Tài liệunâng cao năng lực đánh giá môn tiếng việt

Nghiệm thu đề tài "Giải pháp nâng cao năng lực Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới"

Ngày 28/11/2019, Viện KHGDVN tổ chức nghiệm thu đề tài KH & CN cấp Bộ "Giải pháp nâng cao năng lực Tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới", Mã số: B2018-VKG-05, do TS. Trần Thị Yên chủ nhiệm.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các giải pháp nâng cao năng lực TV cho HS người dân tộc thiểu số [DTTS], mục tiêu đề tài nhằm: Đánh giá được thực trạng năng lực TV của HS DTTS hiện nay; Đánh giá được thực trạng các giải pháp nâng cao năng lực TV cho HS tiểu học DTTS đang được triển kha; Đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực TV cho HS tiểu học DTTS theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nội dung và kết quả nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lí luận về giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số;

- Thực trạng các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới;

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc thiểu số theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới..

Đề xuất kiến nghị

Đối với Chính phủ: ban hành những qui định cụ thể về ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ trong giáo dục phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa, tâm sinh lí học sinh DTTS.

Đối với Bộ GD&ĐT

- Ban hành chính sách hỗ trợ cho người dạy, chính sách đối với người học ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

- Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới phù hợp với vùng DTTS và miền núi.

Đối với các địa phương vùng DTTS

- Tổ chức bồi dưỡng/tập huấn, giao lưu để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL, GV đối với dạy học nói chung, dạy TV nói riêng ở vùng DTTS.

- Chỉ đạo các nhà trường sử dụng linh hoạt các nhóm giải pháp quản lí, nhóm giải pháp kĩ thuật/phương pháp dạy học TV phù hợp với HS tiểu học dân tộc theo yêu cầu CTGDTPT mới.

- Huy động các nguồn lực tham gia giáo dục: Cha mẹ học sinh, cộng đồng, các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ cho các điều kiện đảm bảo thực hiện dạy học nói chung, dạy học TV nói riêng.

Sáng ngày 11/12/2023 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hội An khai mạc Hội nghị Tập huấn đổi mới đánh giá môn Tiếng Việt cấp tiểu học năm học 2023-2024. Tham dự tập huấn có 75 cán bộ quản lý và giáo viên đang trực tiếp đứng lớp ở các trường TH-THCS trên toàn thành phố.

Mục đích việc tập huấn giúp đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấp tiểu học có những hiểu biết rõ ràng về hoạt động đánh giá năng lực Tiếng Việt của học sinh tiểu học, dùng trong đánh giá đọc và viết; đồng thời thực hiện hiệu quả việc đánh giá thường xuyên trong dạy đọc, viết môn Tiếng Việt theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Hướng dẫn đánh giá thường xuyên năng lực đọc thành tiếng và đọc hiểu, hướng dẫn đánh giá thường xuyên năng lực viết chữ, viết chính tả, viết câu, đoạn, bài. Nâng cao năng lực ra đề kiểm tra, đánh giá định kỳ môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đến dự với Hội nghị tập huấn có Cô giáo Đinh Thị Kim Huệ - Phó trưởng Phòng GDĐT thành phố.

Cô giáo Đinh Thị Kim Huệ phát biểu chỉ đạo: "Lớp tập huấn giúp cán bộ quản lý, giáo viên tham gia sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, cũng như việc đổi mới đánh giá tiếng Việt ở lớp 1, 2, 3, 4 giúp các thầy cô giáo tận dụng những kiến thức đã tiếp cận, chủ động áp dụng vào việc dạy học đáp ứng theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, qua đó từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tại các nhà trường, góp phần lan tỏa tình yêu, niềm vui say mê đối với môn học đến với học sinh".

Buổi tập huấn được tổ chức theo hình thức trực tiếp, với yêu cầu cán bộ quản lý và giáo viên nghiên cứu tài liệu, tập trung trao đổi, thảo luận nhóm, thực hành nội dung đánh giá thường xuyên các năng lực ngôn ngữ, thực hành ra đề kiểm tra định kỳ đối với môn Tiếng Việt.

Sau khi tập huấn cấp huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố chỉ đạo các trường tổ chức tập huấn lại cho 100% tất cả giáo viên của các trường TH, TH-THCS trên địa bàn./.

Cuốn sách Ôn luyện và đánh giá năng lực Tiếng Việt 1 được biên soạn để hỗ trợ giáo viên và học sinh trong dạy học hai buổi/ngày theo bộ sách giáo khoa Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.

Sách gồm hai tập, hướng dẫn học sinh ôn luyện và đánh giá năng lực tiếng Việt theo từng tuần học của mỗi học kì. Tập một giúp học sinh ôn luyện và đánh giá phần Học vần, hình thành và phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe cho các em. Các hình thức luyện tập và đánh giá gồm: Nối âm, tiếng, từ ngữ, câu với hình hoặc nối các ô chữ; điền âm, vần, tiếng, từ ngữ vào chỗ trống, phân loại âm, vần, tiếng, viết chính tả và nghe nói theo các chủ đề gần gũi với học sinh lớp 1.

Các bài tập đều thể hiện cách làm bài. Đó là gợi ý để các em dễ dàng luyện tập. Cuối mỗi bài có phần Em tự đánh giá.

Trong sách sử dụng nhiều tranh ảnh, câu đố, trò chơi, nhiều bài thơ, câu chuyện thú vị để giúp học sinh ôn luyện Tiếng Việt 1 một cách có hiệu quả và hứng thú.

Chủ Đề