Thí nghiệm hóa học 8 bài thực hành 4 năm 2024

Qua bài học ở bài oxi. Các em đã biết tính chất của oxi. Để điều chế khí ôxi như thế nào? Và tính chất hoá học ra sao? Tiết học này các em sẽ tìm hiểu qua bài thực hành.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nắm

1.1.1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi

Phương trình phản ứng: 2KClO3 .PNG] 2KCl + O2

1.1.2.Thí nghiệm 2: đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi

Phương trình phản ứng: S + O2 .PNG] SO2

1.2. Kĩ năng phòng thí nghiệm

  • Khi điều chế oxi, miệng ống nghiệm phải hơi thấp xuống dưới.
    • Ống dẫn khí đặt gần đáy ống nghiệm thu khí oxi.
    • Dùng đèn cồn đun nóng đều ống nghiệm trước khi đun tập trung vào 1 chỗ.
    • Khi thu oxi bằng cách đẩy nước, cần rút ống dẫn khí ra khỏi chậu nước trước khi tắt đèn cồn.
  • Khi tiến hành thí nghiệm đốt lưu huỳnh.
    • Dùng muôi sắt lấy 1 ít S bột.
    • Đốt muôi sắt chứa S trong không khí và nhanh chóng đưa muôi sắt vào trong lọ chứa khí oxi.

Bài tập minh họa

2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi

  • Cách tiến hành: Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành cũng như hiện tượng của thí nghiệm qua đoạn phim sau đây:

Video 1: Nhiệt phân Kaliclorat KClO3 với xúc tác là MnO2

  • Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra. Khi thử khí bằng tàn đóm, que đóm bùng cháy.
  • Giải thích: Xảy ra phương trình phản ứng 2KClO3 .PNG] 2KCl + O2. Khí không màu sinh ra chính là khí Oxi. Vì khí oxi là khí duy trì sự sống và sự cháy nên khi thử khí bằng tàn đóm, que đóm bùng cháy.

2.2. Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi

  • Cách tiến hành: Đưa muôi sắt có chứa bột S vào ngọn lửa đèn cồn. Sau đó đưa S đang cháy vào lọ thuỷ tinh có chứa khí oxi.

Video 1: Phản ứng giữa lưu huỳnh và khí Oxi

  • Hiện tượng: Lưu huỳnh cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn cháy trong không khí, cho ngọn lửa màu xanh.
  • Giải thích: Do lưu huỳnh cháy trong oxi tạo thành lưu huỳnh đioxit [SO2], còn gọi là khí sunfurơ] và rất ít lưu huỳnh trioxit [SO3]
  • Phương trình phản ứng: S + O2 .PNG] SO2

3. Luyện tập Bài 30 Hóa học 8

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 30 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • * A. KClO3
    • B. KMnO4
    • C. CaCO3
    • D. Cả A & B
  • * A. 2 và 5
    • B. 5 và 2
    • C. 2 và 2
    • D. 2 và 3
  • * A. Dùng nhiên liệu là không khí
    • B. Dùng nước làm nguyên liệu
    • C. Cách nào cũng được
    • D. A và B

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4. Hỏi đáp về Bài 30 Chương 4 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Hóa học 8 Bài 30: Bài thực hành 4 Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi được VnDoc biên soạn. Nội dung Bài thực hành 4 Hóa 8 bài 30 sẽ hướng dẫn các em học sinh thực hiện điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, cũng như cách thu khí oxi và thử tính chất của oxi, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho buổi thực hành trên lớp. Cuối cùng là hướng dẫn các em viết bản tường trình hóa 8 bài thực hành 4. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Hóa 8 Bài 30 Bài thực hành 4. Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi

Hy vọng với tài liệu Hóa 8 bài 30 giúp các bạn học sinh nắm chắc các thao tác, kỹ năng sử dụng dụng cụ cũng như nguyên tắc khi học trong phòng thí nghiệm đã học ở bài thực hành số 1. Mời các bạn tham khảo.

I. Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị hóa chất: kali penmanganat [thuốc tím], lưu huỳnh

Chuẩn bị dụng cụ: que đóm, ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống dẫn khí, bình thủy tinh có nút, bông, muỗng sắt ....

II. Tiến hành thí nghiệm

1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi

Cách tiến hành:

- Lắp dụng cụ như hình vẽ.

Cho một lượng nhỏ [bằng hạt ngô] KMnO4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít bồng gần miệng ống nghiệm.

Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào giá đỡ hoặc kẹp gỗ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm chút ít.

Nhánh dài của ống dẫn khí sâu gần sát đáy ống nghiệm [hoặc lọ thu].

Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO4, sau đó tập trung đốt nóng phần có hóa chất. Kali pemanganat bị phân hủy tạo ra khí oxi. Nhận ra khí trong ống nghiệm [2] bằng que đóm còn hồng.

Sau khi kiểm tra độ kín của các nút, đốt nóng ống nghiệm chứa KMnO4. Khí oxi sinh ra sẽ đẩy không khí hoặc đẩy nước và chứa trong ống nghiệm thu. Dùng nút cao su đậy kín ống nghiệm đã chứa đẩy bình oxi để dùng cho thí nghiệm sau.

Hiện tượng:

Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

Phương trình hóa học

Khi nung KMnO4 ta điều chế được khí oxi theo phản ứng:

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

Giải thích:

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

Chất rắn màu đen là MnO2

2. Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi

Cách tiến hành:

Chuẩn bị dụng cụ như hình 4.1. Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ [bằng hạt đậu xanh] lưu huỳnh S bột.

Đưa muỗng sắt có chứa lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn cho lưu huỳnh cháy trong không khí, sau đó đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ [hoặc ống nghiệm] chứa đầy khí oxi.

Hiện tượng:

- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.

- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.

- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit [SO2]

Phương trình hóa học:

S + O2 SO2

Giải thích: Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

Kết luận: Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

III. Bản tường trình Hóa học 8 Bài thực hành 4

1. Phần I. Phần đánh giá

Nhận xétĐiểm

Thao tác TN

[3đ]

Kết quả TN

[2đ]

Nội dung tường trình [3đ]

Chuẩn bị dụng cụ, vệ sinh

[2đ]

Tổng số

[10 đ]

2. Phần II. Phần thực hành

1. Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi

- Dụng cụ hóa chất: ……………………………………………………………………………....

- Cách tiến hành : ……………………………………………………………………………......

- Hiện tượng :…………………………………………………………………………….............

- Phương trình hóa học:………………………………………………………………………….

- Giải thích : ………………………………………………………………………………............

….………………………………………………………………………………………………......

….………………………………………………………………………………………………......

….………………………………………………………………………………………………......

Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi

- Dụng cụ hóa chất: ……………………………………………………………………………...

- Cách tiến hành : ……………………………………………………………………………......

- Phương trình hóa học:………………………………………………………………………….

- Giải thích: ……………………………………………………………………………….............

….………………………………………………………………………………………………......

….………………………………………………………………………………………………......

….………………………………………………………………………………………………......

Xem chi tiết bản tường trình hóa học 8 bài thực hành 4 tại: Bản tường trình Hóa học 8 bài thực hành 4

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

  • Giải bài tập trang 103 SGK Hóa học lớp 8: Bài thực hành 4
  • Giải bài tập trang 109 SGK Hóa lớp 8: Tính chất - ứng dụng của hidro

Trên đây VnDoc đã gửi tới bạn đọc Bài 30 Hóa 8 Bài thực hành 4. Điều chế - Thu khí oxi và thử tính chất của oxi. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài thực hành thí nghiệm, biết cách viết báo cáo thực hành, hay chính là bản tường trình hóa học.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chủ Đề