Tài chính có máy chức năng chính

Mục lục bài viết

  • 1. Tài chính công là gì?
  • 2. Nội dung của tài chính công
  • 3. Đặc điểm, vai trò của tài chính công
  • 3.1. Tính chủ thể của tài chính công
  • 3.2. Nguồn hình thành thu nhập của tài chính công
  • 3.3. Tính hiệu quả của chi tiêu tài chính công
  • 3.4. Phạm vi hoạt động của tài chính công
  • 4. Yếu tố quyết định sự ra đời của Tài chính công
  • 4.1. Nhà nước
  • 4.2. Nền kinh tế hàng hóa tiền tệ
  • 5. Chức năng của tài chính công
  • 6. Các thành phần của tài chính công

1. Tài chính công là gì?

Tài chính công là tổng hợp tất cả các hoạt động thu chi được sử dụng bằng tiền do nhà nước tiến hành. Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập cũng như sử dụng các quỹ công. Mục đích là nhằm phục vụ cho thực hiện các chức năng của nhà nước. Đồng thời đáp ứng các nhu cầu và lợi ích chung của toàn thể xã hội.

Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong Tài chính công. Thu của Ngân sách nhà nước được lấy từ mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau, trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu. Chi tiêu của Ngấn sách nhà nước nhằm duy trì sự tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nước và phụ vụ thực hiện các chức năng của nhà nước.

2. Nội dung của tài chính công

Ngân sách nhà nước được chia thành cấp ngân sách trung ương và cấp ngân sách địa phương. Ngân sách nhà nước được sử dụng trong các lĩnh vực, mục tiêu khác nhau, nhằm phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, dùng trong an ninh, xã hội, quốc phòng.

Tín dụng nhà nước bao gồm hoạt động đi vay và cho vay của Nhà nước. Tín dụng nhà nước được sử dụng để hỗ trợ ngân sách nhà nước trong các trường hợp cần thiết. Nhà nước động viên các nguồn tài chính tạm thời của các pháp nhân, thể nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Nhà nước thực hiện hoạt động đi vay thông qua con đường phát hành Trái phiếu Chính phủ: phát hành Tín phiếu Kho bạc nhà nước; Trái phiếu Kho bạc nhà nước; trái phiếu công trình; trái phiếu đô thị; công trái quốc gia.

Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách nhà nước, là các quy tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội để hỗ trợ cho Ngân sách nhà nước trong trường hợp khó khăn về nguồn tài chính.

Nguồn tài chính được huy động để thành lập các quỹ này đó chính là từ một phần trích từ Ngân sách nhà nước và một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội [từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp dân cư]. Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách nhà nước điển hình như Quỹ Dữ trữ nhà nước; Quỹ Dự trữ tài chính; Quỹ Dự trữ ngoại hối do; Quỹ bảo vệ môi trường; Quỹ bảo hiểm xã hội;… Các quỹ này không chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách nhà nước mà được quản lý theo những quy định riêng.

3. Đặc điểm, vai trò của tài chính công

3.1. Tính chủ thể của tài chính công

>> Xem thêm: Một số nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ?

Tài chính công do nhà nước sở hữu và nhà nước là một chủ thể duy nhất có quyền quyết định sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Mọi việc quyết định sử dụng tiền tệ, ngân sách nhà nước đều gắn với bộ máy của nhà nước giúp duy trì sự ổn định, tồn tại và phát huy có hiệu lực của các bộ máy đó. Đồng thời thực hiện những nhiệm vụ liên quan tới nền kinh tế – xã hội được nhà nước đảm nhận.

Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công mang tới nhiều vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo về quyền lãnh đạo thống nhất và tập trung của phía Nhà nước. Nó giúp loại trừ được sự chia sẻ và vấn đề phân tán về quyền lực đối với việc điều hành của ngân sách Nhà nước.

3.2. Nguồn hình thành thu nhập của tài chính công

Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập tài chính công mà đại diện là ngân sách nhà nước sẽ có những đặc điểm chủ yếu như sau:

  • Thu nhập tài chính công được lấy thông qua các nguồn khác nhau từ trong nước và nước ngoài, dựa vào nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất, lưu thông cho tới phân phối. Đặc trưng của nguồn thu nhập này là gắn chặt với kết quả của quá trình hoạt động kinh tế trong nước cũng như sự vận động của một số phạm trù giá trị như giá cả, mức thu nhập, lãi suất.

Đặc điểm này có vai trò quan trọng trong tổng thu nhập tài chính công và cần coi nguồn thu nhập là chủ yếu, đặc biệt là nguồn của cải mới được sáng tạo ra bởi các ngành sản xuất. Bên cạnh các hoạt động sản xuất vật chất thì sản xuất dịch vụ cũng là một nơi tạo ra nguồn tài chính công chủ yếu trong quốc gia và đây là nguồn thu chủ yếu của tài chính công.

  • Thu nhập tài chính công được lấy thông qua nhiều hình thức và phương thức khác nhau dựa trên sự tự nguyện và bắt buộc, có hoàn trả và không có hoàn trả, nga giá hoặc không ngang giá.

Ý nghĩa thực tiễn của thu nhập tài chính công này là việc sử dụng những hình thức cũng như là các phương pháp hỗ trợ động viên của tài chính công hợp lý luồn đòi hỏi phải có cả sự xem xét tới tính chất và đặc điểm của mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

3.3. Tính hiệu quả của chi tiêu tài chính công

Chi tiêu tài chính là đó là việc phân bổ và sử dụng vốn của nhà nước. Vốn nhà nước ở đây bao gồm quỹ ngân sách nhà nước và quỹ tài chính công ngoài ngân sách nhà nước.

Trong trường hợp sản xuất kinh doanh tại những đơn vị kinh tế cơ sở thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ được đánh giá bằng một số chỉ tiêu định lượng như tổng số lợi nhuận đã thu được trong một kỳ, hệ số doanh lợi….

Còn trường hợp sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ dựa vào các chỉ tiêu định lượng và sẽ gặp phải một số khó khăn và không cho phép có một cái nhìn toàn diện.

>> Xem thêm: Quyền cơ bản của công dân là gì ? Ý nghĩa và nội dung quyền cơ bản của công dân ?

Phần đa, đặc điểm về hiệu quả hoạt động tài chính công sẽ được đánh giá dựa vào hai tiêu thức căn bản nhất đó là kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra.

Nhận thức về đặc điểm này một cách đúng đắn sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng và sử dụng phù hợp quỹ tiền tệ của nhà nước trong việc xử lý những vấn đề của nền kinh tế vĩ mô.

3.4. Phạm vi hoạt động của tài chính công

Phạm vi hoạt động của tài chính công tương đối là rộng rãi và có tác động tới mọi hoạt động khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế – xã hội. Thông qua phạm vi này, tài chính công sẽ mang tới khả năng động viên và tập trung một phần nguồn tài chính của quốc gia vào tay nhà nước từ mọi lĩnh vực và chủ thể kinh tế xã hội.

4. Yếu tố quyết định sự ra đời của Tài chính công

Có hai yếu tố tiền đề để quyết định cho sự ra đời của tài chính công đó là nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ:

4.1. Nhà nước

Nhà nước được ra đời xuất phát từ tính chất khách quan, tuy nhiên được tồn tại dưới tính chất chủ quan. Có hai chức năng chích của nhà nước đó là tổ chức quản lý và trấn áp sự bạo lực. Kinh tế và xã hội là hai lĩnh vực chính do nhà nước tổ chức quản lý. Nhà nước sử dụng chức năng trấn áp nhằm mục đích phục vụ cho nhà nước. Hai cơ quan phục vụ lợi ích nhà nước gồm có Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An.

4.2. Nền kinh tế hàng hóa tiền tệ

Sau khi xã hội bắt đầu xuất hiện sẽ xuất hiện sự chiếm hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm. Điều này sẽ khiến cho kinh tế hàng hóa được ra đời. Từ đó tiền tệ cũng bắt đầu được xuất hiện. Xét về mặt hình thức thì tất cả các hoạt động thu chi mỗi ngày từ nhà nước sẽ đi liền với việc tạo lập cũng như sử dụng tài chính công. Mục địch là nhằm đáp ứng cho việc thực hiện chức năng của nhà nước cho việc cung cấp hàng hóa công cho toàn xã hội.

>> Xem thêm: Các chỉ số phân tích tài chính IRR, NPV và ý nghĩa trong việc đánh giá dự án

5. Chức năng của tài chính công

Tài chính công có 3 chức năng cơ bản như sau:

  • Chức năng phân bổ

Trong nền kinh tế có hai loại hàng hóa đó là hàng hóa tư nhân và hàng hóa công cộng. Hàng hóa tư nhân có một loại độc quyền đối với chính nó. Còn hàng hóa công cộng thì không độc quyền.

Chức năng phân bổ của tài chính công liên quan tới việc phân bổ các hàng hóa công cộng. Chính phủ sẽ thực hiện một số chức năng như duy trì luật pháp, trật tự và phòng chống lại cuộc tấn công của nước ngoài, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Việc thực hiện chức năng phân bổ yêu cầu có một quy mô lớn và phải phân bổ một cách hiệu quả.

  • Chức năng phân phối

Ở các quốc gia trên thế giới luôn có sự chênh lệch về thu nhập và sự giàu có. Những bất bình đẳng này gây ra thiệt hại cho xã hội và khiến cho tỷ lệ tội phạm của đất nước tăng. Chức năng phân phối của tài chính công đó là giảm thiểu về những bất bình đẳng trong xã hội ngày càng nhiều càng tốt thông qua việc phân phối lại thu nhập và của cải.

  • Chức năng ổn định

Nền kinh tế sẽ phải trải qua thời kỳ bùng nổ và suy thoái, đây được gọi là một chu kỳ kinh doanh bình thường. Tuy nhiên những giai đoạn này lại tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế. Vì thế chức năng bình ổn cả tài chính công đó là loại bỏ hoặc ít nhất là làm giảm đi những biến động kinh doanh này.

6. Các thành phần của tài chính công

Các thành phần của tài chính công sẽ bao gồm những hoạt động có liên quan tới thu ngân sách, chi tiêu hỗ trợ xã hội và thực hiện về các chiến lược tài trợ. Bao gồm những thành phần chính như:

  • Thu thuế:Đây là một nguồn thu chính của chính phủ, bao gồm thuế bán hàng, thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế bất động sản…
  • Ngân sách:Ngân sách là một kế hoạch về những gì mà chính phủ, nhà nước định sx có để chi tiêu trong một năm tài chính.
  • Các khoản chi tiêu

Bao gồm tất cả những thứ mà chính phủ thực sự chi tiền như các chương trình xã hội, giáo dục, cơ sở hạ tầng. Phần lớn chi tiêu của chính phủ là hình thức phân phối lại thu nhập hoặc của cải nhằm mục đích mang tới lợi ích cho toàn xã hội.

  • Thâm hụt/ thặng dư

Nếu như chính phủ chi tiêu nhiều hơn thì doanh thu sẽ bị thâm hụt. Còn nếu chính phủ có số chi tiêu ít hơn thì số tiền thu được từ thuế sẽ đạt thặng dư.

>> Xem thêm: Mẫu báo cáo tài chính mới nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

  • Nợ công:Nếu trường hợp chính phủ bị thâm hụt thì sẽ tài trợ một khoản chênh lệch bằng cách vay tiền và nợ quốc gia.

Video liên quan

Chủ Đề