Tại sao tỷ trọng dịch vụ của các nền kinh tế phát triển tăng nhanh

Tại sao tỷ trọng dịch vụ của các nền kinh tế phát triển tăng nhanh

Mua bán hàng hóa tại Trung tâm Thương mại Vincom, thành phố Bắc Kạn

Dịch vụ tăng trưởng nhanh

Trong giai đoạn 2011 - 2020, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Từ mức chiếm tỷ trọng 47,3% vào năm 2010 tăng lên 51,73% năm 2020, trở thành khu vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế. Giai đoạn này, tổng vốn đầu tư vào khu vực dịch vụ khoảng 19,638 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,92% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội.

Hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định. Hệ thống chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Tỉnh đã tích cực hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm nông sản đã được kết nối với các cửa hàng, siêu thị, đơn vị phân phối tại các trung tâm, thành phố lớn.

Cùng với mạng lưới bán lẻ truyền thống, hiện nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch của tỉnh tiếp tục có bước phát triển. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch từng bước được đầu tư xây dựng. Công tác thu hút đầu tư phát triển du lịch được quan tâm, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư và triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển du lịch, góp phần nâng cao chất lượng hệ thống lưu trú phục vụ du lịch của tỉnh và tạo ra sức lan tỏa cho đầu tư phát triển du lịch Bắc Kạn. Tổng lượt khách du lịch đến tỉnh năm 2019 đạt 528.241 lượt, tăng 1,5 lần so với năm 2015, trong đó chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm khoảng 96%), tổng thu ngành du lịch đạt gần 349 tỷ đồng năm 2019, gấp 1,4 lần so với năm 2015. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, lượng khách du lịch đến tỉnh giảm sút, chỉ còn khoảng 40% so với năm 2019. Đến nay, ngành du lịch đang dần phục hồi trở lại; 10 tháng năm 2022, tổng lượng khách du lịch của tỉnh đạt 385,7 nghìn lượt khách, doanh thu 268,4 tỷ đồng.

Hiện Bắc Kạn đã, đang đầu tư khai thác và phát triển một số loại hình du lịch chính như: Du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử, du lịch về nguồn; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch lễ hội gắn với nghề thủ công truyền thống; du lịch tìm hiểu văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc; du lịch mạo hiểm, leo núi. Điểm du lịch nổi bật là Vườn Quốc gia Ba Bể với trung tâm là hồ Ba Bể. Tiềm năng du lịch nơi đây đang dần được đánh thức, các dịch vụ du lịch cũng từng bước phát triển.

Phấn đấu năm 2030, cơ cấu dịch vụ chiếm khoảng 54%

Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh có đầy đủ các nền tảng cơ bản của trình độ phát triển trung bình khá so với cả nước. Hệ thống không gian phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, giữa khu vực phát triển kinh tế với các khu vực bảo tồn sinh thái, văn hóa. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên nền tảng thế mạnh về môi trường sinh thái, cảnh quan và văn hóa của tỉnh gắn với các hoạt động văn hóa, thể thao đa dạng; có thị trường bất động sản nghỉ dưỡng (second home) phát triển trong nhóm dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt trên 7,5%; trong đó, dịch vụ tăng trên 8%/năm. Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm khoảng 54%.

Để thực hiện mục tiêu này, Bắc Kạn xác định thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch là trọng tâm. Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trọng điểm, tập trung đầu tư vào các tổ hợp dự án du lịch với phạm vi, quy mô lớn, chất lượng dịch vụ cao, đảm bảo bền vững và chuyên nghiệp, đồng bộ hiện đại. Cùng với đó là xây dựng sản phẩm du lịch có thương hiệu đối với các loại hình du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp; du lịch nghỉ dưỡng kết hợp sân golf... Đưa hồ Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia với các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng, liên kết với các khu du lịch trong vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt, tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang (Tuyên Quang) đang được đầu tư xây dựng, khi hoàn thành sẽ kích cầu dịch vụ du lịch của tỉnh ngày càng phát triển.

Tại sao tỷ trọng dịch vụ của các nền kinh tế phát triển tăng nhanh

Đoàn công tác của Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) trải nghiệm dịch vụ du lịch
và chụp ảnh lưu niệm tại Green homestay trong Khu du lịch Ba Bể

Cùng với dịch vụ du lịch, Bắc Kạn tập trung phát triển các dịch vụ ngành thương mại một cách bền vững, khai thác tối đa lợi thế của các địa phương trong toàn tỉnh; trong đó xác định phát triển ngành thương mại trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, đặc biệt là thương mại điện tử.

Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tổ chức kết nối giao thương giữa nhà sản xuất trong tỉnh với người tiêu dùng trong nước và với các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, xây dựng và bảo hộ thương hiệu cũng được các cấp, các ngành quan tâm, nhất là đối với các ngành hàng chủ lực, sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, kích cầu sản xuất và tiêu dùng.

Với những giải pháp đồng bộ, khai thác hiệu quả các lợi thế và nguồn lực, ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục có sự phát triển mạnh mẽ, sản phẩm hàng hóa và các loại hình dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân.

Lĩnh vực dịch vụ khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Việc đầu tư phát triển lĩnh vực này được xem là một trong những giải pháp tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là điều kiện để Bắc Kạn đạt được mục tiêu giai đoạn tới./.