Tại sao da mặt ra nhiều dầu

Việc sở hữu một làn da bóng dầu khiến chị em phụ nữ đau đầu, không tự tin mỗi khi bước ra bên ngoài. Để khắc phục được tình trạng này bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân vì sao da tiết dầu? Hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây để cho mình câu trả lời chính

Việc sở hữu một làn da bóng dầu khiến chị em phụ nữ đau đầu, không tự tin mỗi khi bước ra bên ngoài. Để khắc phục được tình trạng này bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân vì sao da tiết dầu? Hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây để cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé.

Trước tiên bạn cần xác định rõ da mình có phải là da dầu hay không bằng cách quan sát da mặt nếu bóng nhẫy chỉ sau 1 đến vài giờ đồng hồ sau khi rửa mặt thường xuyên vào ban ngày. Lớp trang điểm cũng bị trôi nhanh hơn khi trang điểm vài giờ. Ngoài ra, phần bóng dầu nhiều nhất trên mặt bạn sẽ có mụn đầu đen hoặc mụn bọc trắng.

Các lỗ chân lông của bạn nở rộng đặc biệt tại phần cằm, mũi và trán. Lưu ý rằng không chỉ da dầu mới bị tiết nhiều dầu mà kể cả các loại da khác như da khô, da hỗn hợp đều có thể tiết nhiều dầu nếu bạn chăm sóc không đủ cho da.

Có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến da tiết nhiều dầu bao gồm:

- Do di truyền và các yếu tố nội tiết:

Nhóm nguyên nhân này chỉ có ở loại da dầu, sinh ra da chúng ta đã mang gen loại da này rồi.

- Da bị thiếu nước, ẩm nên da cần tiết dầu nhiều hơn để ngăn bay hơi và giữ ẩm cho da.

Nhóm này có thể gặp trên làn da dầu, da hỗn hợp hoặc da khô. Xuất phát bởi việc chăm sóc và bảo vệ da hoặc chúng ta chưa thực sự làm đúng.

Với 2 nhóm nguyên nhân này, chúng ta có thể chia thành 8 nguyên nhân nhỏ hơn khiến da bị tiết dầu để bạn dễ hiểu hơn. Bạn cần hiểu chính xác vì sao da tiết dầu rồi tìm ra phương pháp khắc phục thích hợp.

1. Da dầu nhờn do di truyền

Làn da thường xuyên bị bóng dầu là do bản chất của da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ khiến lượng dầu liên tục được sản sinh nhằm cân bằng độ PH, dưỡng ẩm và ngăn ngừa tình trạng da bị mất nước.

Cách khắc phục hoàn toàn đơn giản, những làn da dầu do di truyền đó là sống chung với lũ. Hãy tập trung vào những biện pháp hạn chế tác hại của việc da tiết dầu nhiều như các lỗ chân lông to và mụn bằng việc:

- Làm sạch da kĩ càng bằng cách tẩy trang. Hãy chọn dầu rửa mặt chuyên dụng dành cho da dầu và rửa mặt thường xuyên 2 lần mỗi ngày bạn nhé

- Dùng các loại mỹ phẩm có khả năng kiềm dầu mà không gây bết dính cho da

- Nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

2. Da dầu do sự thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể chúng ta diễn ra thường xuyên, nhất là trong giai đoạn dậy thì hoặc khi mang thai, căng thẳng, tiền mãn kinh… Những lúc này lượng hormone testosterone tăng cao kích thích tuyến yên hoạt động mạnh mẽ và sinh ra nhiều dầu, các loại độc tố trong cơ thể cũng không được đào thải ra bên ngoài theo đường bài tiết mà chúng đào thải trưc tiếp qua da nhằm bảo vệ độ ẩm trên cơ thể. Vì thế làn da tăng tiết dầu nhiều hơn.

Cách khắc phục khá đơn giản:

- Trước tiên hãy thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học, không thức quá khuya và ăn đồ ăn cay nóng

- Tìm hiểu kĩ càng về một số thực phẩm chức năng có vai trò cải thiện sự rối loạn hormone và trao đổi với bác sỹ trước khi sử dụng bạn nhé.

- Làm sạch da đúng cách bằng tẩy trang và rửa mặt thường xuyên sẽ hạn chế tối đa tình trajg mụn nhọt.

2. Do nhiệt độ, khí hậu

Nguyên nhân tiếp theo để bạn hiểu vì sao da tiết nhiều dầu do tác động của các yếu tố khách quan bên ngoài như khí hậu, nhiệt độ hoặc nguồn sống. Các yếu tố này ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động của tuyến dầu trên da. Khi da tiếp xúc với nhiệt độ nóng bức sẽ làm da khô hơn, thiếu ẩm dẫn tới tình trạng dầu nhờn làm da bị mất nước, thiếu ẩm và cần dầu để bù lại độ ẩm mà da thiếu hụt đi, hậu quả là da mặt có nhiều dầu hơn mức bình thường.

Cách khắc phục khá đơn giản bạn chỉ cần trang bị đồ bảo hộ giúp tránh nắng và tránh khói bụi cho da mỗi khi đi ra ngoài trời. Không quên dùng kem chống nắng ngay cả khi bạn ngồi trong nhà làm việc.

3. Vệ sinh da không sạch sẽ

Một nguyên nhân khá quan trọng tiếp theo đó là do da mặt không được vệ sinh sạch sẽ cũng làm da bạn đổ nhiều dầu hơn. Nhiều bạn cũng nghĩ rằng, không trang điểm thì không cần thiết phải tẩy trang tuy nhiên việc này là sai lầm, bạn cần tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn dính trên da. Nếu da mặt không làm sạch cẩn thận cũng có thể bị bít tắc lỗ chân lông và kích thích da tiết dầu nhiều hơn.

Khắc phục điều này bằng cách:

- Làm sạch da mặt cẩn thận và thành thói quen với việc rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Kết hợp tẩy da chết kĩ càng sau khi dùng mỹ phẩm

- Chọn mỹ phẩm thích hợp với làn da

4. Da bị thiếu nước, thiếu ẩm

Thực tế, có nhiều bạn lầm tưởng rằng da dầu nhờn thì không nên cấp nước và dưỡng ẩm. Đây là một suy nghĩ cực kì sai lầm bởi việc không cung cấp độ ẩm và thiếu nước là một trong những lý do khiến da hoạt động mạnh mẽ, tiết nhiều dầu hơn để giữ ẩm và cân bằng cho da.

Nếu bạn không khắc phục kịp thời, để da tiết dầu trong thời gian dài sẽ khiến làn da bị bóng nhờn. Các lỗ chân lông theo đó cũng to và nở dần da.

Khắc phục điều này bằng cách bổ sung nước và độ ẩm cho da bằng thực phẩm có khả năng cấp ẩm như kem dưỡng da mặt, mặt nạ dưỡng ẩm…

5. Dùng sai kem dưỡng ẩm

Ngoài những yếu tố trên, việc dùng kem dưỡng ẩm là bước cần thiết để có làn da đẹp và khỏe mạnh hơn. Một nguyên nhân khiến da bạn rơi vào tình trạng dầu nhờn đó là lựa chon sai kem dưỡng. Với những bạn da dầu, kem dưỡng nên chọn loại gel hoặc lotion chứ không nên chọn loại không dầu hoặc có nền nước để cấp ẩm cho da nhé.

6. Không sử dụng kem chống nắng

Có nhiều bạn nghĩ rằng, việc thoa kem chống nắng khiến da căng bóng hơn. Vì thế mà họ cho rằng sử dụng kem chống nắng với da dầu là không cần thiết bởi chúng sẽ làm da bị lem mất thẩm mỹ. Thế nhưng, các tia UV trong ánh nắng mặt trời gây nhiều hậu quả nghiêm trọng khiến làn da của bạn nhanh chóng lão hóa và sạm đi.

Khi này, bạn nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày và lựa chọn kem chống nắng có kết cấu lỏng, không gây bết dính. Độ chống nắng PA+++ trở lên sẽ thích hợp nhất.

7. Dùng giấy thấm dầu liên tục

Bạn biết đó, mặc dù giấy thấm dầu được mệnh danh là cứu tính cho các bạn có làn da dầu. Nhưng cái gì quá cũng không hề tốt, bởi việc lạm dụng giấy thấm dầu còn khiến làn da bị tổn thương nghiêm trọng. Nhất là dùng liên tục sẽ làm da bị khô, cơ thể tiếp tục tiết nhiều dầu để cân bằng lại độ ẩm cho da, khuôn mặt càng trở nên bóng nhờn hơn. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao da tiết nhiều dầu.

Cách khắc phục:

Có nhiều bạn gái có thói quen không tốt trong khi sử dụng giấy thấm dầu. Họ sử dụng giấy thấm dầu chà xát lên toàn bộ vùng da trên mặt. Hoạt động này vô tình làm cho bụi bẩn và dầu thừa lây lan từ vị trí này sang vị trí khác khiến mụn dễ dàng phát sinh.

Bằng cách tập trung vào vùng có nhiều dầu như vùng chữ T hoặc 2 bên khóe miệng sẽ giúp loại bỏ bớt lượng dầu thừa không mong muốn cho bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về kẻ thù khiến làn da đổ dầu nhiều hơn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6753 để được tư vấn cụ thể.

Tags : máy tập đạp xe, ghế mát xa.

Nhảy đến nội dung

Thứ Năm, 07:00, 25/02/2021

Nguyên nhân không ngờ khiến da bạn tiết nhiều dầu nhờn hơn

VOV.VN - Bạn đã chán ngấy tình trạng da đổ dầu không kiểm soát dù bạn đã thử mọi biện pháp? Hãy tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây để tìm ra giải pháp phù hợp.

Nội tiết tố: Mất cân bằng nội tiết tố do ăn uống, tập luyện, kinh nguyệt, thai kỳ, mãn kinh hay do sử dụng thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn tiết quá nhiều dầu. Bạn nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ dầu nhờn mà không gây kích ứng da hay khô da.

Ăn quá nhiều thực phẩm từ sữa: Những thực phẩm từ sữa như bơ, phô mai, sữa chua và đặc biệt là sữa, có thể gây viêm da, dẫn đến tình trạng “bùng nổ” mụn. Đó là bởi các thực phẩm này có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến da tiết nhiều bã nhờn hơn.

Di truyền: Giống như nhiều đặc tính cơ thể khác, loại da cũng một phần được quyết định bởi các yếu tố di truyền. Nếu di truyền khiến bạn có nhiều tuyến bã nhờn dưới da hơn, hiển nhiên da bạn sẽ tiết dầu nhiều hơn.

Sử dụng loại kem dưỡng ẩm không phù hợp: Da dầu không có nghĩa là da không cần dưỡng ẩm, nhưng bạn cần chọn loại kem dưỡng phù hợp với loại da của mình. Nếu da bạn thuộc loại da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu, bạn nên chọn kem dưỡng ẩm dạng gel hoặc kem lỏng để dưỡng ẩm nhẹ nhàng mà không làm bí da.

Một số loại dược phẩm và thực phẩm chức năng: Các loại vitamin dạng viên uống mà bạn đang sử dụng có thể tác động đến da của bạn. Cụ thể, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng viên bổ sung vitamin B12 có thể kích ứng dầu mụn.

Căng thẳng: Khi bạn bị căng thẳng về tinh thần, cơ thể sẽ sản sinh nhiều cortisol - một loại hormone căng thẳng. Điều này sẽ khiến các tuyến bã nhờn tiết nhiều dầu hơn, gây tình trạng da dầu, mụn và nhiều vấn đề về da khác, khiến bạn càng thêm đau đầu.

Trang điểm đậm: Những người có làn da nhiều mụn và khuyết điểm thường muốn che chúng đi bằng lớp trang điểm dày, nhưng điều này lại có tác dụng ngược, khiến da càng thêm dầu mụn. Bạn nên sử dụng các loại mỹ phẩm có cấu trúc nhẹ hơn, đồng thời vệ sinh cọ và mút trang điểm thường xuyên.

Không uống đủ nước: Nghe thì có vẻ ngược đời - tại sao bạn uống ít nước mà da lại dầu nhờn thay vì khô ráp? Chuyên gia giải thích rằng việc uống đủ nước sẽ giúp các tuyến bã nhờn bớt tắc bí và bớt viêm, nhờ đó lượng dầu tiết ra sẽ bớt nhờn hơn.

Sử dụng loại kem chống nắng không phù hợp: Kem chống nắng là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da, tuy nhiên bạn cũng cần chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp. Nếu bạn thuộc loại da dầu, hãy chọn các loại kem chống nắng với từ khóa “oil-free” và “non-comedogenic”.

Chăn gối: Chất liệu vỏ chăn, vỏ khối và trải giường cũng tác động đáng kể đến làn da của bạn. Hãy chọn các loại vải làm từ sợi thiên nhiên, như cotton hay sợi lanh. Các loại vải này thấm hút mồ hôi và dầu tốt hơn, giúp da bớt kích ứng hơn.

Thời tiết: Thời tiết nóng ẩm hoặc mưa nhiều có thể khiến da bạn đổ dầu nhiều hơn. Bạn không thể điều khiển thời tiết, nhưng bạn có thể khắc phục tình trạng dầu nhờn bằng cách mang theo mình giấy thấm dầu và sử dụng mặt nạ than hoạt tính để làm sạch lỗ chân lông./.

Video liên quan

Chủ Đề