Tại sao cởi áo bị thẻ vàng

Thẻ vàng là hình phạt cho cầu thủ bóng đá khi cầu thủ đó phạm lỗi [điều 12]. Các lỗi thường thấy là câu giờ, đẩy người, kéo áo. Đội có cầu thủ vi phạm sẽ chịu cú đá phạt trực tiếp [nếu phạm lỗi ngoài khu vực 16m50] hoặc phạt penalty từ phía đối phương [nếu phạm lỗi trong khu vực 16m50]. Cầu thủ bị phạt hai thẻ vàng [theo nghĩa gián tiếp 2 thẻ vàng bằng 1 thẻ đỏ] hoặc một thẻ đỏ trực tiếp sẽ bị đuổi khỏi sân và không được thay thế bằng cầu thủ dự bị.

Thẻ vàng

Trước khi chiếc thẻ vàng và thẻ đỏ ra đời, mỗi khi trọng tài muốn cảnh cáo hoặc phạt nặng bằng cách truất quyền thi đấu của một cầu thủ nào có mặt trên sân, trọng tài phải gọi anh ta đến và nói: "Tôi cảnh cáo anh vì lỗi …!", rồi sau đó báo cho đội trưởng của anh ta biết.

Tuy nhiên cái khó cho trọng tài là nhiều khi ngôn ngữ của họ sử dụng khác tiếng nói của cầu thủ trên sân thì vô cùng bất tiện và làm cho huấn luyện viên, khán giả trên sân luôn thắc mắc, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Có khi cầu thủ dù hiểu ý trọng tài nhưng cứ làm bộ không biết gì, khiến cuộc chơi phải dừng lại khá lâu mỗi khi án phạt được ban ra từ tiếng còi của trọng tài.

Ý tưởng bắt nguồn từ trọng tài bóng đá Anh Ken Aston. Aston đã được bổ nhiệm vào Ủy ban Trọng tài FIFA và chịu trách nhiệm cho tất cả các trọng tài tại World Cup 1966. Trong vòng tứ kết, đội tuyển Anh gặp đội tuyển Argentina tại sân vận động Wembley. Sau trận đấu, các tờ báo cho biết trọng tài Rudolf Kreitlein đã cảnh báo cả Bobby và Jack Charlton, cũng như đuổi Antonio Rattin của Argentina ra khỏi sân. Trọng tài đã không đưa ra quyết định rõ ràng trong trận đấu, và HLV người Anh Alf Ramsey đã tiếp cận FIFA sau trận đấu để làm rõ các quyết định này. Sự kiện này khiến Aston suy nghĩ về cách thức để đưa ra quyết định của trọng tài rõ ràng hơn cho cả người chơi và khán giả. Aston nhận ra rằng một chương trình mã hóa màu dựa trên nguyên tắc tương tự được sử dụng trên đèn giao thông [vàng - thận trọng, đỏ - dừng] sẽ vượt qua rào cản ngôn ngữ và làm rõ việc các cầu thủ bị cảnh cáo hoặc đuổi khỏi sân.

Đến vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 1970 tại México, FIFA đã cho áp dụng thẻ vàng và thẻ đỏ trên các sân cỏ thế giới! Sự ra đời của nó đã được nhiều người hoan nghênh, ủng hộ.

Ban đầu thẻ được làm bằng giấy, nhưng hiện nay, thẻ được làm bằng chất liệu nhựa có thể sử dụng trong điều kiện trời mưa, và chống được ẩm mốc khi tiếp xúc với mồ hôi của trọng tài. Loại thẻ này do nước Thuỵ Sĩ sản xuất theo tiêu chuẩn của FIFA để cung cấp cho các trọng tài quốc tế. Loại thẻ này còn có ưu điểm là có chia sẵn các ô ghi thứ tự số áo của các cầu thủ, và trọng tài chỉ cần thao tác đơn giản, đánh dấu vào đó.

Một cầu thủ sẽ được cảnh cáo và sau đó nhận một thẻ vàng có thể tiếp tục chơi trong trận đấu. Một cảnh cáo đó là "cảnh báo đầu tiên trong một trận đấu". Nếu nhận thẻ vàng thứ hai thì thẻ vàng đó được chuyển thành một thẻ đỏ và cầu thủ đó bị đuổi khỏi sân, không được thay bằng cầu thủ dự bị. Trong một giải đấu lớn như Euro, World Cup cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng trong 2 trận khác nhau sẽ bị cấm thi đấu trận kế tiếp [sau trận bị phạt thẻ thứ hai]. Tuy nhiên, họ có thể được xem xét xoá thẻ khi đội tuyển của họ vào đến trận bán kết. Các thẻ vàng này không được chuyển đến bất kỳ trận đấu hay giải đấu quốc tế nào khác mà chỉ được áp dụng trong giải đấu hiện tại của đội.

Huấn luyện viên trưởng cũng có thể bị phạt thẻ vàng nếu phạm những lỗi tương tự và cũng bị áp dụng luật cấm chỉ đạo trận đấu kế tiếp như cầu thủ.

  • Có hành vi phi thể thao.
  • Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.
  • Liên tục vi phạm luật.
  • Trì hoãn trận đấu [câu giờ].
  • Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả phạt hoặc quả phạt góc.
  • Tùy tiện ra khỏi hoặc vào sân mà không có sự đồng ý của trọng tài
  • Cởi áo khi thay người [chân vẫn đặt trong ranh giới sân]
  • Cởi áo ăn mừng [bàn thắng] khi trận đấu vẫn đang diễn ra [chưa hết trận]

Vào ngày 22 tháng 6 năm 2006, trọng tài người Anh Graham Poll đã rút tới 3 thẻ vàng dành cho hậu vệ Josep Simunic của đội Croatia trong trận vòng bảng F giữa hai đội Croatia và Australia ở World Cup 2006. Ông Poll cảnh cáo thẻ vàng đầu tiên đối với Josep Simunic ở phút thứ 62. Ở phút 90, ông rút thẻ vàng thứ hai đối với Simunic nhưng lại không rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu của cầu thủ này như luật quy định. 3 phút sau thẻ vàng thứ hai của Simunic, Poll thổi còi kết thúc trận đấu. Tỷ số là 2 - 2 đồng nghĩa với Croatia bị loại. Simunic nói gì đó với ông Poll và ông này tỏ vẻ rất giận dữ, đẩy anh ta ra và rút thẻ vàng thứ 3 cảnh cáo hậu vệ này. Sau đó là thẻ đỏ.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thẻ_vàng&oldid=68445344”

ItalySiêu sao Cristiano Ronaldo không chỉ bị VAR huỷ bàn thắng phút cuối trận gặp Udinese, mà còn nhận thẻ vàng từ trọng tài vì lỗi cởi áo mừng.

Phút đá bù thứ tư hiệp hai, khi tỷ số đang là 2-2, Federico Chiesa tạt bóng từ cánh phải vào để Ronaldo bật cao đánh đầu tung lưới chủ nhà. Trọng tài biên không căng cờ báo việt vị, nên trọng tài chính Ivano Pezzuto công nhận bàn thắng cho siêu sao 36 tuổi.

Ronaldo ngay lập tức chạy ra góc sân, cởi áo rồi làm điệu mừng nhảy xoay quen thuộc. Anh phải nhận thẻ vàng vì hành vi ăn mừng quá khích này.

Tình huống Ronaldo cởi áo mừng bàn thắng hụt, do lỗi việt vị bởi khoảng cách không lớn. Ảnh: chụp màn hình

Sau đó, VAR can thiệp và xác định Ronaldo đã việt vị khi Chiesa chuyền bóng. Trọng tài Pezzuto không công nhận bàn thắng của tiền đạo Bồ Đào Nha, và bảng tỷ số lại nhảy về 2-2. Ông Pezzuto cũng không xoá thẻ vàng cho Ronaldo.

Theo quy định về VAR, do Ủy ban Bóng đá Quốc tế IFAB ban hành, mục thứ 9 ghi: "Nếu cuộc chơi tiếp tục sau một tình huống được VAR xem lại, bất cứ hành động nào bị phạt thẻ sau tình huống đó cũng sẽ không bị huỷ, dù quyết định ban đầu của trọng tài về tình huống thay đổi hay không. Chỉ có ngoại lệ là thẻ sẽ được xoá khi cầu thủ dừng hoặc can thiệp vào cơ hội tấn công hứa hẹn, hoặc ngăn cản cơ hội ghi bàn rõ rệt".

Hành động cởi áo mừng bàn của Ronaldo không nằm trong phần ngoại lệ của mục trên.

C. Ronaldo ghi bàn rồi mừng hụt

Hơn nữa, ở luật bóng đá cũng do IFAB ban hành cho mùa 2021-2022, điều 12 về "Lỗi và Hành vi đạo đức" quy định về việc cởi áo mừng bàn như sau: "Cầu thủ phải bị phạt thẻ vàng, ngay cả nếu bàn không được công nhận, cho hành vi cởi áo hoặc kéo áo trùm lên đầu".

Sau khi trọng tài không công nhận bàn thắng, Ronaldo cười nhẹ rồi lắc đầu. Trận này anh bất ngờ dự bị, chỉ vào sân ở phút 60 thay Alvaro Morata khi Juventus đang dẫn 2-1. Sai lầm của thủ môn Wojciech Szczesny ở phút 83 giúp Gerard Deulofeu ghi bàn ấn định tỷ số hoà cho Udinese, ở vòng một Serie A tối 22/8.

Một số tin đồn xuất hiện quanh Ronaldo không đá chính, trong đó có ý cho rằng anh đang gây sức ép để đòi rời Juventus.

Hoàng An

  • Ronaldo bị từ chối bàn thắng ở phút bù giờ

Chủ Nhật 26/04/2020 09:56[GMT+7]

Báo nói Bongda24h

Giọng Nam miền BắcGiọng Nữ miền BắcGiọng Nữ miền NamGiọng Nam miền Nam

Cởi áo ăn mừng là cách thể hiện cảm xúc vui sướng mà bất cứ cầu thủ nào cũng ưa thích sau khi ghi bàn, lan tỏa sự phấn khích đến cả các khán giả với cách ăn mừng này.

Sau khi ghi bàn, cầu thủ nào cũng luôn có cảm xúc bùng nổ dâng trào và việc cởi phăng áo đấu chính là cách thể hiện mãnh liệt nhất cho niềm vui sướng đó. Các CĐV trên khán đài khi chứng kiến màn ăn mừng kinh điển này cũng cảm thấy cực kỳ hưng phấn.

Tại sao cầu thủ bị phạt thẻ khi cởi áo ăn mừng?

Thế nhưng tại sao Liên đoàn bóng đá thế giới lại không ủng hộ và khiến cho cả cầu thủ lẫn người xem tụt hứng như vậy? Ngày 22/6/2004, FIFA đã đưa ra thông báo về “Điều luật 12” liên quan đến các lỗi và hành vi sai phạm trong bóng đá, trong đó nêu rõ:

“Một cầu thủ cởi áo sau khi ghi bàn sẽ bị cảnh cáo vì hành vi phi thể thao." – Và để tránh khỏi mọi sự mơ hồ và dễ dàng giải thích và áp dụng đúng luật, một cầu thủ sẽ được coi là đã “trút bỏ xiêm y” của mình khi áo đấu bị kéo quá đầu, đủ giúp họ lưu ý lựa theo.

Lý do điều luật này được đưa ra là bởi nhiều cầu thủ đã lợi dụng việc cởi áo để truyền đi những thông điệp phi thể thao được ghi bên trong, có thể là về tôn giáo, chính trị hoặc quảng cáo cho một nhãn hàng thương hiệu nào đó. Ngoài ra, việc cởi trần cũng không phù hợp về văn hóa ở một số quốc gia.

Robbie Fowler khi còn thi đấu cho Liverpool năm 1997 đã bị phạt nặng khi vạch áo để lộ thông điệp nói về cuộc đình công ở Anh, khiến FIFA bắt đầu quan tâm đến vấn đề này kể từ đó. Ngoài ra, việc để lộ thương hiệu trên quần cũng từng bị phạt, đơn cử như trường hợp Nicklas Bendtner mất 80.000 bảng khi quảng cáo cho hãng đồ lót Calvin Klein cũng như hãng cá cược Paddy Power tại EURO 2012.

Gia Khoa

Video liên quan

Chủ Đề