Tại sao ảnh trong gương đẹp hơn ngoài đời

Hình ảnh của chúng ta trong gương là hình ảnh đảo ngược: Chúng ta soi gương nhiều hơn là chụp ảnh. Theo một khảo sát tại Anh, một người trung bình sẽ soi gương tới 70 lần mỗi ngày. Vì thế nên khi đã quen nhìn thấy hình ảnh đảo ngược trong gương, bạn sẽ thấy thật lạ lẫm khi nhìn thấy bản thân trong những tấm ảnh. Tương tự, khi người khác nhìn vào bạn, nó cũng sẽ khác hoàn toàn so với khi bạn tự soi gương.

Những bức ảnh có thể chụp cái mà bạn không thấy [không mong muốn thấy] trong gương: Khi soi gương, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh gương mặt của mình theo góc độ đẹp nhất một cách rất nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng về điểm nào đó trên gương mặt, bạn sẽ chuyển đổi làm sao để bản thân trở nên đủ hoàn hảo trong mắt bạn một cách vô thức. Nhưng khi ai đó chụp ảnh cho bạn, không thể đảm bảo họ biết được góc chụp đẹp nhất của bạn. Vì thế nên hình ảnh sẽ trở nên khác biệt so với soi gương.

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên của não bộ: Trong tâm lý có một hiệu ứng gọi là hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên. Đây là hiệu ứng tâm lý mà chúng ta sẽ thích điều ta tiếp xúc thường xuyên. Vì thế nên khi các bạn ngắm bản thân trong gương đủ lâu, đủ nhiều, bạn sẽ thấy bản thân đẹp hơn. Thực tế là, không một ai sở hữu một gương mặt đối xứng hoàn hảo, nhưng một khi đã quen với việc ngắm bản thân trong gương, não sẽ tự động điều chỉnh sự bất tương xứng đó. Ví dụ, nếu mũi bạn bị lệch sang trái 2 độ, não sẽ chỉnh lại 2 độ về bên phải cho cân xứng. Bây giờ, vì não bạn đã quen chỉnh mũi bạn sang bên phải 2 độ, nên nếu bạn quay mặt mình theo hướng ngược lại, mũi của bạn trông như bị lệch tận 4 độ. Nhưng nếu bạn ngắm mình trong gương đủ lâu, não sẽ tự động điều chỉnh trở lại và trông bạn sẽ bình thường.

Biến dạng hình ảnh: Một lý do khác đó là hình ảnh của bạn khi chụp trên điện thoại hoặc các webcam bị bóp méo. Mỗi một góc chụp khác nhau sẽ đưa ra những hình ảnh khác nhau. Ví dụ như các đối tượng ở gần máy ảnh sẽ nổi bật hơn và ngược lại với những đối tượng ở xa. Nếu như khuôn mặt của bạn cách máy ảnh quá gần, nó cũng có thể bị bóp méo, mũi của bạn to hơn, tai và hàm của nhỏ hơn,... Tùy thuộc vào đối tượng mà điều đó có thể khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn, hoặc không.

Ảnh chụp còn phụ thuộc vào ánh sáng: Khi soi gương, não bộ sẽ khiến chúng ta không cảm nhận được sự khác biệt về ánh sáng. Nếu có thay đổi, não bộ sẽ tự động cân bằng sáng để hình ảnh hiện lên gần với những gì quen thuộc nhất mà mỗi ngày bạn vẫn được cảm nhận. Điều này khác với hình ảnh, cái mà ánh sáng có tính chi phối mạnh mẽ.

Cũng vì những lý do này mà mỗi khi soi gương trong nhà tắm, mình sẽ cảm thấy bản thân không đến nỗi quá tệ, trông chưa xúc phạm người nhìn lắm. Nhưng mà mỗi lúc chụp ảnh là lại một lần "Ew, đứa nào trông xấu đau xấu đớn thế này?".

Nguồn: Kênh 14

Đã bao giờ bạn chụp 7749 bức hình nhưng mãi chẳng lựa được tấm nào đúng ý mình? Dường như những bức ảnh luôn có gì đó trông “sai sai” mà bạn chẳng thể lý giải được.

Nếu ảnh của bạn trông xấu hơn cách mà bạn nhận thức về bản thân, thì liệu bạn có xấu thật không?

Não sẽ tự động điều chỉnh để mọi thứ trông đẹp hơn ở đời thực

Khi nhìn vào một vật thể ở đời thực, não thường sẽ tự bù trừ ánh sáng, chọn góc nhìn, điều chỉnh mức độ xa gần nhằm giúp bạn bắt được vật thể một cách chân thực nhất. Tựa như việc sau khi tắt đèn một lúc, mắt của bạn sẽ tự điều chỉnh để nhìn được trong bóng tối.

Nhưng đối với ảnh chụp, mất đi yếu tố “hiệu chỉnh tinh thần” này khiến cho ánh sáng, độ tương phản, góc nhìn của vật thể trở nên kém bắt mắt hơn. 

Một giả thuyết khác lại giải thích rằng, não không nhìn mặt người như một vật thể rắn mà giống như một “chất lỏng” linh hoạt, với nhiều nhóm cơ trên mặt đang chuyển động mỗi giây. Nhưng nó thường sẽ phớt lờ những chuyển động nhỏ này và từ đó loại bỏ những thời khắc xấu của bạn, ví dụ như lúc chớp mắt. 

Tuy nhiên khi ở trong ảnh, thời gian sẽ bị “đóng băng” và những khoảnh khắc mà thường não không chú ý sẽ bị bắt trọn. Vì vậy, những nhiếp ảnh gia có tâm thường sẽ nháy máy liên tục và chọn ra bức ảnh mà bạn đẹp nhất. 

Chúng ta có xu hướng đề cao nhan sắc của mình hơn thực tế

Đây được gọi là thiên kiến tự củng cố [self-enhancement bias] mô tả việc con người thường đề cao đặc điểm và khả năng của bản thân hơn là nhìn nhận nó một cách khách quan.

Để kiểm chứng thiên kiến này, một nghiên cứu đã đưa người tham gia xem 2 bức ảnh chụp chính họ, một qua chỉnh sửa cho bắt mắt hơn, còn một thì không. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu người tham gia chọn bức ảnh “thật” của mình. Phần lớn mọi người đều cho rằng bức ảnh trông đẹp hơn mới là “thật”, trong khi những người xa lạ thì lại chọn bức ảnh chưa qua chỉnh sửa. 

Khi chúng ta ảo tưởng về nhan sắc của mình, khoảnh khắc phải nhìn nhận thực tế qua những bức ảnh không khỏi khiến ta vỡ mộng. Nó giải thích cho việc đứa bạn thân cứ liên tục bỉ bôi kỹ nghệ chụp hình của bạn, trong khi bạn lại thấy rõ ràng ảnh mình chụp chẳng có vấn đề gì cả. 

Chúng ta quen thuộc với hình ảnh của mình trong gương hơn

Hiệu ứng tiếp xúc thường xuyên [mere exposure effect] lý giải rằng chúng ta càng tiếp xúc với thứ gì đó nhiều, thì sẽ trở nên thích nó hơn. Hiệu ứng này thường được ứng dụng trong marketing khi các nhãn hàng tăng cường tần suất xuất hiện của quảng cáo để khiến cho bạn cảm thấy quen thuộc với sản phẩm.

Điều này xảy ra tương tự với việc soi gương hằng ngày, bạn càng nhìn mình lâu, bạn càng ưu ái hình ảnh của mình hơn. 

Tuy nhiên hình ảnh phản chiếu trong gương của chúng ta sẽ bị đảo ngược, trong khi ảnh chụp thì không [trừ hình selfie]. Vì lẽ đó, ảnh chụp khiến ta cảm thấy xa lạ với khuôn mặt mình.

Ngoài ra, khi nhìn vào gương chúng ta luôn có cơ hội điều chỉnh góc nhìn. Một cách vô thức, chúng ta sẽ nhìn bản thân ở góc đẹp, trong khi ảnh chụp thì lại nhầm vào “góc chết”. 

Chúng ta không thích những thứ “giả trân” 

Không phải ai cũng giỏi trong việc tạo dáng, đặc biệt là cười trước camera. Đã bao nhiêu lần bạn buộc phải cười gượng trước ống kính, rồi cảm thấy khó chịu với sự thiếu tự nhiên của mình?

Với mục đích sinh tồn, con người rất tinh vi trong việc nhận diện biểu cảm trên khuôn mặt. Chuyển động thiếu tự nhiên của cơ mặt mang lại một cảm giác khó chịu bởi sự lập lờ khó đoán của nó. Chẳng hạn như bạn không thích một diễn viên đóng “đơ”, khi mà vẻ mặt của họ không lột tả được cảm xúc mà đáng lẽ nhân vật nên có.

Chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều tiêu chuẩn 

Đôi khi chúng ta thấy mình xấu cũng bởi vì ta thầm so sánh bản thân với những hình mẫu mình coi là đẹp hơn. Trong thuyết so sánh xã hội, đây được gọi là hình thức so sánh trên [upward social comparison]. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mặc cảm và bất an. 

Không phải ngẫu nhiên mà Instagram bị đánh giá là nền tảng mạng xã hội có hại cho sức khỏe tinh thần. Với giao diện thiên về hình ảnh, Instagram khiến nhiều người dùng gặp vấn đề về mặc cảm ngoại hình khi liên tục so sánh bản thân với những hình ảnh trau chuốt của người khác. 

Kết

Trong khuôn khổ nội dung của series “Bổ Não”, bài viết chỉ đề cập đến những lý do thuộc phạm trù tâm lý và não bộ ảnh hưởng đến cách mà bạn nhìn nhận bức ảnh chụp chính mình. Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua những lý do khách quan khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhan sắc của mình như góc chụp, ánh sáng và phông nền - điển hình là chúng ta luôn xấu hơn trong ảnh chụp căn cước công dân. 

Với chúng ta, soi gương là một việc làm hằng ngày của mỗi người khi muốn đi đâu ra ngoài. Đặc biệt với con gái, thì họ có thể dành hơn nữa thời gian trong ngày để có thể soi gương ngắm nghía bản thân mình. Thế nhưng bạn có bao giờ để ý rằng, khi bạn soi gương và lúc chụp hình lại khác nhau nhiều đến như vậy? Đó là do camera thay đổi hình ảnh một cách triệt để hay chúng ta nên đổ lỗi cho những tấm gương? Ảnh chụp và gương soi, công cụ nào cho bạn thấy hình ảnh của mình chính xác hơn? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

  • Bức ảnh 57,7 tỷ pixel chụp chiếc xe Bentley nét căng trong bức hình ở Dubai
  • 4 cách chụp ảnh với mưa cho bức hình thêm phần lãng mạn

1. Nhìn về góc độ tâm lý

Với việc soi gương, chúng ta thường cảm thấy hình ảnh của mình rõ hơn, không những thế khi soi gương lúc đó chúng ta đang ở nhà hoặc trong phòng WC, đây là một môi trường làm bạn cảm thấy khoải mái và dễ chịu nhất. Trong khi đó, đi đứng trước ống kính máy ảnh, thì ít nhiều chúng ta luôn cảm thấy dụt dè, thiếu tự tin không thể hiện được hết thần thái, đường nét quyến rủ trên cơ thể. Điều đó giải thích tại sao thỉnh thoảng bạn hay liếc nhìn vào gương trước khi đi dự một bữa tiệc và trông ta thật là đẹp và kiêu hãnh. Thế nhưng, vào ngày hôm sau khi xem lại bức hình thì thật sự điều này hoàn toàn trái ngược với bạn đêm qua.

2. Xét về góc nhìn

Có thể bạn không tin, nhưng sự thật là khuôn mặt mỗi chúng ta tất cả đều không đối xứng. Điều này đúng với tất cả mọi người, nó chỉ khác nhau ở mức độ cân đối khuôn mặt ở mỗi người nhiều hay ít mà thôi. Chính vì vậy, đây cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta dẫn đến sự nhầm lẫn có thể bạn rất ưa nhìn trong gương nhưng lại cảm thấy mình không ăn ảnh.

Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta đều nhìn mình trong gương, cùng một góc độ, vị trí khiến mắt chúng ta cảm thấy quá quen thuộc với hình ảnh này làm cho bạn luôn cảm thấy nó dễ nhìn và xinh đẹp.

Thế nhưng, khi chuyển qua chụp ảnh, chúng ta không thể phán đoán được hướng của máy ảnh, thần thái của chúng ta sẽ như thế nào? Góc đó chụp liệu có phải là điểm sáng trên khuôn mặt bạn... Chính điều này khiến cho bức hình của bạn không được như ý muốn của mình.

3. Xét về cân bằng trắng

Trong mỗi điều kiện ánh sáng khác nhau thì máy ảnh của chúng ta cần có chế độ để cân bằng trắng cho phù hợp với bức ảnh và điều kiện ánh sáng. Tuy nhiên, đối với gương khi chúng ta nhìn vào thì không thể nhận biết được sự khác biệt của nhiệt độ ánh sáng lúc đó. Điều này làm cho não bộ của chúng ta sẽ tự động tiếp nhận và xử lý tất cả các mức độ khác nhau của ánh sáng để cho mắt chúng ta có thể nhìn thấy màu sắc chân thật và quen thuộc nhất.

Ngược lại, dưới ống kính máy ảnh, màu sắc lại được thể hiện một cách thực tế với những điểm khác biệt hết sức rõ rệt và điều này có thể làm lộ một vài "điểm xấu" của bạn, hoặc ít nhất là những điểm bạn vẫn không quen nhìn thấy như khi nhìn mình trong gương.

4. Xét về việc focus từng bộ phận cá nhân

Nếu như chúng ta nhìn vào gương, chúng ta chỉ tập trung vào những phần tiêu biểu, nhất định trên cơ thể như gương mặt, cơ thể chúng ta và thường ít để ý đến những yếu tố khác. Trong khi đó, trong bức ảnh ta có thể nhìn được mọi thứ đến toàn diện và chú ý đến những thứ mà ít giờ chúng ta để ý tới như tư thế tạo dáng, vị trí đôi tay...

5. Về hình ảnh phản chiếu

Khi chúng ta nhìn vào gương, chúng ta sẽ thấy hình ảnh của chính mình, đồng nghĩa với việc não bộ sẽ truyền tín hiệu và chúng ta sẽ suy nghĩ đó chính là bạn, không phải ai khác. Ngược lại, khi chụp ảnh, người nhiếp ảnh nếu có tâm sẽ giúp cho bạn được tỏa sáng, và tạo ra những bức hình có góc nhìn khác so với lâu nay bạn nhìn bản thân trong gương.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, những bức ảnh mới cho ta những cái nhìn khách quan, chính xác về ngoại hình của mình. Thế nhưng, nhiều người sẽ nghĩ, tại sao nhiều khi bạn chụp ảnh lại có những bức hình không được đẹp như bạn nghĩ thì câu trả lời có lẽ do người chụp ảnh không có tâm, hoặc do khoảnh khắc chụp đó bạn không được xinh đẹp...

Đừng quá buồn hay thất vọng, bạn phải biết mình đẹp khi nào, ở góc độ nào. Có thể người khác cũng nhận ra nét đẹp của bạn đấy, nên cứ yên tâm, việc của bạn là luôn tự tin và biết cách chăm sóc bản thân mình, tự nhiên bạn sẽ đẹp.

Video liên quan

Chủ Đề