Tại sao kiêng bước qua người

Video xem thêm: Chế độ ăn lành mạnh cho bà bầu để vượt qua ốm nghén.

Ốm nghén là một trong những thử thách đầu tiên mẹ bầu phải vượt qua trong 9 tháng 10 ngày mang thai. Thông thường, ốm nghén sẽ xuất hiện và kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ và có mức độ nặng nhẹ tùy mỗi người khác nhau. Và nếu đã trải qua chuyện ốm nghén, chắc hẳn mẹ cũng từng nghe mách một "bí kíp" để "chuyển" nghén sang chồng đó chính là canh khi chồng ngủ và bước qua người. Vậy thực sự chuyện này thế nào, liệu đàn ông có "ốm nghén" không? 

Đàn ông cũng... ốm nghén 

Không có cơ sở khoa học nào cho biện pháp "lây nghén" bằng cách bước qua người chồng. Vậy nhưng trên thực tế vẫn có không ít trường hợp chồng cũng đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, nhạy cảm với mùi và buồn nôn như bị nghén khi vợ mang bầu. 

Trường hợp vợ mang bầu nhưng chồng lại có "dấu hiệu nghén" cũng không hề hiếm gặp.

Hội chứng này được gọi là mang thai đồng cảm, mô tả tình trạng mà trong đó những người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi vợ đang mang thai lại xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thai kỳ, tương tự như ốm nghén ở phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy, chuyện này tương đối phổ biến đối với cánh mày râu, tuy nhiên đây không phải là một triệu chứng tâm thần thực thể hay là một loại bệnh được công nhận.

Về nguyên nhân chồng "nghén" thay vợ, hiện nay vẫn chưa có lời giải thích nào thực sự rõ ràng. Một nghiên cứu gần nhất từ trường Đại học Memorial ở Canada cho biết trong thời gian thai kỳ, người chồng và người vợ sẽ có mức độ hormone prolactin và cortisol tương đối bằng nhau vào thời điểm trước khi em bé chào đời.

Những ông bố xuất hiện triệu chứng mang thai đồng cảm có nồng độ prolactin cao hơn và sự suy giảm testosterone cũng lớn hơn. Sự gia tăng nồng độ prolactin có lẽ đã làm gia tăng mối liên kết giữa 2 cá thể riêng biệt là 2 vợ chồng.

Do đó các nhà nghiên cứu cho rằng những thay đổi hormone này đóng một vai trò nhất định trong việc hình thành hội chứng chồng nghén thay vợ.

Ngoài ra, khi biết mình sắp được làm bố, người đàn ông sẽ có cảm giác hạnh phúc, vui mừng xen lẫn với căng thẳng, lo âu. Đặc biệt với những người lần đầu làm bố, chứng kiến người vợ đang mang thai bị "hành hạ" bởi ốm nghén sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý và cơ thể sinh ra hiện tượng tương tự. 

Biểu hiện "nghén thay vợ" ở đàn ông 

Những người đàn ông chuẩn bị làm bố có thể xuất hiện những triệu chứng "ốm nghén" dưới đây. 

Tâm lý lo lắng

Khi vợ mới mang thai, đàn ông dù cứng rắn nhất cũng phải mất ngủ, xuất hiện ợ nóng và mệt mỏi trong. Nguyên nhân có lẽ do đa số đàn ông đều có khả năng chia sẻ những khó khăn, nhọc nhằn cùng đối tác của mình.

Tâm trạng bồn chồn, lo lắng là một trong những biểu hiện "nghén thay vợ" ở đàn ông.

Buồn nôn

Bị ốm nghén không phải là triệu chứng chỉ có ở các mẹ. Mặc dù triệu chứng kinh điển này là do lượng hormone tăng lên khi mang thai, đàn ông cũng có thể ốm nghén và phải chạy vào nhà vệ sinh để nôn. Nếu ở các mẹ, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là thủ phạm thì ở các bố là do những lo lắng cũng như thay đổi trong chế độ ăn uống.

Thay đổi tâm trạng

Do lượng hormone thay đổi nên khi mang thai, tâm trạng của các mẹ bầu cũng thay đổi nhanh như chong chóng. Tính khí của các mẹ có thể là vui buồn lẫn lộn, khi thì ưu tư lo lắng, lúc thì ngọt ngào, cáu kỉnh và các bố cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của mẹ mà "nắng mưa" hơn. 

Thay đổi ham muốn tình dục

Khi mang thai, ham muốn của phụ nữ có thể cao hơn hoặc ở mức bình thường hoặc cả 2. Trong khi một số người lại có nhu cầu tăng cao, đặc biệt là từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, số khác lại cảm thấy rất uể oải, khó chịu hoặc rất muốn được quan tâm, vỗ về.

Ở đàn ông thì lại rất khó đoán. Một số ông bố cảm thấy phấn khích trước sự thay đổi của vợ, số khác lại cảm thấy họ cần phải giữ gìn cho vợ và con mình. Cũng có người cảm thấy hào hứng khi có em bé, người lại thấy kiệt sức khi nghĩ đến chuyện ấy.

Thay đổi cân nặng

Cùng nhau ăn vặt có thể là một nguyên nhân khiến cánh mày râu tăng cân khi vợ mang bầu. Tuy nhiên, đó không phải là nguyên nhân chính. Khả năng cao thủ phạm chính là cortisol, loại chất được tiết ra khi căng thẳng. Cortisol điều chỉnh lượng insulin và đường huyết nên cơ thể bạn có cảm giác đói. Cortisol cũng ảnh hưởng đến khẩu vị và làm tích mỡ ở vòng bụng.

Đau nhức toàn thân

Các ông chồng có thể bị đau răng, đau lưng, đau đầu, chuột rút ở chân, và đau ở nhiều bộ phận khác khi vợ mang bầu. Thậm chí là nhiều người còn cảm thấy đau nhức ở bộ phận giống như ở vợ mình. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể giải thích được hiện tượng này.

Đàn ông bị "nghén thay vợ" phải làm sao?

Hai vợ chồng tăng cường trò chuyện, trao đổi về con sẽ giúp tinh thần tốt hơn.

Nếu đột nhiên phải "chia sẻ" với vợ cảm giác nghén đầy khó chịu khi mang thai, cánh mày râu hãy có cái nhìn tích cực, giúp mình thêm hiểu và đồng cảm với vợ bầu. 

Để cảm thấy đỡ mệt hơn khi bị "nghén", các anh chồng hãy chú ý nếu đến những loại mùi vị nào gây khó chịu thì nên hạn chế tiếp xúc ví dụ như: mùi dầu ăn, tỏi, cá...

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và tăng cường trao đổi, trò chuyện với bà xã về đứa con tương lai cũng sẽ các bố thấy vui vẻ, tươi tỉnh hơn, đỡ mệt mỏi hơn. 

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thuc-hu-chuyen-de-vo-bau-buoc-qua-nguoi-chong-se-n...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/thuc-hu-chuyen-de-vo-bau-buoc-qua-nguoi-chong-se-nghen-thay-vo-d230775.html

Theo Ngọc An [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Từ xưa quan niệm dân gian cho rằng việc bước qua người bà bầu trong thời gian mang thai là điều cấm kỵ. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ lý do vì sao không được bước qua người bà bầu. Để giúp bạn tìm ra lời giải đáp, Yến Sào Aqua xin chia sẻ những thông tin sau.

Có rất nhiều quan niệm liên quan đến trẻ sơ sinh và mẹ bầu trong dân gian. Trong đó có việc không được bước qua người bà bầu bởi vì:

  • Bà bầu bị nghén nhiều hơn khi ai đó bước qua người.
  • Bước qua mẹ bầu đang ngủ sẽ khiến họ gặp ác mộng, đặc biệt là giấc mơ bị đánh đập, từ đó khiến tinh thần bà bầu lo sợ, mệt mỏi và ngủ không sâu làm ảnh hưởng lớn tới thai nhi.
  • Bước qua người mẹ bầu bị xem là hành động không coi trọng đứa trẻ chưa được sinh ra, đứa bé sau này sẽ dễ bị bắt nạt, tự ti hơn.
  • Bước qua bà bầu sẽ tạo cảm giác bóng đè lên mẹ và giảm bớt sức khỏe của đứa trẻ trong bụng.
Không được bước qua bà bầu là điều kiêng kỵ được dân gian lưu truyền

Đây là những lý giải của người xưa về lý do vì sao không được bước qua người bà bầu. Tuy nhiên bạn đừng vội cho là nhảm nhí, phản khoa học. Bởi theo lý giải của khoa học hiện đại thì việc bước qua người sẽ khiến tâm lý bà bầu bị ảnh hưởng, đặc biệt là cảm giác cáu gắt, khó chịu.

Mặt khác, khi bước qua người chẳng may không cẩn thận có thể đụng trúng vào bụng gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thậm chí còn có thể sảy thai. Đây đều là những rủi ro rất dễ xảy ra nên hành động này tuyệt đối không được thực hiện.

Xem thêm:

  • Canxi Corbiere cho bà bầu có tốt không
  • Bà bầu ăn măng được không

Ngoài việc giải đáp thắc mắc vì sao không được bước qua người bà bầu, thì còn một số việc kiêng kỵ khác bà bầu không được làm trong thời gian mang thai. Cụ thể:

Chuyên gia khuyến cáo thai phụ từ tháng thứ 4 trở đi nên hạn chế nằm ngửa. Bởi giai đoạn này bụng đã to, trọng lượng em bé sẽ chèn vào tĩnh mạch khiến quá trình cung cấp oxy bị cản trở và thai nhi có thể gặp nguy hiểm.

Người ta cho những nơi như đám tang sẽ có khí lạnh từ người chết tác động gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ. Còn đứng trên góc độ khoa học, vi khuẩn trong cơ thể người mất phát tán ra không khí khiến mẹ bầu dễ bị sốt, cảm cúm…

Việc bà bầu bước qua dây hoặc võng có thể khiến dây rốn quấn cổ bé gây ngạt thở. Mặc dù nhận định này không đúng với chuyên gia nhưng để phòng tránh, bà bầu cũng không nên bước qua võng hoặc dây vì không an toàn, dễ vấp ngã.

Phụ nữ mang thai ngồi xổm nhiều khi mang thai rất dễ gây sảy thai, đặc biệt là với người thai yếu. Mặt khác, bụng to sẽ khiến việc ngồi xổm tạo áp lực đè mạnh lên bụng khiến thai nhi khó thở.

Bà bầu không nên ngồi xổm nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi

Ngoài việc chú ý vì sao không được bước qua người bà bầu, phụ nữ mang thai còn cần tránh đi giày cao gót khi mang thai. Bởi bụng càng to sẽ khiến trọng tâm của cơ thể bị thay đổi và chân sẽ xuất hiện các tình trạng phù nề, chuột rút…khiến việc di chuyển càng khó khăn.

Chất nicotin có trong khói thuốc lá ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của bé và mẹ. Chưa kể các chất gây hại khác trong thuốc lá có thể tác động trực tiếp tới thai nhi trong thai kỳ. Đã có nhiều trường hợp mẹ bầu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá bị sinh non, trí não ảnh hưởng, trẻ thiếu cân và thậm chí là sảy thai.

Không sử dụng rượu bia trong thời gian mang thai vì chúng có thể truyền từ máu qua dây rốn và nhau thai em bé. Hậu quả sẽ khiến trí não và các cơ quan khác của trẻ bị ảnh hưởng, gây dị tật bẩm sinh, tổn thương não hoặc thai chết lưu.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và thai nhi phát triển toàn diện. Trong thời gian mang thai, bà bầu cần:

  • Tránh bê vác đồ nặng: Mang vác đồ vật nặng không chỉ khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi, làm nghiêm trọng tình trạng đau lưng mà còn dẫn tới nguy cơ bị sinh non, sảy thai. 
  • Tránh các hoạt động quá sức: Không nên tập thể dục hay làm những việc tiêu hao sức lực. Thay vào đó hãy vận động nhẹ nhàng, tập các bài dành riêng cho bà bầu như đi bộ, yoga.
  • Tránh tiếp xúc với chất thải động vật: Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với chất thải động vật bởi chúng chứa vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng tới em bé.
  • Tránh căng thẳng quá mức: Tâm lý mệt mỏi, căng thẳng kéo dài tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Thế nên trong suốt thai kỳ, bà bầu nên giữ tâm lý thoải mái, luôn vui vẻ để có thai kỳ an toàn.
Bà bầu nên tránh làm việc quá sức

Trên đây là những chia sẻ của Yến Sào Aqua về việc vì sao không được bước qua người bà bầu và những kiêng kỵ phụ nữ mang thai cần tránh. Hi vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích giúp chị em trải qua một thai kỳ mạnh khỏe, an toàn.

Và bạn cũng đừng quên, trong quá trình mang thai thì việc bổ sung dưỡng chất cho bà bầu là không thể xem nhẹ. Trong đó, các món ăn nhẹ từ tổ yến sào luôn được xem là cách bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho thai phụ. Điển hình là các món yến chưng sẵn như tổ yến chưng táo đỏ, tổ yến chưng lê

Video liên quan

Chủ Đề