Thai chết lưu là gì

Thai lưu là tình trạng thai ngừng phát triển sau khi đạt từ 20 tuần tuổi trở lên cho tới trước khi sinh. Thai lúc này không thể phát triển và ra đời bình thường nữa, được lưu lại trong tử cung trong thời gian ngắn rồi đẩy ra khỏi tử cung. Thai chết ở tuần tuổi phát triển càng cao thì thời gian lưu lại trong tử cung càng ngắn, nếu không phát hiện sớm tình trạng này và xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Thai lưu là điều mà không bậc cha mẹ nào mong muốn

Thai chết lưu có thể gây rách màng ối, vi khuẩn xâm nhập vào dạ con và buồng ối dẫn tới nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Lúc này tính mạng của thai phụ cũng bị đe dọa. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thai chết lưu trong dạ con quá lâu sẽ gây tình trạng băng huyết nặng, rối loạn đông máu ở sản phụ, đe dọa đến sức khỏe và cả tính mạng của sản phụ.

Thai lưu là tình trạng đau lòng mà bất cứ ai cũng không mong muốn xảy ra, tuy nhiên vẫn cần can thiệp xử lý để ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Sức khỏe và tinh thần của người mẹ thường bị ảnh hưởng rất lớn sau khi mất thai.

Thai lưu là mất mát lớn với mỗi người mẹ

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu

Trung bình, cơ hội mang thai khỏe mạnh ở thai kỳ tiếp theo của các cặp vợ chồng bị thai lưu đạt tới trên 90%, phụ thuộc vào nguyên nhân và khắc phục. Dù đau lòng song việc kiểm tra sức khỏe, tìm nguyên nhân của tình trạng này là rất cần thiết để mẹ có một thai kỳ tiếp theo trọn vẹn hơn.

Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu, một số nguyên nhân thường gặp gồm:

2.1. Do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc các vấn đề sức khỏe khác ở thai nhi

Rối loạn nhiễm sắc thể thường gây ra tình trạng sảy thai ở thai nhi dưới 3 tháng tuổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp khiến thai chết lưu khi đã phát triển lớn hơn. Rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra do đột biến gen trong quá trình thụ tinh, do quá trình tạo tinh trùng, trứng hoặc di truyền. Nếu thai chết lưu do rối loạn nhiễm sắc thể, khả năng tái diễn ở thai kỳ tiếp theo không cao.

Thai có thể chết lưu do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi, tình trạng này có thể sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp. 

Sản phụ bị tiểu đường có nguy cơ thai lưu cao hơn

2.2. Do bệnh lý ở sản phụ

Người mẹ mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nội tiết như thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, viêm thận, tiểu đường, suy giáp, cường năng tuyến thượng thận,… có nguy cơ bị thai chết lưu rất cao. Tình trạng này dễ tiếp diễn ở lần mang thai tiếp theo nếu người mẹ không khắc phục được nguyên nhân.

Ngoài ra, thai chết lưu cũng thường gặp hơn ở những người mẹ:

- Bị nhiễm độc, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, quai bị, giang mai, cúm,… trong quá trình mang thai.

- Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hóa chất độc hại.

- Người đã có tiền sử sảy thai, thai chết lưu.

- Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích, béo phì.

- Mẹ mang thai ở độ tuổi không phù hợp [dưới 15 tuổi và trên 35 tuổi].

- Người mẹ lao động vất vả và dinh dưỡng kém.

2.3. Do bất thường phần phụ và tử cung

Người mẹ bị dị tật tử cung như: tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển cũng khiến thai nhi không được nuôi dưỡng tốt, kém dinh dưỡng dẫn tới chết lưu. Khả năng tiếp diễn ở lần mang thai tiếp theo rất cao nếu không điều trị hiệu quả.

Bất thường dây rốn không được can thiệp có thể khiến thai chết lưu

Ngoài ra, những bất thường về dây rốn như: dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ hoặc chi, dây rốn bị chèn ép,… đều có thể khiến thai bị chết lưu. Những bất thường này có thể được phát hiện và can thiệp sớm bằng siêu âm thai, mẹ vẫn sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

Một số nguyên nhân khác như u mạch máu bánh rau, bánh rau xơ hóa, rau bong non, thiểu ối, đa ối,… cũng có thể gây ra thai chết lưu.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thai chết lưu và tình trạng này có thể gặp phải ở bất kỳ thai phụ nào. Tuy nhiên bạn vẫn có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bằng thăm khám sàng lọc và kiểm tra định kỳ, nhất là những đối tượng nguy cơ cao như:

- Phụ nữ mang thai khi dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

- Người từng mang thai và bị thai chết lưu.

- Thai phụ béo phì.

- Thai phụ bị nhiễm khuẩn trong thời gian mang thai.

- Thai phụ mắc bệnh lý mạn tính không can thiệp tốt.

3. Cần làm gì khi mang thai lưu?

Khi nghi ngờ  thai nhi có thể bị chết lưu, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bằng kiểm tra nhịp tim. Nếu sự việc đau lòng này không may xảy ra, bạn cần thực hiện cho thai ra càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất như:

- Gắp thai.

- Nạo hút thai.

- Gây sảy thai

- Gây chuyển dạ.

Đồng thời, thai phụ cũng được điều trị chống nhiễm trùng và chống rối loạn đông máu, tư vấn đưa ra lời khuyên giúp mẹ phục hồi sức khỏe và tinh thần tốt hơn. 

Cần tìm ra nguyên nhân gây thai lưu để phòng tránh

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai chết lưu là cần thiết, vừa có thể giúp mẹ xoa dịu nỗi đau, vừa giúp ích cho việc mang thai tiếp theo trong tương lai. Sau khi lấy thai lưu, người phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất 3 tháng mới nên mang thai lại, trước đó hai vợ chồng cần đi khám tổng quát, thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi khoa học. 

Người mẹ mang thai lại sau khi thai lưu cần đi khám thai sớm và định kỳ ở các cơ sở y tế uy tín để phòng ngừa nguy cơ và các tác động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Hiểu rõ về hiện tượng thai lưu cũng như các dấu hiệu thai lưu sớm nhất để sớm nhận biết và xử lý kịp thời là điều quan trọng mà mẹ không nên bỏ qua để bảo vệ bản thân và bé cưng khỏi những biến chứng nguy hiểm.

Thai lưu là điều đáng tiếc khiến mẹ cực kỳ đau lòng. Tuy nhiên, đây cũng tình trạng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ. Đa phần, các dấu hiệu cảnh báo thai lưu thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm nhưng mẹ vẫn có thể nghi ngờ về điều này nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Dưới đây là một số kiến thức xoay quanh hiện tượng thai lưu như thai chết lưu có biểu hiện gì, nguyên nhân thai lưu cũng như cách phòng tránh mà bạn cần trang bị để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thai lưu là gì? 5 nguyên nhân dẫn đến thai lưu

Trước khi điểm qua từng dấu hiệu thai lưu, mẹ cần biết thai lưu là gì cũng như sảy thai và thai lưu có giống nhau không.

Thai lưu, thai chết lưu hay lưu thai là tình trạng mất thai trước hoặc trong khi sinh. Cả sảy thai và thai lưu đều được hiểu là tình trạng mất thai nhưng sẽ khác nhau tùy thời điểm mất thai. Nếu thai bị chết trước 24 tuần được gọi là sảy thai, còn sau 28 tuần thì được xem là thai lưu.

Rất khó để tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng thai lưu nhưng chủ yếu là do:

  • Thai nhi tăng trưởng kém: Có nguy cơ tử vong cao và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ, trước và sau khi sinh.
  • Bong nhau non: Nhau thai bắt đầu tách rời tử cung trước khi sinh
  • Dị tật bẩm sinh:Thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể và di truyền cũng như những khuyết tật về cấu trúc
  • Nhiễm trùng: Trước tuần 28, nếu mẹ hoặc thai nhi bị các bệnh nhiễm trùng như ban đỏ, nhiễm khuẩn cấp, cytomegalovirus, listeriosis và giang mai thì nhiều nguy cơ thai lưu.
  • Biến chứng dây rốn: Khi dây rốn không được gắn chặt vào nhau thai, thai nhi sẽ bị thiếu oxy. Tuy nhiên, nguyên nhân thai lưu này khá là hiếm gặp.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân dẫn đến thai lưu khác, chẳng hạn như thiếu oxy trong lúc sinh hoặc mẹ bị động thai [chấn thương do tai nạn xe hơi] cũng có thể khiến thai bị chết.

Dấu hiệu thai lưu cần nhận biết sớm

Hiện tượng thai lưu có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, bạn cần biết các cách nhận biết thai lưu để sớm nhận biết và có biện pháp đối phó kịp thời. Dưới đây là những biểu hiện thai lưu hay dấu hiệu thai ngừng phát triển thường gặp:

  1. Cử động thai giảm, không còn cảm nhận thai máy
  2. Tim thai bất thường lúc siêu âm, không còn nghe thấy tim thai cũng là biểu hiện thai lưu
  3. Bụng co cứng, nặng nề, không có dấu hiệu to ra
  4. Xuất huyết âm đạo
  5. Ngực tự động tiết sữa non, bầu vú không còn căng
  6. Vỡ nước ối bất ngờ dù chưa có dấu hiệu chuyển dạ.

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu [biểu hiện của thai lưu 5 tuần, dấu hiệu thai lưu 6 tuần] thường không rõ ràng nên khó nhận biết. Bạn có thể nghi ngờ thai lưu nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường, đồng thời các biểu hiện ốm nghén cũng giảm đi.

Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng giữa và dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng cuối thường sẽ dễ nhận biết hơn thông qua cử động thai. Nếu tần suất thai máy giảm, mất tim thai đột ngột khi siêu âm, âm đạo ra máu đen, ngực tiết sữa non nhiều, bầu vú không còn căng… thì có thể là triệu chứng thai lưu.

Một số mẹ bầu cũng băn khoăn không biết liệu thai chết lưu thử que có lên 2 vạch không. Câu trả lời là “CÓ” do lượng nội tiết tố sinh ra trong thời gian mang thai vẫn còn nên que thử thai vẫn lên 2 vạch. Nhìn chung, que thử thai chỉ giúp phát hiện mang thai chứ không thể chẩn đoán thai chết lưu. Do đó, để biết chính xác thì mẹ nên đi khám.

Ngay khi thấy cơ thể có những biểu hiện thai lưu kể trên, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm Doppler để kiểm tra nhịp tim của thai nhi.

Thai lưu có cứu được không? Thai lưu là tình trạng thai đã mất nên không thể cứu được. Nếu xác định tình trạng thai lưu, bác sĩ sẽ đề xuất bạn phương án lấy thai ra sớm, chẳng hạn như kích thích chuyển dạ hay sinh mổ.

Thai lưu trong tử cung bao lâu thì nguy hiểm? Nếu thai lưu trong dạ con 3 – 4 tuần sẽ dễ gây rối loạn đông máu, dẫn tới nhiễm trùng huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau khi điều trị, bạn sẽ mất từ ​​6 – 8 tuần để hồi phục. Quá trình sổ nhau có thể kích hoạt các hormone sản xuất tuyến sữa và khiến bạn tiết sữa từ 7 đến 10 ngày. Thai lưu có thể khiến mẹ cực kỳ đau đớn nhưng đừng vì vậy mà bạn đổ lỗi cho bản thân. Nếu không thể vượt qua “chướng ngại” tâm lý, bạn có thể đến gặp bác sĩ tâm lý.

Ai có nguy cơ cao gặp phải hiện tượng thai lưu?

Bất cứ ai cũng có khả năng gặp phải dấu hiệu thai lưu, nhưng một số phụ nữ có nguy cơ cao như:

  • Đã từng bị thai lưu hoặc thai mắc hội chứng chậm phát triển trong thai kỳ trước đó; có tiền sử sinh non, tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu
  • Mắc các bệnh mạn tính như lupus, cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận, tăng huyết khối [rối loạn đông máu] hoặc bệnh tuyến giáp
  • Phát triển các biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, tăng huyết áp do thai nghén, tiền sản giật hoặc ứ mật trong thai kỳ
  • Người hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng một số loại thuốc gây nghiện trong thời kỳ mang thai cũng có thể gặp phải các dấu hiệu thai lưu
  • Mang song thai hoặc đa thai
  • Là người béo phì
  • Phụ nữ lần đầu mang thai cũng có nguy cơ cao hơn.

Một số bằng chứng cho thấy những phụ nữ mang thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm hoặc thụ thai nhờ kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng [ICSI] sẽ có nguy cơ gặp phải hiện tượng thai lưu cao hơn, ngay cả khi không mang đa thai.

Lưu ý khi mang thai để phòng tránh dấu hiệu thai lưu

1. Trước khi mang thai

Nếu chưa mang thai, bạn nên sắp xếp đi khám để sớm phát hiện và điều trị các vấn đề có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai kì. Nếu đang mắc phải những bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát các bệnh lý này trước khi bạn thụ thai.

Nếu có tiền sử bị thai lưu thì trước khi thụ thai, mẹ nên đi khám tổng quát để xác định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu ở lần mang thai trước để có cách hạn chế nguy cơ.

Ngoài ra, một số việc bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai sau khi bị thai lưu là ăn uống đầy đủ, bổ sung axit folic trước khi mang thai, loại bỏ các thói quen không lành mạnh và giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.

2. Trong thai kỳ

Để hạn chế nguy cơ gặp phải các dấu hiệu thai lưu, bạn cần chú ý thực hiện 7 điều sau:

  • Ngưng hút thuốc
  • Tránh rượu, bia và thuốc trong thai kỳ
  • Chú ý đến những dấu hiệu tiền sản để theo dõi sự phát triển của thai nhi
  • Duy trì cân nặng hợp lý trong thời kỳ mang thai
  • Bảo vệ chính bản thân, tránh nhiễm trùng và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nghi ngờ về chất lượng hay hạn sử dụng
  • Đi khám nếu có các biểu hiện thai lưu như chảy máu âm đạo hoặc đau bụng bất thường

Việc sẩy thai, thai chết non hay thai lưu có thể khiến bản thân người vợ hoặc chồng và gia đình suy sụp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nếu có thể, bạn hãy lấp đầy thời gian biểu của mình và gia đình bằng những hoạt động thư giãn, làm việc hoặc những chuyến dã ngoại sẽ giúp cải thiện tinh thần tốt hơn, đồng thời cân bằng trạng thái để dễ thụ thai trong lần tới.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề