Tại sao dân số trung quốc đông

Cụ ông và cụ bà được đẩy đi bằng xe lăn dọc theo một con phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 11-5 - Ảnh: AFP

Tờ Thời Báo Hoàn Cầu đặt câu hỏi: Tỉ suất sinh của Trung Quốc có thấp đến mức gây ra khủng hoảng dân số không?

Đây cũng chính là một trong những câu hỏi được các nhà nhân khẩu học Trung Quốc tranh luận sôi nổi từ hôm 11-5, thời điểm Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc công bố báo cáo tổng điều tra dân số nước này [khoảng 10 năm một lần] dài 30 trang.

Dân số tăng, trẻ con giảm

Dân số Trung Quốc đã tăng lên 1,41 tỉ trong năm 2020, nhưng số trẻ sinh ra trong năm này lại giảm còn 12 triệu, thấp hơn so với 14,65 triệu trẻ của năm 2019. Năm 2020 cũng là năm thứ tư liên tiếp số trẻ sinh thêm ở Trung Quốc giảm.

Tổng tỉ suất sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh con của Trung Quốc năm 2020 giảm còn 1,3 con/người, thấp hơn nhiều so với mức 2,1 con/người - mức cần thiết để duy trì dân số ổn định.

Theo Thời Báo Hoàn Cầu, các nhà nhân khẩu học Trung Quốc đều nhất trí rằng dân số Trung Quốc hiện đang tiến đến một bước ngoặt quan trọng khi dân số già đi nhanh chóng và tỉ suất sinh giảm.

Theo họ, Trung Quốc cần khẩn trương loại bỏ chính sách kế hoạch hóa gia đình, phác thảo kế hoạch hưu trí và các chính sách xã hội mới để giảm chi phí nuôi con.

Ông Lương Kiến Chương, giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh [Trung Quốc], cho rằng tỉ suất sinh của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới.

"Theo dữ liệu hiện tại, trong 10 năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh con từ 22 - 35 tuổi sẽ giảm hơn 30% so với hiện nay. Nếu không có sự can thiệp mạnh từ chính sách, số trẻ sinh ra của Trung Quốc có thể dưới 10 triệu trong vài năm tới. Khi đó, tỉ suất sinh của Trung Quốc sẽ thấp hơn Nhật Bản và có lẽ thấp nhất thế giới" - ông Lương dự báo.

Một số nhà nhân khẩu học Trung Quốc còn cho rằng Ấn Độ sẽ sớm vượt qua Trung Quốc về dân số. Theo chuyên gia thống kê nhân khẩu Trung Quốc Hà Á Phúc, với việc Ấn Độ duy trì tỉ suất sinh khoảng 2,3 con/người, quốc gia này có thể vượt Trung Quốc vào năm 2023 hoặc 2024, sớm hơn mốc 2027 mà Liên Hiệp Quốc dự báo.

Dân số là một yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Giống như vốn và kỹ thuật, dân số có thể tạo ra giá trị. Tăng trưởng dân số chậm lại và quy mô dân số trong độ tuổi lao động giảm đi chắc chắn là tín hiệu bất lợi.

Vu Hồng [phó viện trưởng Viện Nghiên cứu tài chính công thuộc Đại học Kinh tế tài chính Thượng Hải]

Nỗi lo kinh tế

Năm 2016, Trung Quốc bỏ chính sách một con để cho phép các cặp vợ chồng sinh hai con. Tuy nhiên, theo đánh giá của tuần báo Nikkei Asia, Trung Quốc đã không thành công trong việc thuyết phục các cặp đôi sinh hai con.

Theo báo South China Morning Post, những người trẻ Trung Quốc không ngạc nhiên trước thông tin quê nhà là một trong những nước có tỉ suất sinh thấp nhất thế giới. Hầu hết dường như đồng cảm với xu hướng ngần ngại sinh con ngày càng tăng ở Trung Quốc.

Nhiều ý kiến cho rằng giới trẻ Trung Quốc hiện nay nhìn chung coi việc có con sẽ gây ra gánh nặng tài chính. Theo đó, việc có ít hoặc không sinh con là cần thiết để duy trì chất lượng sống.

Nữ giáo sư Tống Kiện tại Đại học Nhân Dân [Trung Quốc] cho biết số trẻ em sinh ra và tổng tỉ suất sinh là 2 tiêu chí quan trọng để đánh giá mức sinh của một nước. Trung Quốc đã sụt giảm ở cả hai tiêu chí này trong vài năm liên tiếp gần đây.

Thông thường khi tỉ suất sinh rơi xuống dưới mức 1,5, một quốc gia sẽ rơi vào bẫy sinh thấp và không thể phục hồi. Điều này đồng nghĩa tổng dân số của nước đó sẽ bắt đầu giảm sớm.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của bà Tống và các cộng sự, hầu hết các cặp vợ chồng Trung Quốc đều muốn sinh con thứ hai nhưng ít người trong số họ thực hiện điều này vì nhiều lý do, trong đó có lý do kinh tế.

Theo giáo sư Tống, Trung Quốc phải tìm ra những lý do cản trở các cặp vợ chồng sinh con thứ hai và áp dụng những chính sách như hạ thấp chi phí giáo dục để tháo gỡ cho vấn đề khủng hoảng dân số hiện nay.

Giảm nhân lực lao động

Dân số Trung Quốc tăng, nhưng số dân trong tuổi lao động [15 - 59] lại đang giảm. Từ mức 936 triệu năm 2010, nhóm dân số này chỉ còn khoảng 900 triệu năm 2019.

Theo báo Wall Street Journal [Mỹ], Trung Quốc dự kiến trong tương lai vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng các nhà kinh tế học cảnh báo Bắc Kinh không thể giữ vững được vị trí đó nếu số lao động tiếp tục giảm. Khác với Mỹ, Trung Quốc không dựa vào người nhập cư để giúp bổ sung cho lực lượng lao động.

BẢO ANH

Trung Quốc có vẻ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên “già đi trước khi giàu lên”.

  • Hàn Quốc có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong OECD

  • Già hóa dân số ở châu Á thúc đẩy đầu tư bất động sản

Ảnh minh họa: AFP

Tỷ lệ sinh giảm của Trung Quốc dường như không thể đảo ngược, điều đó đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng kinh tế và xã hội của nước này. Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ vấn đề này và những rủi ro của nó. Tuy nhiên, thật không may, không dấu hiệu nào cho thấy các biện pháp của họ sẽ mang lại hiệu quả.

Theo dữ liệu điều tra dân số được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào đầu tuần này, tỷ lệ sinh của Trung Quốc giảm năm thứ 5 liên tiếp, xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2021, với chỉ 10,62 triệu ca sinh, giảm 11,6% so với năm 2020. Mặc dù đó là mức cải thiện so với mức giảm 18% của năm 2020 [so với năm 2019] nhưng đây vẫn là năm ghi nhận số ca sinh thấp nhất tại Trung Quốc kể từ năm 1949.

Số ca sinh gần như không cao hơn số người tử vong, khiến dân số nước này tăng 480.000 người, lên 1,4126 tỷ người. Tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên của Trung Quốc đã giảm xuống 0,034%, chỉ thấp hơn trong thời kỳ Đại nhảy vọt. Chỉ có 43% số ca sinh tại Trung Quốc trong năm ngoái là con thứ hai, giảm so với tỷ lệ tương ứng 50% của năm 2017.

Đáng ngại hơn nữa là thành phần dân cư thay đổi. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động dưới 60 tuổi đã giảm từ 70,1% trong một thập kỷ trước xuống còn 63,3% vào năm 2020. Những người từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm 13,5% trong tổng số dân Trung Quốc, tăng từ mức 8,9%. Chính phủ nước này dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ mất 35 triệu lao động trong vòng 5 năm tới và tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có thể sẽ chỉ chiếm một nửa dân số Trung Quốc vào năm 2050.

Sự thay đổi này sẽ để lại những hậu quả to lớn. Tiền lương sẽ phải tăng lên khi nguồn lao động thu hẹp, các khoản chi trả cho các kế hoạch lương hưu sẽ giảm và doanh thu từ thuế sẽ giảm xuống khi nhu cầu về dịch vụ tăng lên. Trung Quốc ngày nay chỉ dành khoảng 7% Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] cho phúc lợi xã hội, thấp hơn đáng kể mức trung bình toàn cầu theo tính toán của Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] là 12,8%. Thậm chí, Brazil dành tới 17% GDP cho phúc lợi xã hội. Tệ hơn nữa, người ta ước tính rằng quỹ lương hưu chính cho cư dân thành thị tại Trung Quốc có thể cạn kiệt vào năm 2035, dẫn tới việc một số chuyên gia lo ngại về bất ổn xã hội diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng, tham vọng của Trung Quốc trở thành “một quốc gia giàu mạnh” vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đang đứng trước khả năng khó trở thành hiện thực.Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] đã tuyên bố rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang “mất cân bằng và động lực tăng trưởng đang suy yếu”. Thêm vào đó, nguồn lực lao động bị thu hẹp, năng suất giảm, "cuộc chiến" thương mại Mỹ - Trung và sự tách rời khỏi nền kinh tế quốc tế đều là những mối đe dọa lâu dài đối với triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.

Nguyên nhân cho sự thay đổi cấu trúc nhân khẩu học tại Trung Quốc khá dễ nhận ra. Về cơ bản, khi kinh tế Trung Quốc phát triển, công dân của họ có cuộc sống tốt hơn và được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cho phép họ sống lâu hơn. Các gia đình, đặc biệt là phụ nữ, ngày càng "ngại"sinh con hơn. Ngoài ra, chi phí giáo dục tăng cao, môi trường nuôi dạy trẻ siêu cạnh tranh và nhà ở, cũng như lo ngại rằng phụ nữ mất cơ hội thăng tiến khi nghỉ thai sản cũng dẫn tới kết quả này.

Hầu hết các nhà nhân khẩu học tin rằng, xu hướng này gần như không thể thay đổi. Những người trẻ tuổi hơn ở Trung Quốc có quan niệm về “cuộc sống tốt đẹp” và sinh thêm con không nằm trong tầm nhìn đó.

Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc đã công bố kế hoạch quốc gia nhằm phát triển ngành công nghiệp người máy [robot] của nước này và nâng cấp các thiết bị cũng như quy trình trong lĩnh vực sản xuất. Tự động hóa, được hỗ trợ bởi trí thông minh nhân tạo, có thể giúp giải quyết những thiếu hụt về năng suất của quốc gia và củng cố các vấn đề nhân khẩu học. Tuy vậy, nó sẽ không giải quyết các vấn đề về doanh thu, thuế và tiền lương hưu.

Với đà hiện tại, tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc sẽ vượt qua tốc độ già hóa dân số ở Nhật Bản vào năm 2025, khi tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số sẽ gần bằng tỷ lệ của Nhật Bản một thập kỷ sau đó. Hai nước đã tổ chức một số diễn đàn song phương trong đó thảo luận về nhân khẩu học, qua đó chia sẻ kinh nghiệm của họ trong việc giải quyết quá trình chuyển đổi này.

Hàn Quốc cũng đang trải qua xu hướng thay đổi nhân khẩu học và cũng có thể tham gia các cuộc thảo luận này. Già hóa dân số đã trở thành một phần của chương trình nghị sự tại hội nghị thượng đỉnh ba bên. Theo giới phân tích, tính cấp thiết của vấn đề này cần được quan tâm nhiều hơn và thúc đẩy nhiều hành động hơn nữa.

Minh Trang [TTXVN]

Già hóa dân số tại Đông Á ảnh hưởng đến hồi phục hậu COVID-19

Thống kê công bố ngày 11/5 cho thấy Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ già hóa dân số. Không chỉ riêng Trung Quốc, hầu hết các nước Đông Á đều có rủi ro này và các chuyên gia đánh giá diễn biến có thể tác động đến khả năng hồi phục toàn cầu hậu dịch COVID-19.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Già hóa dân số,
  • kinh tế Trung Quốc,
  • người cao tuổi,
  • tỷ lệ sinh,

Video liên quan

Chủ Đề