Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng được mùa mất giá của bà con nông dân

Theo Dương Văn Tiền / Cổng thông tin điện tử Long An

Mặc dù, nước ta đã gia nhập WTO nhưng nông dân chúng ta vẫn còn âu lo trước tình trạng giá cả nông – thủy sản lên xuống thất thường “được mùa mất giá, mất mùa được giá”. Trong phạm vi hiểu biết của mình, tôi xin nêu một số nguyên nhân của tình trạng trên và nêu lên giải pháp tối ưu.

“Được mùa mất giá, mất mùa được giá”

Cụm từ trên trở nên quen thuộc với nhiều nông dân chúng tôi trong những năm qua. Tôi nghĩ “được mùa mất giá”: hiện trạng cung vượt cầu, ngược lại “mất giá được mùa”: cầu vượt cung; do vậy, dẫn đến hiện tượng mất cân đối giữa cung và cầu Nguyên nhân do:

Nhà nước thả nổi giá cả thị trường

Nông dân sản xuất đại trà thiếu tính quy hoạch định hướng, định lượng cụ thể của Nhà nước nên sản xuất cây gì, con gì, nuôi trồng gì sẽ đảm bảo giá cả; chỉ phổ biến nên gieo trồng cây gì phù hợp với thời điểm nào ít sâu bệnh như thông tin về lịch gieo sạ lúa, kỹ thuật trồng rau cải, chăn nuôi…mà thôi.

Nông dân sản xuất chạy theo “ảo giá cả” của thị trường . Ví dụ: Trong năm 2009, nông dân ồ ạt sản xuất giống lúa IR50404 năng suất đạt rất cao nhưng không bán được giá; ngược lại trong năm 2009 thì thị trường “sốt’ giống lúa này trong khi đó nông dân ít ai trồng. Hoặc đối với cây dưa hấu đầu năm 2009, giá dưa khoảng 6.000 đồng/kg, nông dân chuyển lúa qua trồng dưa nhưng tới ngày thu họach giá chỉ còn khoảng 2.5000-3.000 đồng/kg. Nông dân trồng dưa hấu bị lỗ nặng.

Nên xem:   Cần cung gấp Nhím giống

Tình hình dịch bệnh và bệnh lạ xảy ra liên miên

Đây là vấn đề khá nan giải hiện nay của Nhà nước và của cả cộng đồng, vậy biện pháp giải quyết nào là tối ưu?

– Nhà nước phải nắm bắt rõ [khảo sát và thăm dò] lưu lượng sản phẩm thực tế để kịp thời giải quyết đầu ra sản phẩm, tránh tình trạng tồn dư trong dân.

– Nhà nước phải kịp thời thu mua sản phẩm nếu lượng sản phẩm tồn đọng trong dân nhiều. Ví dụ: Lúa vụ Hè –Thu năm 2009 giá rẻ, nông dân bán không được nên nợ nần càng chồng chất; do vậy, Nhà nước nên có kế hoạch từ trước để thu mua nông sản cho nông dân

– Nhà nước phải chú trọng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi “vừa hồng vừa chuyên” về thông tin định hướng thị trường.

– Thường xuyên phổ biến và tuyên truyền, tập huấn cho nông dân hiểu rõ tác dụng lâu và dài của việc sản xuất sản phẩm an toàn và sạch theo chương trình GAP.

– Phải định hướng nông dân sản xuất cây trồng và nuôi – trồng thủy sản theo mùa vụ, khu vực; có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm bảo nông dân có lãi.

– Nông dân phải thấy được lợi ích của sự liên kết nhóm, tổ hợp tác sản xuất để dễ dàng xây dựng thương hiệu và bảo vệ uy tín cho thương hiệu.

– Các nông dân, tổ, nhóm, HTX hãy “vượt qua chính mình” bằng sự sáng tạo, nhạy bén, chủ động tìm ra thị trường và đầu ra cho sản phẩm bên cạnh sự giúp đỡ của Nhà nước.

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII - Ảnh: CHÍ TUỆ

Sáng 14-1, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII chính thức khai mạc. 

Phát biểu khai mạc, chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh hội nghị bàn và quyết định một số nội dung quan trọng. Đó là sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2018-2023 và báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2022.

Hội nghị cũng tập trung thảo luận báo cáo tổng kết nghị quyết số 20 về "Nâng cao trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam tham gia bảo vệ môi trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020" và kết luận về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 20.

Theo chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, trong nửa đầu thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2018-2023, các chỉ tiêu cơ bản công tác Hội và phong trào nông dân hằng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Đặc biệt năm 2021, trong bối cảnh lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,9%, xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu tiên đạt 48,6 tỉ USD.

"Nông nghiệp, nông thôn khẳng định vai trò là 'trụ đỡ' của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, là nhân tố tạo sự ổn định cho phát triển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được nâng cao, số hộ nghèo giảm nhanh" - ông Đoàn nói.

Tuy nhiên, chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho rằng phát triển nông nghiệp vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung vẫn phân tán, nhỏ lẻ, về cơ bản nông dân sản xuất tự phát, thiếu sự liên kết, hợp tác, thị trường tiêu thụ nông sản thiếu ổn định.

"Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 xảy ra gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Giá các loại vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và nhanh hơn sự tăng giá nông sản; tình trạng được mùa mất giá, ùn tắc nông sản vẫn còn xảy ra, gây thiệt hại và bức xúc cho người nông dân" - ông Đoàn nói.

Tại hội nghị, ông Đoàn đề nghị các đại biểu cần tập trung thảo luận, đánh giá về những kết quả đạt được, phân tích nguyên nhân những hạn chế, những khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội VII và năm 2021.

Từ đó, xác định những nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu thực hiện tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Hội và phong trào nông dân năm 2022 và tiếp tục thực hiện nghị quyết trong nửa cuối nhiệm kỳ còn lại.

Trả lời báo chí bên lề hội nghị, ông Lương Quốc Đoàn cho biết trong bối cảnh dịch COVID-19 còn phức tạp, Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục tập trung phối hợp các bộ, ngành, tận dụng các khoa học kỹ thuật, nguồn lực về tài chính để hỗ trợ vốn cho người nông dân.

Trung ương Hội cũng chỉ đạo các tỉnh tập trung kết nối tiêu thụ nông sản, riêng Hội Nông dân đã lập được trên 130 cửa hàng và phối hợp các cửa hàng khác tập trung hỗ trợ tiêu thụ.

Về lâu dài, Hội sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện tốt việc tái cơ cấu nông nghiệp để làm sao người nông dân sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, xóa bỏ tình trạng "rau 2 luống, lợn 2 chuồng".

Đồng thời tập trung sản xuất liên kết, hình thành các nguyên liệu, chế biến để nâng cao giá trị, thu nhập cho người nông dân.

Nông dân hỏi Thủ tướng chuyện được mùa mất giá

CHÍ TUỆ


Thời điểm vải chín rộ, giá thu mua đã giảm 1 nửa so với đầu vụ. Trong ảnh: Người dân thôn Cầu Chéo, xã Đội Bình 
[Yên Sơn] thu hoạch vải.

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang hướng phát triển cây ăn quả. Tuy nhiên, câu chuyện phát triển tự phát, phát triển diện tích cây ăn quả quá “nóng” khiến việc liên kết, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm bị thờ ơ, hoàn toàn phụ thuộc vào tiểu thương. 

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh hiện đạt gần 15 nghìn ha, trong đó diện tích cây cam là gần 7.600 ha, cây bưởi là 2.378 ha, chuối trên 2.000 ha, còn lại là nhãn, vải, na, hồng, thanh long, táo…

Diện tích cây ăn quả tăng nhanh, sản lượng lớn, khiến giá thu mua các loại quả có múi năm sau giảm sâu so với năm trước. Theo các nhà vườn, năm trước giá bán cam tại vườn đạt 10 - 12 nghìn đồng/kg, thì năm nay chỉ còn hơn 6 nghìn đồng/kg; giá bưởi Diễn năm nay cũng đã giảm chỉ còn từ 7.000 - 10.000 đồng/quả, giảm hơn 1 nửa so với những năm trước.

“Được mùa mất giá” không chỉ tác động đến vùng cây ăn quả diện tích lớn, mà cả những cây ăn quả không phải cây trồng chủ lực như nhãn, vải cũng nằm trong tình trạng này. Theo người trồng vải, năng suất vải tại vườn năm nay tăng gần gấp đôi so với năm trước, nhưng giá thu mua tỷ lệ nghịch với năng suất. Ông Phạm Trí Dũng, thôn Cầu Chéo, xã Đội Bình [Yên Sơn] cho biết, năm nay do vải được mùa nên các tiểu thương thu mua tận vườn với giá chỉ từ 6.000 đồng/kg. Nhiều nhà vườn ở Cầu Chéo như ông chọn cách bán lẻ để giữ giá 10.000 đồng/kg.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân là do tình trạng người nông dân sản xuất tự phát, không theo bất cứ một tiêu chuẩn an toàn nào. Cụ thể, trong gần 15 nghìn ha cây ăn quả, mới chỉ có trên 200 ha cam, bưởi áp dụng VietGAP. Tránh tình trạng “được mùa mất giá”, ngành nông nghiệp khuyến cáo các địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ… 


Người dân xã Yên Nguyên [Chiêm Hóa] liên kết trồng ớt với Hợp tác xã Nông lâm nghiệp
Yên Nguyên để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. 

Tuy nhiên, về lâu dài, ngành tập trung đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó trọng tâm là nêu cao vai trò của các hợp tác xã. Toàn tỉnh hiện có 54/104 hợp tác xã hình thành một số chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ hiệu quả. Ngoài các hợp tác xã liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản như Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên [Chiêm Hóa], Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Tam Đa, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Đại Phú, Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Lâm Xuyên [Sơn Dương]... đã xuất hiện nhiều hợp tác xã liên kết tiêu thụ trái cây cho người dân như Hợp tác xã Cam sành Sơn Nữ, Hợp tác xã dịch vụ Phong Lưu [Hàm Yên], Hợp tác xã dịch vụ nông lâm nghiệp Xuân Vân [Yên Sơn].

Theo ngành Nông nghiệp tỉnh, bài toán “được mùa mất giá” trong sản xuất nông nghiệp sẽ khó tìm được lời giải, khi trình độ sản xuất ở nhiều nơi chưa cao, sản xuất chưa theo quy hoạch; vai trò bà đỡ, nguồn lực của doanh nghiệp, hợp tác xã còn yếu. Chỉ khi thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của cả nông dân lẫn chính quyền chuyển từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển theo chiều sâu gắn với thị trường biến động thì những câu chuyện buồn sau những mùa vụ bội thu mới được hóa giải.  

Video liên quan

Chủ Đề