The nhớ không hiển thị trên máy tính

Khi kết nối thẻ nhớ với máy tính, đôi khi người dùng có thể gặp tình trạng máy tính không nhận thẻ nhớ điện thoại. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách sửa lỗi máy tính không nhận đầu đọc thẻ nhớ SD dưới đây nhé! 

Nguyên nhân máy tính không nhận thẻ nhớ điện thoại 

Khi người dùng cắm thẻ nhớ điện thoại vào máy tính qua đầu lọc thẻ nhưng thiết bị lại không nhận và hiển thị thông báo lỗi. Nguyên nhân chủ yếu của lỗi này có thể do máy tính đang không có driver hoặc do lỗi tại phần khe đọc thẻ nhớ. Người dùng khi cài đặt lại hệ điều hành Windows thường quên không cài bản driver đọc thẻ nhớ phù hợp. Đây có thể là nguyên nhân khiến máy tính không thể đọc thẻ nhớ điện thoại. 

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như cổng kết nối thẻ SD trên máy tính, laptop gặp vấn đề. Hoặc đơn giản chỉ là do bạn cắm đầu đọc thẻ chưa đủ sâu. Bạn cũng cần lưu ý đầu đọc thẻ có bị khóa chức năng viết hay xuất hiện icon No Drive trong mục My Computer hay không. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, mọi người hãy cùng tham khảo cách khắc phục các lỗi này dưới đây nhé! 

Các cách sửa lỗi máy tính không nhận thẻ nhớ qua đầu đọc thẻ SD

1. Rút thẻ nhớ ra và khởi động lại máy tính

Để tránh lỗi xung đột phần mềm, trước tiên người dùng cần tháo thẻ nhớ khỏi máy tính PC, laptop. Sau đó bạn tiến hành khởi động lại máy tính. Đợi vài phút rồi cắm lại thẻ nhớ vào máy tính để kiểm tra.

Bên cạnh cách kiểm tra tính năng nhận thẻ của máy tính, người dùng cũng cần đảm bảo thẻ nhớ sử dụng không bị lỗi. Bạn có thể kiểm tra tính năng thẻ bằng một máy tính khác. 

2. Thay đổi ký tự ổ đĩa thẻ nhớ không nhận trên máy tính

Bước 1: Trước tiên, bạn cần kết nối thẻ nhớ điện thoại vào máy tính qua đầu đọc thẻ.

Bước 2: Trên màn hình máy tính, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer [hoặc This PC trên Windows 10] >> chọn mục Manage >> đi đến Disk Management.

Bước 3: Bạn nhấn tiếp chuột phải vào phân vùng thẻ nhớ điện thoại đang dùng và chọn Change Drive Letters and Paths. Tiếp đó, bạn có thể chọn một ký tự bất kỳ có trong danh sách và nhấn OK để lưu lại để phân biệt phân vùng thẻ nhớ. 

Sau khi thực hiện xong các bước trên, người dùng sẽ thấy thẻ nhớ điện thoại của bạn xuất hiện trở lại trong thư mục Windows Explorer của máy tính.

3. Cài đặt lại trình điều khiển [driver]

Bước 1: Trước tiên người dùng truy cập vào trình quản lý thiết bị trên máy tính bằng cách nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer/This PC >> Manage >> Device Manager.

Bước 2: Tiếp tục tìm đến mục Disk drives và nhấn phải chuột vào USB/thẻ nhớ cần cài đặt lại trình điều khiển [driver] >> chọn Uninstall >. nhấn OK để gỡ bỏ bản driver cũ.

Bước 3: Cuối cùng, bạn cần ngắt kết nối thẻ nhớ với máy tính và khởi động lại thiết bị. Tiếp đó, bạn kết nối thẻ nhớ trở lại máy tính để thiết bị có thể tự động nhận diện và tải về trình điều khiển driver tương ứng. 

4. Khôi phục các tập tin trên thẻ nhớ bị virus ẩn đi

Lỗi máy tính không nhận thẻ nhớ điện thoại có thể do virus hoặc phần mềm độc hại tấn công khiến người dùng không thể mở được tập tin trên thẻ nhớ hoặc USB. Khi gặp phải vấn đề này, người dùng đừng vội vàng dùng các format để định dạng lại thẻ nhớ. Bởi việc này chỉ khiến việc phục hồi dữ liệu trở nên khó khăn hơn. 

Với lỗi này, người dùng có thể tham khảo nhiều cách khôi phục dữ liệu trên thẻ nhớ bị ẩn như sử dụng các dòng lệnh attrib -s -h tại cửa sổ Command Prompt hoặc trong shortcut tự tạo. Đơn giản hơn thì người dùng có thể sử dụng phần mềm FixAttrb để quét virus trên thẻ nhớ.

Sau khi tải và nhấn Chọn thư mục và tìm đến thẻ nhớ cần khôi phục dữ liệu bị virus ẩn đi. Tiếp theo bạn chọn Hiển thị các file ẩn rồi đợi quá trình khôi phục hoàn tất. Ngay sau đó, toàn bộ các dữ liệu quan trọng trên thẻ nhớ sẽ được hiển thị trở lại. Bạn chỉ cần xóa toàn bộ shortcut do virus đã tạo ra trước đó đi là được.

Như vậy trên đây là toàn bộ hướng dẫn 4 cách sửa lỗi máy tính không nhận thẻ nhớ điện thoại đơn giản và nhanh chóng. Tùy từng tình trạng lỗi mà bạn đang gặp phải, người dùng có thể lựa chọn cách khắc phục phù hợp nhé!

BÀI VIẾT LIẾN QUAN

Ngày nay, thời đại của lưu trữ điện toán đám mây. Nhưng, thiết bị lưu trữ di động như USB hay thẻ nhớ vẫn giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì lẽ đó mà nhiều Laptop vẫn trang bị cho người dùng đầu đọc thẻ nhớ được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, có thể bạn gặp phải trường hợp máy tính không nhận thẻ SD. Đây là một sự cố Windows phổ biến và không khó để khắc phục.

Dưới đây là tổng hợp những cách khắc phục lỗi laptop không nhận ra thẻ nhớ. Bạn có thể áp dụng chúng để sửa lỗi trên máy tính của mình.

1. Cập nhật Driver

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến laptop không nhận dạng thẻ SD là do thiếu hoặc driver đầu đọc thẻ bị lỗi. Để khắc phục thì bạn chỉ việc cập nhật trình điều khiển cho nó.

Có hai cách để làm điều này, bạn có thể chọn thực hiện theo cách thủ công hoặc tự động.

Cập nhật trình điều khiển thủ công

Bạn vào trang web của nhà sản xuất máy tính hoặc đầu đọc thẻ, tìm driver sau đó tải xuống và cài đặt.

Cập nhật trình điều khiển tự động

Driver Easy là phần mềm chuyên dụng sẽ tìm và cập nhật driver máy tính của bạn rất nhanh chóng và chính xác.

2. Làm sạch thẻ SD và đầu đọc

Một nguyên nhân rất phổ biến khác của thẻ SD không được nhận dạng là do thẻ SD bẩn hoặc đầu đọc thẻ bị bám bụi. Một trong hai sẽ gây ra sự tiếp xúc kém giữa thẻ và đầu đọc. Vì vậy, bạn nên vệ sinh thẻ sạch sẽ và loại bỏ bụi bám trên đầu đọc, sau đó thử lại.

Để làm sạch thẻ, bạn hãy nhúng một miếng bông vào một ít cồn hoặc nước, và lau nhẹ vùng bẩn, đặc biệt chú ý đến các điểm tiếp xúc bằng kim loại. Để làm sạch đầu đọc của bạn, bạn nên dùng vòi xịt khí để thổi bụi.

3. Kiểm tra xem đầu đọc thẻ

Nếu bạn đã thử các phương pháp 1 và 2 mà PC vẫn không nhận dạng được thẻ SD của bạn, có thể đầu đọc thẻ của bạn đã bị tắt trong BIOS.

Truy cập BIOS

Bạn cần tìm hiểu phím chức năng để vào BIOS [ví dụ. F2 hoặc Delete] máy tính của mình. Cách nhanh nhất là bạn sử dụng Google để tìm kiếm. Nếu không, bạn sẽ nhìn thấy nó [rất nhanh] trong màn hình khởi động.

>> Khởi động lại PC của bạn, ngay sau đó nhấn phím chức năng để vào BIOS.

Bật đầu đọc thẻ trong BIOS

Bước 1. Khi bạn đang ở trong BIOS, sẽ không quá khó để tìm công tắc on/off cho đầu đọc thẻ của bạn.

Bước 2. Bạn chỉ cần tìm một phần liên quan đến thiết bị hoặc bộ nhớ như “SD Reader” hoặc “Card Reader”.

Bước 3. Kích hoạt nó [Enable] nếu nó chưa được bật, sau đó lưu và thoát khỏi BIOS.

Bước 4. Khi máy tính của bạn đã khởi động lại và bạn đã đăng nhập vào Windows, hãy kiểm tra lại thẻ nhớ của mình.

4. Kiểm tra thẻ SD trên máy tính khác

Nếu thẻ SD của bạn bị lỗi, máy tính của bạn sẽ không nhận ra nó. Để kiểm tra, bạn sẽ cần gắn thẻ nhớ đó vào một máy tính khác.

Nếu thẻ SD của bạn cũng không hoạt động trên PC khác, có thể nó bị lỗi và bạn cần phải thay thế nó.

Nếu máy tính khác nhận ra thẻ SD đó, thì đầu đọc thẻ của bạn bị lỗi.

5. Tắt rồi bật lại đầu đọc thẻ

Bước 1. Trên bàn phím của bạn, nhấn kết hợp Win + R [phím logo Windows và phím R] để mở cửa sổ Run.

Bước 2. Sau đó, bạn nhập devmgmt.msc vào cửa sổ lệnh và nhấp vào OK.

Bước 3. Mở rộng danh mục “Memory Technology Devices”.

Sau đó bạn nhấn đúp vào đầu đọc thẻ [Trong trường hợp này là RealteK PCIE CardaReader] để mở.

Bước 4. Chuyển đến tab Driver. Nhấp vào Disable Device để tắt thiết bị.

Bước 5. Khi được nhắc tắt thiết bị, hãy nhấp vào Yes.

Bước 6. Nhấp đúp vào đầu đọc thẻ để mở cửa sổ Properties. Nhấp vào Enable Device để kích hoạt lại thiết bị.

Phần kết

Trên đây là những thủ thuật sẽ giúp bạn khắc phục lỗi không nhận dạng được thẻ SD. Có thể có những cách khắc phục khác hiệu quả, nếu vậy thì bạn hãy chia sẻ để mọi người áp dụng nhé. Hy vọng các bạn áp dụng thành công!

Video liên quan

Chủ Đề