Thế nào là truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân của quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ hai, 21/12/2020 15:51

76 năm Quân đội nhân dân Việt Nam: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân-dân

Xuất thân từ những người dân với ý chí quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước, lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Ðảng và nhân dân giao phó. Có thể thấy, “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” chính là bản chất và quy luật phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam.

* Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

Cách đây 76 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Ðảng và Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Ðội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND) Việt Nam được thành lập. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta có một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện; một quân đội cách mạng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”.

Vì “từ nhân dân mà ra” nên ngay từ buổi đầu thành lập, QĐND đã lấy tư tưởng “dân là gốc” làm nguồn cội; lấy truyền thống dân tộc và chủ nghĩa yêu nước chân chính Việt Nam làm cơ sở tinh thần để xây dựng; lấy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc làm động lực và sức mạnh để cùng toàn dân đấu tranh, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người chủ đất nước.

Cũng vì “từ nhân dân mà ra” nên trong thời chiến hay thời bình, nhân dân luôn là người chở che, nuôi dưỡng và xây dựng quân đội. Trong kháng chiến, nhân dân các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh cùng quân đội chiến đấu và chiến thắng. Trong hòa bình, vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, nhân dân lại ra sức lao động sản xuất, xây dựng hậu phương vững mạnh.

Đáp lại tấm lòng, tình nghĩa của nhân dân, “vì nhân dân mà chiến đấu” đã trở thành nét đặc trưng nổi bật trong bản chất, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam. Đặc trưng này được thể hiện ở mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Dù trong chiến tranh hay hòa bình thì mục tiêu, lý tưởng và mọi hoạt động của QĐND Việt Nam cũng đều là vì dân.

Khi vừa mới thành lập, cán bộ, chiến sĩ quân đội cùng với các đoàn thể cách mạng tích cực vận động nhân dân đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau đó, vừa chiến đấu chống các thế lực phản cách mạng, vừa chiến đấu chống quân xâm lược, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ và xây dựng chính quyền nhân dân; thực hiện kháng chiến, kiến quốc; cùng nhân dân “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”…

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội nhanh chóng xây dựng, phát triển. Vừa chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai, bảo vệ nhân dân, bảo vệ cơ quan kháng chiến, vừa tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị lực lượng, phối hợp đánh địch... cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các cán bộ, chiến sĩ quân đội không quản gian khổ, hy sinh, vừa chống địch càn quét, bảo vệ cơ sở cách mạng, vừa hỗ trợ nhân dân nổi dậy đấu tranh; dẫn dắt, xây dựng, huấn luyện dân quân du kích, tự vệ; bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, giành độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình trong cả nước.

Khi cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, các đơn vị quân đội tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh; tham mưu cho Đảng và Nhà nước xây dựng, chỉ đạo hoạt động các khu vực phòng thủ, khu kinh tế-quốc phòng; Đồng thời, giúp đỡ nhân dân sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng đời sống mới; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lụt bão, cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai...; đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, giữ cho đất nước được yên bình.

Không chỉ chiến đấu vì nhân dân Việt Nam, Quân đội ta còn chiến đấu vì nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện, chuyên gia quân sự Việt Nam sát cánh với nhân dân và quân đội các nước Lào, Campuchia, hy sinh xương máu đánh kẻ thù chung, góp phần giành độc lập cho dân tộc bạn, góp phần xây dựng tình đoàn kết gắn bó Việt Nam-Lào-Campuchia. Trong hòa bình, quân đội ta vẫn nắm chắc tình hình, làm tròn nhiệm vụ trong nước, đồng thời tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với nhân dân, quân đội các nước.

Có thể khẳng định, sự gắn bó máu thịt giữa quân đội và nhân dân chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh to lớn, giúp Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trước đây và gặt hái được những thành tựu vượt bậc trong giai đoạn đổi mới hiện nay.

* Thắt chặt mối quan hệ đoàn kết, gắn bó máu thịt quân-dân

Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn có mặt ở những nơi xung yếu, khó khăn, nguy hiểm, xả thân để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân càng làm rạng ngời hơn phẩm chất của những người lính QĐND Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.

Ở những nơi có sự cố hoặc những lúc khó khăn nhất thì quân đội bao giờ cũng có mặt đầu tiên. Trong đại dịch COVID-19, hàng nghìn chiến sỹ, sỹ quan trực tiếp tham gia phòng, chống dịch, ngày đêm chăm sóc, hỗ trợ hàng vạn người cách ly tập trung, dù ban đêm hay ban ngày, dù trời nắng hay trời mưa, sẵn sàng đối mặt với những rủi ro và cả khả năng lây nhiễm cao của bệnh dịch… Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng đã ngày đêm tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, đường mòn lối mở, không quản ngại ăn lán, ngủ rừng để kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, tiếp nhận công dân trở về từ vùng có dịch và tham gia làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, trấn an người dân, kết thành “bức tường ngăn dịch” vô cùng vững chắc.

Hay trong số hơn 100 người thiệt mạng và mất tích do mưa lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua, có hơn 30 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn giúp nhân dân, để lại lòng biết ơn và tiếc thương vô hạn, nhưng cũng là niềm tự hào, là động lực để đồng chí, đồng đội không chùn bước, quyết tâm vượt mọi khó khăn, hiểm nguy bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Có thể thấy, khi Tổ quốc và nhân dân cần, những người lính luôn sẵn sàng lên đường, chấp nhận mọi gian khổ, hiểm nguy ở phía trước, dù phải hy sinh tính mạng. Cứu giúp nhân dân đã trở thành một trong những nhiệm vụ chiến đấu hàng đầu giữa thời bình của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, là mệnh lệnh xuất phát từ trái tim. Tinh thần ấy dường như đã đúc kết trong câu nói của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 (một trong 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh) trong đoạn clip cuối cùng của đoàn được ghi lại trước khi gặp nạn: "Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì nhân dân chúng ta phải làm". Trước khi lên đường, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cũng đã nói với các đồng đội của mình rằng: nhân dân đang cần chúng ta từng giờ, từng phút, dù khó khăn thế nào cũng phải đi, kể cả có hy sinh.

Có thể nói, ở mọi thời kỳ, QĐND luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng, chiến đấu; đồng thời QĐND Việt Nam cũng luôn lấy sự phụng sự nhân dân làm mục tiêu lý tưởng, luôn là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Đánh giá về QĐND Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng ghi nhận sâu sắc rằng: QĐND đã, đang, sẽ và mãi xứng đáng là điểm tựa, niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bởi lẽ, thành quả lớn nhất của quân đội là làm cho dân tin, dân yêu, dân kính trọng và tự nguyện giúp đỡ quân đội, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, đắp bồi thế trận lòng dân ngày càng vững chắc.

Để QĐND mãi xứng đáng là điểm tựa, niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, mỗi cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân, trong mọi tình huống, luôn phải đề cao trách nhiệm, gương mẫu trong lời nói và hành động, nhằm giữ gìn mối liên hệ mật thiết với nhân dân, tạo dựng lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân. Các đơn vị quân đội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, kết hợp xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; tiếp tục phát huy vai trò là lực lượng xung kích, nòng cốt, chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn… Từ đó góp phần củng cố vững chắc “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Theo TTXVN

Có thể nói rằng, đấu tranh phòng chống, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là một cuộc “đấu tranh nội tâm” vô cùng gay gắt, quyết liệt trong bản thân mỗi cán bộ, đảng viên. Tuy vậy, “cuộc chiến” này có thành công hay không, ngoài sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của mỗi chủ thể là cán bộ, đảng viên, thì đòi hỏi cần phải có sự tham gia rất tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân.

(Tiếp theo và hết)


Thế nào là truyền thống gắn bó máu thịt với nhân dân của quân đội nhân dân Việt Nam


Ảnh minh họa/ TTXVN.

Đảng không được phép sống xa dân và trên dân

Đảng ta là “con nòi” của dân tộc, ra đời, trưởng thành và lớn lên trong phong trào cách mạng của nhân dân. Nhân dân ta tự nguyện đi theo Đảng, tự nguyện tôn vinh sự lãnh đạo, dìu dắt của Đảng, nhưng để Đảng không đi “chệch hướng” thì nhất thiết Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân. Nhân dân với tư cách “là chủ” và “làm chủ” của xã hội và đất nước, do đó việc cần kíp lúc này là phải thực sự coi trọng, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của nhân dân trong việc phòng chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng cho rằng, thực tiễn lịch sử cũng như bài học kinh nghiệm của Đảng ta và phong trào cộng sản quốc tế đã cho thấy, ở đâu, lúc nào mà Đảng giữ vững được bản chất cách mạng của mình, giữ vững được mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân; cán bộ, đảng viên sống gần dân, trọng dân, hiểu dân, tin dân, có trách nhiệm với dân, thì ở đó, lúc đó, nhân dân dành trọn niềm tin, tình cảm cho Đảng, hết lòng, hết sức đùm bọc, chở che và bảo vệ Đảng. Ngược lại, lúc nào Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên mắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng, tham nhũng, hủ hóa, không tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, không lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, lúc đó Đảng sẽ dần xa rời bản chất cách mạng rồi tự sụp đổ ngay dưới chân mình!

Xin nhắc lại lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây 5 năm: “Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?”. Trước khi đưa ra câu hỏi đầy nỗi niềm này, Tổng Bí thư đã đặt vấn đề: “Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động; liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo không?”.

Câu hỏi trên không khó trả lời. Bởi trong số những người giàu lên một cách bất thường ấy, có không ít cán bộ đang nắm những chức vụ quan trọng trong bộ máy đảng, chính quyền các cấp. Cái sự giàu ấy không phải chủ yếu do tài năng, trí tuệ, mồ hôi, công sức họ bỏ ra, mà phần lớn là do lợi dụng vị trí công tác để vun vén lợi ích cá nhân, tìm mọi kẽ hở của pháp luật, lôi bè cánh theo “lợi ích nhóm” để làm ăn thiếu đàng hoàng, khuất tất với mục đích vinh thân, phì gia. Theo GS, TS Trần Văn Bính, nguyên Trưởng khoa Văn hóa XHCN (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), tưởng như sự giàu có bất thường, cuộc sống hưởng thụ cao sang của một số cán bộ lãnh đạo chẳng ảnh hưởng gì đến những người xung quanh và cộng đồng, nhưng sự thật đã để lại bao hệ lụy cho bản thân họ và xã hội. Chính cuộc sống xa hoa, cách biệt với dân đang tự biến họ trở thành “nô lệ” của đồng tiền, “bóng ma” của vật chất. Hệ lụy đáng nói nhất mà họ gây ra là làm đảo lộn các chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội, làm cho lòng người hoài nghi và ly tán, lòng tin của dân vào Đảng và chế độ bị xói mòn và làm cho tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc của Đảng từng bước bị mọt ruỗng từ bên trong và lung lay từ gốc rễ.

Còn nhớ khi Liên Xô trong thời điểm sụp đổ, một số học giả nước này đã làm cuộc điều tra xã hội học rất đáng suy ngẫm. Trong phiếu điều tra, trả lời câu hỏi “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai”?, thì có tới 85% ý kiến cho là đại diện của giới cán bộ quan chức nhà nước quan liêu, chỉ có 11% cho là đại diện của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Một đảng cộng sản cầm quyền mà tỷ lệ giới chức quan liêu, xa rời quần chúng lớn đến mức nghiêm trọng như vậy, thế nên lúc gặp “sóng gió” không được nhân dân ủng hộ và bị các thế lực khác “tước” quyền lãnh đạo cũng không có gì khó hiểu!

Đấy là chuyện ở xứ người. Còn ở nước ta cũng cần nhắc lại một ví dụ điển hình về thực trạng đội ngũ cán bộ, đảng viên “sống xa dân, sống trên dân” nên đã để lại một bài học xương máu về mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Năm 1997, một bộ phận không nhỏ nông dân tỉnh Thái Bình bột phát nổi dậy phản đối cấp ủy, chính quyền có nguyên nhân chủ yếu là do quyền làm chủ của người dân đã bị vi phạm nghiêm trọng, chính quyền cơ sở huy động quá sức dân, thậm chí lạm thu nhiều khoản bất chính, trong khi đó một số cán bộ chủ chốt ở địa phương giàu lên một cách bất minh và lại có lối sống xa hoa, kệch cỡm, nên càng gây bức xúc, bất bình trong nhân dân. Sau sự kiện đáng buồn này, đã có hơn 2.000 cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý kỷ luật, hơn 70% số tổ chức cơ sở đảng phải thay từ một nửa đến hai phần ba cấp ủy.

Trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay, càng phải hết sức coi trọng giữ vững bản chất cách mạng của Đảng. Sức mạnh đó không ở đâu khác, mà bắt nguồn từ sức mạnh niềm tin của nhân dân. Niềm tin thuộc phạm trù tinh thần, nhưng nó có thể biến thành sức mạnh “dời non lấp biển” nếu như mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng luôn thấm nhuần và thể hiện sâu sắc quan điểm “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) trong cả tư tưởng và hành động, suy nghĩ và việc làm, thái độ và hành vi ở mọi lúc, mọi nơi. Lánh xa dân, sống trên dân, làm việc không vì dân-đó là quá trình “tự diễn biến” tuy diễn ra âm thầm, lặng lẽ, nhưng lại là quá trình “tự chuyển hóa” nhanh nhất, để lại tác hại ghê gớm và hậu quả khốc liệt nhất mà đội ngũ cán bộ, đảng viên không bao giờ được phép coi nhẹ, xem thường.

Trọng dân, tin dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng

Cương lĩnh, các văn kiện đại hội và Điều lệ Đảng đều khẳng định: Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Trên thực tế, Đảng ta cũng đã có nhiều chủ trương, giải pháp để thực hiện nguyên tắc cốt tử đó, như mỗi dịp Đại hội Đảng các cấp đều lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân; quy định cán bộ chủ chốt các cấp phải tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân; triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”...

Chủ trương là vậy, nhưng thực tế nhiều nơi hoặc là né tránh, hoặc là làm qua loa, đại khái những việc liên quan đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Việc nhiều cấp ủy, chính quyền chưa chú trọng huy động được đông đảo người dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng.

Trong 73.325 đảng viên bị kỷ luật giai đoạn 2010-2015, có 62.389 đảng viên ở cấp cơ sở (chiếm tỷ lệ 85%). Trong khi tổ chức đảng ở cơ sở là cầu nối giữa Đảng với dân, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, mà số đảng viên ở cơ sở bị kỷ luật nhiều như vậy thì sẽ tác dụng tiêu cực đến tình cảm, niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Mặt khác, con số đảng viên cấp cơ sở bị kỷ luật nêu trên cũng phần nào nói lên tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm nguyên tắc Đảng... là rất hiện hữu, chứ không còn dừng lại ở nguy cơ.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) mới đây cho biết, trong số 11 đầu việc chưa được đa số nhân dân ghi nhận, hài lòng, thì có tới 6 đầu việc liên quan thiết thân đến cuộc sống của nhân dân, đó là: Giải quyết khiếu nại, tố cáo cho công dân; Giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Chống lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu đối với đời sống nhân dân; Thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; Giải quyết mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Bên cạnh đó, có 4 đầu việc chủ yếu liên quan đến cán bộ, đảng viên cũng chưa được đa số nhân dân ghi nhận, đó là: Tiết kiệm, chống lãng phí; Chống tham nhũng; Phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên; Nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Dẫu số liệu điều tra trên đây chỉ phản ánh phần nào về tâm trạng, tình cảm, niềm tin và cả những băn khoăn, lo lắng của nhân dân, nhưng cũng khiến tất cả những ai nặng lòng với Đảng, với đất nước và quan tâm đến vận mệnh chế độ cũng không khỏi trăn trở. Có một câu hỏi đặt ra là sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, phần lớn đời sống nhân dân đã thoát khỏi đói nghèo, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều có bước chuyển biến tích cực, nhưng tại sao người dân vẫn rất quan tâm, thậm chí lo lắng đến vận mệnh của Đảng và chế độ? Theo GS, TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, Hội đồng Lý luận Trung ương, vì từ trong tâm niệm sâu xa của mình, đa số người dân vẫn yêu Đảng, thủy chung với Đảng, tự nguyện đi theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, cho nên người dân có tâm lý lo lắng về một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cũng là điều dễ hiểu. Khi người dân còn biết lo cho vận mệnh của Đảng, lo công việc chung của Đảng, đấy là hồng phúc của Đảng và dân tộc. Vấn đề cốt tử hiện nay là Đảng phải làm sao để cho người dân giảm bớt và tiến tới không còn phải băn khoăn, lo lắng nhiều vì những bất cập, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng nói chung, và những biểu hiện thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nói riêng.

“Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai”? Nếu Đảng chỉ thuộc về một số người giàu có, sống cách biệt với dân, không đồng cam cộng khổ với dân, không thấm nhuần và thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ “Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, thì Đảng đã vô hình trung “đứng trên, đứng ngoài” lợi ích của nhân dân và nguy cơ Đảng thoái hóa, biến chất rồi sụp đổ là khó tránh khỏi. Ngược lại, nếu hơn 4,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay cùng hòa chung nhịp đập với hơn 90 triệu trái tim người Việt, cùng biết lo toan gánh vác việc Đảng, việc nước, việc dân, đó chính là cơ sở bảo đảm cho Đảng ta thực hiện tốt trọng trách cao cả của mình. Đó cũng là một trong những giải pháp căn cơ để phòng chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng đạt hiệu quả tối ưu.