Tại sao lại dễ nổi nóng

Bạn đã bao giờ quát tháo hay to tiếng với ai đó? Có khi nào bạn cảm thấy “sôi máu” khi bị kẹt xe, đá thúng đụng nia, văng tục hoặc có những suy nghĩ đó trong đầu với những người xung quanh, những sự việc không như ý? Những biểu hiện đó thường được nhận định là sự nóng tính, giận dữ.

Thời điểm đó bạn có cảm thấy thoải mái dễ chịu không? Tại sao chúng ta lại có biểu hiện như vậy? Nguyên nhân và giải pháp gì để giúp chúng ta dễ chịu hơn? Hãy cùng Genetica tìm hiểu về vấn đề này bạn nhé.

Nóng tính là gì?

Nóng tính là một hiện tượng phức tạp, có thể thể hiện qua hành vi hoặc bằng lời nói, thái độ và hành vi có chủ đích được phân loại là sự nóng tính ngay cả khi nó không thực sự đạt mục tiêu trong việc gây hại, khác với hành vi vô tình gây ra tổn hại không phải là sự nóng tính. 

Trẻ em thể hiện hành vi hung hăng ở mức độ cao nhất đối với bạn bè trong độ tuổi từ 2 đến 4. Khi trẻ lớn lên, chúng học cách kiềm chế cảm xúc, học giao tiếp với người khác và đối phó với xung đột.

Nóng tính là một hành vi được đặc trưng bởi sự tự khẳng định mạnh mẽ với giọng điệu thù địch hoặc mang tính gây tổn thương.

Trong một số trường hợp, nóng tính là một phản ứng bình thường trước mối đe dọa. Ngoài ra, nó cũng có thể là hành vi bất thường, vô cớ hoặc phản ứng lại những điều không như ý.

Tức giận, khó chịu, sợ hãi, quá khích và mệt mỏi dẫn đến phản ứng nóng tính. Các hành vi nóng tính thường nhằm vào bản thân, người khác, động vật hoặc vật dụng… Chúng biểu hiện ra lời nói hoặc thể chất, có thể được lên kế hoạch trước và hướng đến mục tiêu hay bốc đồng, thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc bí mật.

Nguyên nhân dẫn đến nóng tính

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi cấu trúc hoặc hóa học bất thường của não có thể đóng một vai trò nào đó. Môi trường và di truyền cũng có liên quan mật thiết.

Môi trường sống

Trẻ em thường bắt chước các hành vi của người lớn, từ đó dần hình thành thói quen của mình. Trẻ em từng bị bạo hành có xu hướng thể hiện hành vi nóng tính cao hơn so với những trẻ được yêu thương và có những người chăm sóc hòa nhã.

Nếu chúng thấy người lớn có biểu hiện nóng tính từ sắc mặt, lời nói, hành động thì chúng cũng dễ bắt chước theo.

Tham khảo thêm:

Di truyền

Có hai khu vực trong não trực tiếp điều chỉnh hoặc ảnh hưởng đến sự nóng tính, đó là Hạch hạnh nhân và Vùng dưới đồi. Kích thích hạch hạnh nhân dẫn đến gia tăng hành vi nóng tính, trong khi các tổn thương của khu vực này làm giảm đáng kể động lực cạnh tranh và gây hấn của một người.

Vùng dưới đồi đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra hành vi hung hăng khi được kích thích bằng điện, nhưng quan trọng hơn là nó có các thụ thể giúp xác định mức độ nóng tính dựa trên sự tương tác của chúng với serotonin và vasopressin [hoóc môn chống bài niệu].

Sự hình thành não bộ cùng với sự phân chia các vùng não và hoạt động chức năng của chúng có sự chi phối của gen.

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh bệnh học của các hành vi nóng tính. Một số gen ảnh hưởng như:

  • Gen Monoamine oxidase A [MAOA] điều khiển cơ thể tạo ra một phân tử protein phân giải các chất truyền tin hoá học như Adrenaline, Noradrenaline, Serotonin và Dopamine trong não. Gen MAOA có liên quan đến một số khía cạnh như lo lắng xã hội và gây hấn chủ yếu ở nam giới. Monoamine oxidase A thường được biết đến với tên gọi “gen chiến binh”.
  • Có một vài phiên bản gen MAOA có liên quan đến gia tăng sự hung hăng và bạo lực. Trong một môi trường lành tính, người mang các biến thể đó hoạt động bình thường mà không có bất kỳ biểu hiện nào.
  • Gen CRHR1 mã hóa cho một hoóc môn liên quan đến đáp ứng căng thẳng. Hoóc môn này được giải phóng ở vùng dưới đồi, nơi "kiểm soát nóng tính" trong não bộ, và tạo ra một loạt các sự kiện dẫn đến việc sản xuất cortisol, "hoóc môn căng thẳng". Điều này đặt cơ thể vào chế độ "chiến hay chạy", sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Hậu quả của sự không kiềm chế được sự nóng tính

Sự nóng tính có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng không có lợi cho bản thân và những người xung quanh như:

  • Khó khăn trong công việc, trường học, môi trường xã hội và các mối quan hệ
  • Lạm dụng ma túy, rượu bia dẫn tới quá liều, ngộ độc
  • Tăng nguy cơ chấn thương
  • Vi phạm pháp luật và rắc rối pháp lý
  • Tự làm hại bản thân
  • Sự nóng giận nhất thời của bản thân có thể gây tổn thương cho người khác bằng bạo lực.

Cách kiềm chế cơn tức giận

Khi hành vi nóng tính đã xảy ra, bạn hãy hít thở sâu, uống một ly nước mát hoặc đi bộ thư giãn để lấy lại sự bình tĩnh. Tất nhiên điều tốt nhất là chúng ta không nên giận giữ hay nóng tính.

Để đạt được điều này bạn có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây:

  • Tập yoga, thiền
  • Tập thói quen suy nghĩ tích cực, nhìn nhận sự việc, hiện tượng và con người theo nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra được những nhận định đầy đủ, chính xác hơn
  • Hãy kết bạn với những người hòa nhã
  • Đặt mình vào vị trí của người khác để có thể hiểu, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
  • Hạn chế xem các phim bạo lực
  • Vận động thể thao đều đặn, thường xuyên
  • Ăn uống các thực phẩm lành mạnh: rau xanh, trái cây
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh như màn hình điện thoại, đặc biệt là trước khi ngủ.

Một điều hết sức thú vị và hữu ích nữa là bạn có thể giải mã gen để biết yếu tố di truyền chi phối đến sự nóng tính của mình như thế nào, các hoóc môn chi phối ra sao để có thể điều chỉnh, cân bằng các hoóc môn một cách chính xác, điều chỉnh hành vi hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. //www.healthline.com/health/passive-aggressive-personality-disorder
  2. //www.healthgrades.com/right-care/mental-health-and-behavior/aggression

Tham khảo ngay:

Trong cuộc sống hằng ngày, có những lúc chúng ta không thể kiểm soát được chính cảm xúc của mình, trở nên nóng nảy, bốc đồng và gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Làm thế nào để kìm hãm được sự nóng giận mất kiểm soát cảm xúc là điều bất cứ ai cũng mong muốn nhưng không hề dễ thực hiện. Bản thân mỗi người cần phải thay đổi nhiều hơn về tính cách, hành động và nên bắt đầu bằng lối sống tích hơn nếu muốn thực hiện điều này.

Khó có thể giữ được bình tĩnh, khi tức giận thường la hét, quát mắng hay thậm chí là đập phá xung quanh là những đặc trưng tính cách của người dễ nóng giận mất kiểm soát cảm xúc. Thực tế trong cuộc sống hằng ngày, khi gặp một chuyện gì đó tiêu cực, diễn ra không đúng với ý định ban đầu của bản thân hay gặp những chuyện oan ức, cảm xúc tức giận và đôi khi kích động là điều khó có thể tránh khỏi.

Nóng giận vốn là một cảm xúc tự nhiên của con người mà ai cũng có, quan trọng là cách họ bộc lộ ra bên ngoài như thế nào. Có người sẽ chọn các bộc lộ ngay lập tức bằng cách to tiếng, ném đồ đạc hay thậm chí là đánh người để thể hiện sự tức giận khó chịu của bản thân. Tuy nhiên có người lại chọn cách bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện, sự khó chịu, uất ức họ sẽ “để dành” lại và tìm cách để giải tỏa sau đó.

Mất ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến tâm lý người bệnh tức giận, dễ bị kích thích

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc vì sao bản thân mình lại dễ nóng giận mất kiểm soát cảm xúc hay không? Nếu bạn vẫn chưa tìm ra có thể tham khảo các yếu tố sau đây

  • Thiếu ngủ: khi cơ thể không được nạp đủ năng lượng sẽ dẫn đến mất cân bằng trong cảm xúc, khiến bạn có xu hướng tiêu cực, lo lắng và sợ hãi quá mức hơn. Bằng chứng là khi thiếu ngủ, bạn dễ nổi cáu với tất cả, trở nên dễ bị kích động và tức giận hơn cho dù đó là một vấn đề rất nhỏ.
  • Ít vận động: khi cơ thể vận động sẽ được tiết ra endorphin  giúp cải thiện tâm trạng tích cực hơn. Tuy nhiên nếu thiếu vận động và chỉ nằm trong nhà, nằm trong phòng tối không có ánh mặt trời sẽ khiến bạn trở nên tù túng, mệt mỏi, uể oải và dễ tức giận hơn.
  • Yếu tố gia đình: điều này có ý nghĩa là nếu trong gia đình vốn đã có xu hướng dễ nóng giận, bạo lực lời nói hay hành động với nhau thường xuyên thì con trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi điều này ngay từ nhỏ. Mối liên kết giữa tính cách và môi trường sống trong gia đình đã được rất nhiều nghiên cứu thực hiện và hầu hết cho thấy kết quả này.
  • Áp lực lớn: những người có áp lực lớn như áp lực kiếm tiền nuôi gia đình, áp lực học tập, KPI… nếu không được giải tỏa sớm thường sẽ rất dễ bùng nổ. Giống như một trái bóng đang được bơm đầy khí ga đến mức cuối cùng thì chỉ cần một luồng hơi nhỏ cũng có thể làm quả nóng phát nổ ngay lập tức.
  • Những trải niệm đau buồn trong quá khứ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở những người có những trải nghiệm đau buồn trong quá khứ thường khó lấy lại sự cân bằng trong cảm xúc, đặc biệt nếu gặp những sự kiện, hình ảnh có liên quan thì họ càng dễ trở lên kích động hơn.
  • Người lạm dụng chất kích thích: những người nghiện bia, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích là đối tượng hàng đầu dễ trở nên nóng giận mất kiểm soát cảm xúc hơn ai hết. Đặc biệt khi họ không được sử dụng những “chất xúc tác” giúp họ lấy lại cảm xúc trên thì sẽ trở nên cực kỳ hung hăng và có thể làm hại cả những người xung quanh. Mặt khác những người đang trong cơn say cũng dễ nóng giận kích động hơn nhưng sau khi được thỏa mãn họ có thể trở thành một người hiền lành đến không ngờ.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: yếu tố này thường gặp ở người đang trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai hay những người trong giai đoạn mãn kinh nhiều hơn. Họ có thể dễ gắt gỏng, tức giận vô cớ tuy nhiên có thể khắc phục được.
  • Người tiêu cực: những người có xu hướng tích cách tiêu cực thường luôn nghi ngờ mọi thứ xung quanh, luôn cho rằng bản thân mình đúng đắn, luôn nghĩ mọi vấn đề theo chiều hướng xấu nên cũng thường không cân bằng và kiểm soát được cảm xúc.
  • Người mắc các bệnh mãn tính: như tim mạch, tiểu đường, huyết áp nếu có tâm lý buồn bã, tích cực, coi bản thân vô dụng sẽ trở nên nhạy cảm hơn bình thường nên dễ bị kích động hơn.

Bên trên chỉ là một số yếu tố tác động đến tâm lý khiến một người dễ trở nên nóng giận mất kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên nếu các cảm xúc này diễn ra quá thường xuyên, có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ mà chính bản thân người đó cũng không thể hiểu được cảm xúc của mình thì rất có thể đây là dấu hiệu của các vấn đề tâm lý.

Các bệnh tâm lý có mối liên quan hàng đầu đến xu hướng tính cách này bao gồm

Nếu liên quan đến các nguyên nhân này người bệnh cần nhanh chóng được tham gia tư vấn và điều trị tâm lý càng sớm càng tốt để tránh bệnh diễn biến xấu đi. Tuy nhiên không dễ để người bệnh cho rằng mình mắc bệnh mà chỉ cho rằng đấy là cảm xúc bình thường của bản thân.

Khi nóng giận, tâm trí bạn sẽ không thể giải quyết được bất cứ vấn đề nào mà chỉ càng thêm tiêu cực, càng khiến câu chuyện đó trở nên rối ren hơn. Một vấn đề khi không được chấm dứt ở hiện tại sẽ kéo dài đến tương lai, làm phát sinh ra nhiều vấn đề khác và không thể nào giải quyết được nếu không có sự bình tĩnh để suy ngẫm.

Sự tức giận có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ, công việc của chính mình

Đặc biệt trong một cuộc tranh luận, trong lúc nóng giận mất kiểm soát cảm xúc bạn sẽ rất dễ nói ra những lời nói không đúng đắn, có thể mang tính xúc phạm, hạ bệ đối phương. Một số người khác có xu hướng bạo lực sẽ đập phá đồ đạc hay thậm chí là đánh người. Những cuộc ẩu đả, giết người thường cũng được bắt nguồn từ sự nóng giận mà ra. Như vậy có thể cho thấy hệ lụy nguy hiểm từ điều này.

Sự nóng giận, không biết kiểm soát cảm xúc của bản thân có thể khiến bạn mất đi rất nhiều thứ. Có thể là tiền bạc, công việc, những mối quan hệ mà bạn từng rất trân trọng hay thậm chí chính là tính mạng của bản thân và những người xung quanh. Không thể biết rằng trong lúc tức giận và bị kích động, người đó có thể làm ra những chuyện nguy hiểm nào.

Mặt khác một người không biết kiểm soát được cảm xúc, dễ bốc đồng cũng rất khó có thể kiên trì, thành công trong một việc nào đó. Họ cũng dễ làm tổn thương những người xung quanh bằng những lời nói “sắc như dao đâm” của mình. Đôi khi bản thân họ có thể ý thức được điều này và cảm thấy hối hận tuy nhiên chỉ cần bị một điều gì đó kích động họ sẽ lại trở thành một người rất đáng sợ. Bởi thế dân gian mới có dâu “cả giận mất khôn” để nói về những người nóng tính, dễ tức giận, hung hăng.

Kiểm soát cảm xúc chính là một kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ với sự tức giận mà trong một số trường hợp mỗi người còn cần học cách kiểm soát niềm vui, nỗi buồn, hay cảm xúc thường ngày. Tuy nhiên “kiểm soát”  ở đây không có nghĩa là khiến bạn sống sai với con người thật của mình mà là giúp bạn có thể bình tĩnh hơn, biết cách ứng xử trong cuộc sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh, với đạo đức thông thường.

Tất nhiên để một người dễ nổi nóng, hung hăng biết cách kìm hãm “ngọn lửa độc” trong lòng không phải là điều dễ dàng. Bản thân từng người phải tự có ý thức về điều này, quyết tâm cố gắng từng ngày, đi từng bước nhỏ nhất thì mới thực sự có kết quả. Riêng với những người gặp các vấn đề về tâm lý thì cần phải thực hiện trị liệu tâm lý càng sớm càng tốt.

Trong một cuộc tranh luận, nếu cảm thấy cuộc nói chuyện đã lên mức cao trào, một trong hai đều không giữ bình tĩnh thì nên dừng lại, tránh biến thành một “trận chiến” mà cả hai đều làm tổn thương nhau bằng lời nói. Dừng lại không có nghĩa bạn là kẻ thua cuộc mà để lấy lại sự bình tĩnh, để “ngọn lửa” trong lòng được hạ xuống, khi đó cả hai sẽ có cơ hội nhìn nhận xem ai đúng, ai sai mà hướng đến cách giải quyết hòa bình.

Ngay khi cuộc tranh cãi lên đỉnh điểm, bạn hãy học cách dừng lại để bình tĩnh

Nhiều người thường có tâm lý phải cãi tới cùng, cho rằng nếu mình ngưng lại trước là thua cuộc nhưng thực tế khi càng cãi nhau sẽ càng không thể giải quyết được bất cứ vấn đề gì mà chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng và thù hằn về nhau. Người chiến thắng là người kiểm soát được cái tôi của mình, khiến người khác tâm phục khẩu phục chứ không dùng những lời mạt sát để khiến đối phương lụy bại.

Trong thiền hay yoga đều kết hợp với các bài tập hít thở để giúp cơ thể thả lỏng, cảm xúc rơi vào trạng thái cân bằng. Khi hít thở sau sẽ đưa máu đến não nhiều hơn, đồng thời làm chậm hơi thở ra để các tế bào thần kinh không truyền tín hiệu đến trung tâm phản ứng của não bộ, nhờ đó làm giảm cảm xúc kích động, hồi hộp, lo lắng hay sợ hãi để trở nên bình tĩnh hơn.

Thực tế liệu pháp hít thở sâu dù đơn giản nhưng đã được áp dụng từ rất lâu đời trong việc giảm cơn nóng giận mất kiểm soát cảm xúc. Chẳng phải người lớn luôn dặn chúng ta ngay từ khi còn nhỏ là nếu cảm thấy lo lắng khi thi cử, khi đứng trước bục giảng thì hãy thử hít thật sâu. Biện pháp này chỉ mất vài phút để thực hiện nhưng thực sự có thể lấy lại sự bình tĩnh hiệu quả ngay sau đó.

Thay vì tập trung vào những điều tức giận, những điều tiêu cực bạn hãy nhẩm đếm ngược từ 60  về con số 0. Bằng cách đếm thầm hay đếm thành tiếng, sự tức giận của bạn cũng được giảm dần đi khi con số kết thúc. Trong suốt lúc nhẩm số hãy chỉ tập trung vào những con số, kiểm soát hơi thở  và xóa những điều tiêu cực ra khỏi đầu. Đây cũng là biện pháp đơn giản để sự nóng giận mất kiểm soát cảm xúc không lấn át tâm trí bạn.

Học cách đếm ngược các con số cũng là cách giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh hơn

Sự tiêu cực trong tâm trí bạn sẽ bị đẩy lùi nếu có một người bạn tích cực, luôn vui vẻ lạc quan mỗi ngày. Sự tích cực từ những bạn bạn sẽ tiếp sức cho những người tiêu cực, giúp cuộc sống bạn có thêm nhiều điều thú vị, thêm nhiều màu sắc tươi sáng hơn. Những cách giải quyết vấn đề từ những người lạc quan cũng rất đáng để bạn học hỏi.

Mặc dù vậy không phải lúc nào nào liệu pháp này cũng hoàn toàn thành công. Sự tiêu cực ở một số người đôi khi có thể lấn át được cả sự tích cực. Chẳng hạn một người mặc dù vui vẻ nhưng nếu luôn phải nghe sự than thở, chán nản, uể oải từ một người khác hàng giờ, hàng ngày thì cũng dễ kéo tinh thần xuống. Vì vậy đôi khi phương pháp này có thể phản tác dụng, khiến từ một người trở thành cả hai người cùng tiêu cực.

Khi tâm trạng đang nóng giận, bức bối, muốn bùng nổ nhưng hãy luôn nhắc nhở mình rằng không được làm như vậy. Thay vì ngồi yên một chỗ và suy nghĩ về sự bực bội bạn hãy đứng lên và đi lại vài vòng, sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có thể đi dạo trong một khung cảnh thiên nhiên trong xanh và tươi mát.

Sự hiền hòa từ tự nhiên sẽ giúp tâm trạng bạn được xoa dịu trở lại, loại bỏ được sự căng thẳng, bức bối trong lòng và lấy lại bình tĩnh giúp giảm quyết các vấn đề tốt hơn.

Với những người không thể tìm cách kiểm soát được cảm xúc hay thường xuyên bộc lộ một cách quá khích với mức độ thường xuyên thì nên sớm đến gặp các sĩ tư vấn tâm lý. Rất có thể bạn đang gặp một vấn đề tâm lý nào đó khiến khả năng kiểm soát cảm xúc của bạn yếu hơn bình thường dù đã cố gắng thử mọi phương pháp. Đặc biệt ở những người đang chịu áp lực tâm lý, người từng trải qua những sự kiện đau khổ trước đó càng nên thực hiện trị liệu càng sớm càng tốt.

Trị liệu tâm lý sẽ là biện pháp giúp tinh thần dần ổn định và kiểm soát được các xúc tốt hơn

Nhà trị liệu sẽ giúp bạn thông suốt tinh thần, giải tỏa những điều tiêu cực tích trữ trong tâm trí từ đó dần tìm được về sự cân bằng trong cuộc sống. Các chuyên gia trị liệu cũng sẽ là người giúp bạn biết cách làm thế nào để kiểm soát cảm xúc, thư giãn tinh thần và làm thế nào trong các tình huống khiến bạn tức giận.

Bên cạnh đó các chuyên gia tâm lý cũng giúp người bệnh xử lý những vấn đề từ quá khứ, chẳng hạn những người từng bị bạo lực, người từng bị lạm dụng hay mất đi người thân – những nguyên nhân cốt lõi khiến tâm lý của người đó bất thường. Trong một số trường hợp, nhà trị liệu cũng có thể thực hiện các cuộc trị liệu nhóm, trị liệu gia đình để giúp bệnh nhân có tâm lý vững vàng và thay đổi theo một hướng tích cực nhất.

Ở những người có tinh thần lạc quan, lối sống tích cực thường luôn đưa ra được hướng giải quyết êm đẹp trước mọi vấn đề dù đang tranh luận căng thẳng. Bởi khi tinh thần lạc quan, cơ thể sẽ luôn tiết ra những hormone hạnh phúc giúp bạn sáng suốt hơn bao giờ hết, từ đó có thể đạt được sự bình tĩnh để giải quyết mọi căng thẳng một cách thuận lợi hơn.

Hãy bắt đầu lối sống tích cực bằng các coi trong giấc ngủ, luyện tập thể dục thể thao hằng ngày. Khi ngủ đủ cơ thể bạn sẽ tràn đầy năng lượng, kết hợp với việc tập luyện thể dục để bắt đầu một ngày dài đầy năng động và tràn ngập niềm vui. Thay vì thức khuya để giải quyết công việc khiến bạn cảm thấy mệt mỏi uể oải từ lúc làm việc cho tới ngày hôm sau thì việc đi ngủ sớm và thức dậy sớm hơn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc nhanh chóng hơn đấy.

Yoga cũng là liệu pháp rất tốt cho tinh thần và hỗ trợ việc kiểm soát sự nóng giận hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, yoga, thiền, âm nhạc cũng đều là những liệu pháp rất tốt cho tâm trí của mỗi người. Hãy học cách ghi chép lại sự tức giận của bản thân, tìm kiếm niềm vui ở những điều mới trong cuộc sống, học tập thêm nhiều điều thú vị để giải tỏa những thứ tiêu cực trong tâm trí của chính mình.

Không chỉ lối sống mà bạn cũng cần thay đổi suy nghĩ tích cực hơn, đơn giản hơn, giảm sự lo âu nghi ngờ. Trước mỗi vấn đề, thay vì quyết định quá nhanh thì bạn hãy thực hiện chậm lại, đặt ra nhiều giả thuyết giải quyết và hãy lựa chọn những cách tích cực nhất, tránh giải quyết một cách cảm tính theo chiều hướng chỉ có lợi cho bản thân.

Chẳng hạn bạn đi chợ và vô tình mất 100 nghìn và cảm thấy vô cùng tức giận về điều đó, trở nên cáu kỉnh và khó chịu với tất cả mọi người. Vậy bạn có thể suy nghĩ đơn giản là có thể một người nào vô tình nhặt được 100 nghìn của bạn và đang cảm thấy rất hạnh phúc. Khiến cho người khác vui vẻ đôi khi cũng là một loại hạnh phúc làm xoa dịu nỗi đau của con người.

Trên đây chỉ là một số biện pháp tạm thời giúp kiểm soát cơn tức giận tức thì nhằm hạn chế nguy cơ những hệ lụy xấu có thể xảy ra. Về lâu về dài, mỗi người cần kiên trì cố gắng nhiều hơn trong việc thay đổi đời sống tích cực, hướng đến những điều lạc quan, vui vẻ và từ từ kiểm soát sự nóng giận của bản thân thì mới thực sự hiệu quả. Việc thay đổi tính cách không phải là việc một sớm một chiều nên bản thân mỗi người cần thực sự có sự quyết tâm.

Nóng giận mất kiểm soát cảm xúc có thể dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho chính bản thân mỗi người nên cần thay đổi càng sớm càng tốt. Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bản thân theo hướng hoàn hảo và tích cực hơn mỗi ngày.

Video liên quan

Chủ Đề