảo được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, tháng 10-1930

Áo gối, Nguyễn Thị Minh Khai làm từ vải áo tù để gửi tặng mẹ trong thời gian bị giam ở Khám Lớn, Sài Gòn, năm 1940

Thẻ của Lê Hồng Phong dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, năm 1935

Tráp [hòm] của Hà Huy Tập sử dụng khi ở Vinh, Nghệ An, năm 1939

Ống cắm bút, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã dùng trong thời gian ở nhà cụ Nguyễn Duy Lại, xã Đại Đồng huyện Tiên Du, Bắc Ninh, những năm 1941-1943

Vali, Bùi Ngọc Thành đựng tư trang dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu [Trung Quốc]

Máy đánh chữ mà các ông Tô Hiệu và Lương Khánh Thiện đã sử dụng khi hoạt động cách mạng, 1936

Mõ mà ông Văn Tiến Dũng dùng cho việc cải trang thành nhà sư ở chùa Bột Xuyên, tỉnh Hà Đông, trong thời gian hoạt động cách mạng, năm 1936

Lần đầu tiên trưng bày bản gốc tác phẩm “Đường Kách mệnh”

[ĐCSVN] - Nhân kỷ niệm 90 năm xuất bản ấn phẩm “Đường Kách mệnh” [1927-2017] của tác giả Nguyễn Ái Quốc, lần đầu tiên cuốn sách này được Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu trong trưng bày đặc biệt mang tên “Ánh sáng từ Đường Kách mệnh”, vào ngày 10/10 tới.

“Đường Kách mệnh” xuất bản năm 1927 ở Quảng Châu dưới dạng in thạch. Những bản in đầu tiên được bí mật chuyển về nước từ trước năm 1930, cuốn “Đường Kách mệnh” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một trong số ít những bản gốc in năm 1927 và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt đầu tiên năm 2012.

Một số trang nội dung sách "Đường Kách mệnh"
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, năm 1927 [Ảnh: baotanglichsu.vn]

"Đường Kách mệnh" tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dùng đào tạo đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam những năm 1925-1927 ở Quảng Châu [Trung Quốc]. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn cách mạng. Qua đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác-Lênin và phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam một cách dễ hiểu nhất. Tác phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam cuối những năm 1920.

Dưới ánh sáng của “Đường Kách mệnh”, lớp học trò đầu tiên đã về nước hoạt động cùng Người chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, lãnh đạo tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

Ngoài cuốn “Đường Kách mệnh” còn hơn 150 tài liệu, hiện vật, hình ảnh, trưng bày giới thiệu đến công chúng trong dịp này. Trong đó có: Đôi lọ lục bình đựng tài liệu của Đảng, trong đó có cuốn “Đường Kách mệnh”chuyển từ nước ngoài về Hải Phòng bằng đường biển; tráp [hòm], đồng chí Hà Huy Tập sử dụng khi hoạt động cách mạng ở Vinh, Nghệ An, năm 1939; Đồng hồ, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh dùng trong những năm 1928-1932…

Triển lãm lần này sẽ giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết thêm về cống hiến to lớn của lớp thanh niên trong những năm tháng đầu tiên của cách mạng vô sản ở Việt Nam. Đặc biệt là tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn và phương pháp cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, qua đó góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dân tộc, đóng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước hôm nay./.

HN

Tác phẩm "Đường Kách mệnh" mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam

Cập nhật lúc: 09:29, 01/03/2018 [GMT+7]
TIN LIÊN QUAN
  • Tác phẩm "Ðường Kách mệnh" mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam [kỳ cuối]
  • Tác phẩm "Ðường Kách mệnh" mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam [kỳ 2]
Tác phẩm “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc] trong những năm 1925-1927, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách năm 1927. Đây là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam và trải qua hơn 90 năm đến nay tác phẩm “Đường Kách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Cuốn “Đường Kách mệnh” bản gốc được phong là Bảo vật Quốc gia năm 2012
Bối cảnh ra đời của tác phẩm
Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu [Trung Quốc]. Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi. Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi “Đường kách mệnh”. Sách khổ 13x18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường.
Nội dung xuyên suốt của tác phẩm là những quan điểm cơ bản về lý luận, phương pháp cách mạng Việt Nam trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và quốc tế, được trình bày một cách hệ thống; là tư liệu tham khảo đặc biệt quan trọng và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.
Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, cuốn sách mang giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam; kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác; tạo lập các tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết cấu của tác phẩm ngoài lời đề tựa, cuốn sách đã tập trung đề cập đến 15 vấn đề, theo 3 nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.
Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội
Trên tờ bìa cuốn sách, ngay dưới tên sách, Nguyễn Ái Quốc trích câu nói nổi tiếng trong tác phẩm Làm gì của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”, nhằm mục đích khẳng định vai trò và tầm quan trọng của lý luận đối với sự phát triển của phong trào cách mạng nói chung.
Phần đầu tác phẩm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tập trung đề cập 3 vấn đề rất căn bản của cách mạng, đó là: Xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng; chỉ rõ mục đích viết cuốn sách này và phân tích, lý giải những câu hỏi liên quan đến vấn đề về cách mạng.
Về Tư cách một người cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản là: [I]Tự mình, có 14 tiêu chuẩn: “Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại [chịu khó]. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật”. [II] Đối với người, có 5 chuẩn mực: “Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người”. [III] Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: “Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”; đó là những phẩm chất cơ bản làm thành các giá trị về nhân cách của người cách mạng - Một mẫu người mới cần có trong phong trào cách mạng của dân tộc.
Theo Nguyễn Ái Quốc, nhân cách một con người không chỉ xem xét ở mối quan hệ người - người, mà còn bao hàm cả con người và công việc, con người với bản thân mình, nghĩa là chú ý đến cả phẩm chất lẫn năng lực và thế giới nội tâm. Vì vậy, đã là người cách mạng, những người được xem là công bộc của dân thì trước hết phải là người có tư cách đạo đức tốt: yêu nước, thương nòi; có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; cần kiệm, hiếu học, chịu khó, hy sinh, cống hiến; sống trong sạch, mẫu mực, gần gũi với quần chúng...
Về mục đích viết sách này, Nguyễn Ái Quốc muốn nói cho đồng bào ta biết rõ: [1] Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. [2] Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. [3] Đem cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. [4] Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. [5] Ai là bạn ta? Ai là thù ta? [6] Cách mệnh thì phải làm thế nào? Để rồi đạt đến mục đích cao nhất là “đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”; “Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!”.
Tác phẩm cũng đã phân tích làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm “Cách mệnh” với 9 nội dung: Cách mệnh là gì? Cách mệnh có mấy thứ? Vì sao mà sinh ra tư bản cách mệnh? Vì sao mà sinh ra dân tộc cách mệnh? Vì sao mà sinh ra giai cấp cách mệnh? Cách mệnh chia làm mấy thứ? Ai là những người cách mệnh? Cách mệnh khó hay là dễ? Cách mệnh trước hết phải có cái gì?
Bằng cách trình bày súc tích, kèm theo các dẫn chứng cụ thể, sinh động, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những luận điểm cơ bản về lý luận cách mạng, đó là: [1] Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt; rồi người nêu những ví dụ cụ thể về những cuộc cách mạng trong khoa học, công nghiệp, kinh tế làm thay đổi thế giới gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng như: Galilê [1633], Stêphenxông [1800], Đácuyn [1859], Các Mác.
[2] Nêu lên các cuộc cách mạng trên thế giới gồm: Tư bản cách mệnh: Pháp [1789], Mỹ [1776], Nhật [1864]; Dân tộc cách mệnh: Ytali đuổi cường quyền Áo năm 1859, Tàu đuổi Mãn Thanh năm 1911. Giai cấp cách mệnh: Nga đuổi tư bản và giành lấy quyền năm 1917.
[3] Người chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng trên thế giới suy cho cùng là do bị áp bức, bóc lột và sự bất công trong xã hội: “Địa chủ hết sức ngăn trở tư bản mới, tư bản mới hết sức phá địa chủ, hai bên xung đột nhau làm thành ra tư bản cách mệnh”. Còn “Một nước cậy có sức mạnh đến cướp một nước yếu, lấy võ lực cai trị dân nước ấy,... Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại,... đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc cách mệnh”. Và “Công nông không chịu nổi, đoàn kết nhau đánh đuổi tư bản đi… ấy là giai cấp cách mệnh”. Đặc biệt Người chỉ rõ Dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh có quan hệ chặt chẽ với nhau, biết đoàn kết nhau lại thì sẽ thành công.
[4] Về đối tượng của cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đưa ra tiêu chí “bị áp bức” và chỉ rõ: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết” và theo tiêu chí này, Người xếp công nông là “gốc cách mệnh”, không chỉ họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất.
[5] Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân tộc chứ không phải của một vài cá nhân, vì vậy phải giác ngộ cách mệnh cho quần chúng và phải có đảng cách mệnh, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”, mà “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”; đồng thời Người cũng chỉ ra: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Từ đó, Người đi đến khẳng định Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh, đây là vấn đề có tính nguyên tắc.
KỲ 2: Tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam
VĂN NHÂN

“Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của cách mạng Việt Nam. Tác phẩm có vai trò như kim chỉ nam cho đường lối của cách mạng Việt Nam.

Hành trình kì thú của Bảo vật quốc gia

“Đường Kách Mệnh” là tác phẩm tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc] trong những năm 1925 - 1927. Cuốn sách được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách năm 1927.

Cuốn sách “Đường Kách Mệnh” - Bảo vật quốc gia, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Theo PGS.TS Phạm Xanh, người có nhiều năm nghiên cứu lịch sử cận đại, sau khi xuất bản, tác phẩm “Đường Kách Mệnh” được bí mật đưa về Việt Nam. Về đường bộ, cuốn sách đã được Nguyễn Công Thu [sau khi dự khóa học của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu] đưa về Việt Nam theo đường Lạng Sơn. Về đường thủy, cuốn sách được Nguyễn Lương Bằng - một giao liên bí mật của ta khi đó làm việc trên tàu Sông Pô, tuyến Quảng Châu - Hải Phòng, với sự khéo léo, ông đã đưa “Đường Kách Mệnh” về Việt Nam, và bàn giao lại cho những người có trách nhiệm làm tài liệu tuyên truyền và chuyển đi các nơi.


Ở Hà Nội, “Đường Kách Mệnh” còn được in lại để có thêm tài liệu tuyên truyền, giáo dục quần chúng. Năm 1927, “Đường Kách Mệnh” theo đường biển về Sài Gòn, rồi được chuyền đi các tỉnh Nam Kỳ... Thời đó, thực dân Pháp cấm các tài liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc, nếu phát hiện ai tàng trữ, sử dụng và truyền bá các tài liệu của Nguyễn Ái Quốc đều bị đưa ra tòa và bị phạt tù. Và để tồn tại, cuốn “Đường Kách Mệnh” đã được “ngụy trang” bằng nhiều cách, như ở An Giang, cuốn sách được ngụy trang dưới hình thức kinh Phật, bên ngoài sách có tựa là Đạo Nam kinh, nhưng bên trong là nội dung tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, và cuốn sách trở thành cuốn “cẩm nang” gối đầu giường của thế hệ cách mạng đầu tiên của Việt Nam, chỉ đường cho những người cộng sản Việt Nam đi tới thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Riêng cuốn “Đường Kách Mệnh” hiện vật gốc - đã được công nhận là Bảo vật quốc gia, đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại có một đời sống riêng, lịch sử riêng đặc biệt thú vị. Đi kèm với cuốn “Đường Kách mệnh” hiện vật gốc này, có kèm một tờ giấy rời [tờ trình] viết bằng chữ Nôm, do một Phó lý ở một xã thuộc huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương viết. Nội dung tờ trình viết, vào năm Bảo Đại thứ 5, ngày 29 tháng Hai, [tức là ngày 28/3/1930], tay Phó lý bắt được cuốn sách cấm tại nơi ông ta cư trú, và xin nộp cuốn sách lên tri huyện Thanh Hà. Quan tri huyện Thanh Hà đã tiếp nhận và đóng triện lên đó.


Theo PGS.TS Phạm Xanh, huyện Thanh Hà là quê hương của ông Nguyễn Lương Bằng, giao liên bí mật quan trọng của ta thời kỳ đó, và ta có thể hiểu, cuốn sách này được ông Nguyễn Lương Bằng đưa về Hải Dương để truyền bá, nhưng không may lọt vào tay Phó lý và bị tịch thu. Từ Hải Dương, cuốn sách được đưa vào hồ sơ sách cấm của thực dân Pháp và được đưa về tòa án tối cao của thực dân Pháp ở Hà Nội lưu giữ. Sau khi ta tiếp quản thủ đô Hà Nội, cụ Nguyễn Văn Hoan - một lão thành cách mạng làm việc ở tòa án tối cao, trong quá trình sắp xếp lại tư liệu, cụ Nguyễn Văn Hoan đã phát hiện ra cuốn “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc, cụ đã chuyển cho Bảo tàng Cách mạng Việt Nam [nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia]. Đây được coi là cuốn sách “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, và đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia.


Vẹn nguyên giá trị


GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, người đã có hơn 40 năm nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp của Bác Hồ nhấn mạnh, năm nay tròn 90 năm cuốn “Đường Kách Mệnh” của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được xuất bản và có mặt tại Việt Nam, những giá trị về lý luận và thực tiễn của cuốn sách vẫn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt với vấn đề đạo đức cách mệnh.

Những bài giảng trong cuốn “Đường Kách Mệnh”.

Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, điểm độc đáo của “Đường Kách Mệnh” ở chỗ, tuy là một tác phẩm lý luận, nhưng Bác lại đặt vấn đề về tư cách - đạo đức của người cách mệnh lên ngay từ những trang đầu của cuốn sách. Tức là, phải trung thành với lý tưởng và mục tiêu, phải kiên định với sự nghiệp đấu tranh, và nhất là phải giữ chủ nghĩa cho vững và ít lòng ham muốn về vật chất.


Từ khi Đảng còn chưa ra đời, Bác đã nhìn nhận rõ yếu tố quan trọng là cách mạng muốn thành công thì ngoài đường lối chính trị, ngoài lý tưởng mục tiêu ra, một vấn đề hết sức hệ trọng là đạo đức của người cách mệnh, đạo đức của Đảng cách mệnh, nhất là khi ở vị trí cầm quyền. Bác nhấn mạnh, người cách mệnh phải ít lòng ham muốn về vật chất, có bản lĩnh chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc nội xâm, phải có đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư thì mới toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp cách mạng, vì sự nghiệp phục vụ nhân dân.


GS. TS Hoàng Chí Bảo khẳng định, trong “Đường Kách Mệnh” có cả giá trị khoa học, giá trị đạo đức, giá trị văn hóa - nhất là văn hóa chính trị. Đây chính là giá trị bền vững, có sức sống ảnh hưởng sâu rộng lâu dài trong sự nghiệp của chúng ta hiện nay và mai sau. Trong nội dung “Đường Kách Mệnh”, Bác còn đặt vấn đề là phải rất chú trọng trong ứng xử với người, với việc, với tổ chức đoàn thể, Bác đặc biệt nhấn mạnh từ nghiêm túc: Với mình thì nghiêm, với người thì rộng lòng khoan thứ, với tổ chức thì giữ nguyên tính tổ chức.


Trong “Đường Kách Mệnh”, Bác còn đưa ra một khảo cứu lịch sử và lý luận cả về tổ chức công đoàn, về hợp tác xã, các tổ chức liên hiệp của phụ nữ, các tổ chức mặt trận đoàn thể, kể cả những vấn đề về hội chữ thập đỏ... Mặc dù, trong cuốn sách này, Bác chưa một lần sử dụng thuật ngữ hệ thống chính trị, nhưng việc Người nói về Đảng, về cách mạng, về giành chính quyền, về thành lập các đoàn thể của dân, để dân làm chủ... chính là tư tưởng dân chủ và hệ thống chính trị sau này. Người tìm ra con đường các dân tộc thuộc địa bị áp bức hoàn toàn có thể chủ động để giành lấy thắng lợi bằng sự nghiệp cách mạng “đem sức ta mà giải phóng cho ta, và thắng lợi của Cách mạng tháng Tám ở nước ta đã chứng thực tư tưởng này của Bác là hoàn toàn đúng đắn và chính xác.


Trong “Đường Kách Mệnh” Bác viết, Đảng lấy công tác lý luận tư tưởng làm gốc và đào tạo cán bộ sau này. Tư tưởng này sau đó được Bác phát triển sâu trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947. Trong đó, Người dành cả một chương quan trọng để nói về xây dựng Đảng cách mạng chân chính với 12 điều, mà điều quan trọng nhất: Đảng là một tổ chức cách mạng phục vụ giai cấp dân tộc và nhân loại, chứ Đảng không phải một tổ chức để làm quan phát tài. “Khi viết tư cách Đảng cách mệnh chân chính, Bác đặc biệt chú trọng đến động cơ chính trị của người vào Đảng, động cơ này mà không trong sáng, không vì dân vì nước, không vì sự nghiệp chung, mà vì vụ lợi, vị kỷ, cá nhân thì sớm muộn rồi cũng sẽ biến dạng và thoái hóa. Điều này là một cảnh báo rất thời sự cho chúng ta hiện nay”, GS.TS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.


Cũng theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, Đảng ta đang tận dụng triệt để những điều Bác viết để xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghĩa là, bây giờ xây dựng Đảng không chỉ về tư tưởng, chính trị, tổ chức như trước, mà phải xây dựng Đảng đặc biệt về đạo đức và văn hóa.


Đạo đức ấy chính là đạo đức cách mạng cần - kiệm - liêm - chính của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, văn hóa đó là văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp quyền, và văn hóa ứng xử tinh tế giữa cán bộ đảng viên công chức với người dân, trên tinh thần trọng dân [kính trọng, lễ phép với nhân dân], trọng pháp [tôn trọng luật pháp của Nhà nước pháp quyền]... chúng ta phải làm thế nào để vận dụng được tư tưởng của Bác vào đường lối chính sách chiến lược phát triển cán bộ, vào trong cơ chế, để đưa được người tài giỏi, có đức độ vào trong bộ máy của Đảng, chính quyền, đoàn thể; đồng thời, phải loại bỏ cán bộ thoái hóa biến chất, làm tổn hại thanh danh của Đảng - đó là yêu cầu bức xúc mà nhân dân đặt ra hiện nay.


Tuệ Lâm/Báo Tin Tức
'Đại tướng Văn Tiến Dũng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nội'

Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Thành uỷ Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Đại tướng Văn Tiến Dũng với cách mạng Việt Nam và quê hương Hà Nội”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Đường Kách Mệnh,
  • Bảo vật quốc gia,
  • kim chỉ nam,
  • Nguyễn Ái Quốc,
  • Nguyễn Lương Bằng,
  • cách mạng Việt Nam,
  • Bảo tàng Lịch sử Quốc gia,
  • Hoàng Chí Bảo,
  • Cách mạng tháng Tám,

Video liên quan

Chủ Đề