Thiết kế ao nuôi tôm công nghệ cao

19/05/2021 | 2199 người đọc

- Phòng Hỗ Trợ Kỹ Thuật Công Ty Cổ Phần UV -

1. Tên gọi của mô hình

Rất nhiều năm qua cụm từ “ nuôi tôm công nghệ cao” rất phổ biến trong cộng đồng người nuôi tôm. Nhưng không có một định nghĩa chính xác công nghệ cao là như thế nào. Công nghệ cao là mật độ cao hay công nghệ cao là được lắp thêm một số thiết bị công nghệ vào, những thiết bị gì và chúng có tác dụng gì trong ao nuôi tôm?

Thực chất đây chỉ là một cách gọi nôm na, đó là mô hình của những nhà đầu tư nuôi có nguồn vốn tương đối lớn, đầu tư từ việc thiết kế, xây dựng, vật dụng máy móc và vận hành. Phần lớn các mô hình chỉ gần giống nhau do người sau luôn tư duy cải tiến của người đi trước nhưng có một điểm chung là cho ra sản lượng cao trên một diện tích ao nuôi nhỏ [không tính trên toàn bộ mô hình], đây chính là điểm mạnh của mô hình này. Trong sản xuất lúc nào con người cũng nhắm đến mục tiêu tạo ra sản phẩm nhiều hơn, sản lượng nhiều hơn nên với ưu thế của mình mô hình này trong tương lai chắc chắn sẽ mang tính chủ đạo trong nghành nuôi tôm.

2. Những yêu cầu cần thiết của mô hình

Tất nhiên mọi vấn đề bao giờ cũng đi đôi giữa thế mạnh điểm yếu, đó chính là cái mà chúng ta đang thấy, tuy mô hình rất hiệu quả như vậy nhưng hiện nay vẫn chưa có độ phủ trên hầu khắp diện tích nuôi tôm hiện tại. Đâu là cốt lõi của vấn đề? Có 3 yêu cầu được đề cập đến.

Đầu tiên là nguồn vốn phải đủ lớn: Thực tế là như vậy, để xây dựng được mô hình hoàn chỉnh cần diện tích ít nhất ≥ 8.000m2. bên cạnh đó là công trãi bạt, máy che, điện 3 pha [nếu khu vực không có phải tự hạ thế điện], máy phát điện phòng khi mất điện, cộng với chi phí vận hành hệ thống.

Thứ 2 là khu vực áp dụng: Do phải nuôi ở mật độ cao, nên nhu cầu về khoáng chất trong nước phải cao để đáp ứng nhu cầu cho tôm phát triển tốt nhất. Kéo theo độ mặn để đáp ứng được vấn đề này cũng phải ở mức cao, trên 10‰. Do đó một số vùng độ mặn thấp thường khó áp dụng được, nếu có cố gắn thì kết quả về sản lượng và chất lượng đầu ra cũng không được như mong muốn.

Thứ 3 là trình độ am hiểu của người quản lý và vận hành: điều này hơi nhạy cảm nhưng chiếm tỷ trọng trong thành công tương đối lớn. Muốn nuôi được con tôm thành công trong mô hình này ngoài việc am hiểu về đặc tính sinh học, nhu cầu của con tôm cần có thêm kiến thức về tảo, về hóa chất, khoáng, thủy lý hóa, về vi sinh và dinh dưỡng, hiệu quả an toàn sử dụng điện. Như vậy việc vận hành sẽ dễ dàng, thành công và tiết kiệm được chi phí.

3. Tồn tại và định hình cho sự hoàn thiện

3.1 Nhược điểm mô hình

Trong những năm 2015 - 2016 sự phát triển ồ ạt của ao tôm “ công nghệ cao” nhưng không theo mô hình đầy đủ, dẫn đến lượng nước xả thải từ ao nuôi ra thẳng sông ngòi – kênh rạch trên địa bàn khu vực Cà Mau đã làm nghề nuôi tôm ở đây bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ đối với những hộ nuôi thâm canh mà cả các hộ nuôi quảng canh, và quảng canh cải tiến. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý được nguồn nước để đảm bảo vừa vận hành tốt được mô hình mà lại vừa đảm bảo được môi sinh để duy trì sự bền vững của nghề nuôi tôm?

3.2 Thiết kế một mô hình nuôi an toàn sinh học cơ bản

Sơ đồ một hệ thống nuôi siêu thâm canh hai giai đoạn an toàn sinh học

3.3 Mục tiêu của mô hình

- Tiết kiệm lượng nước thay tối đa nhằm hạn chế sử dụng hóa chất xử lý nước, thay nước

- Tạo ra sản phẩm tôm sạch, ưu thế giá bán trên thị trường.

- Hạn chế lựơng nước thải ra môi trường, hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước tự nhiên.

- Định hình cho sự phát triển bền vững.

3.4 Cơ sở thực tế

         Qua trao đổi với nhiều hộ nuôi có kinh nghiệm trong vấn đề nuôi tôm: anh Tân [Đại lý Năm Nghĩa – Bình Đại, Bến Tre], anh Minh [ Đại lý Đức Minh – Thạnh Phú, Bến Tre] điều đưa ra một nhận định rằng: Trong quá trình nuôi nếu sử dụng chế phẩm sinh học xử lý liên tục mỗi ngày thì hiệu quả khống chế khuẩn rất tốt, ưu thế và an toàn hơn nhiều so với dùng hóa chất diệt khuẩn. Đó là một trong những kinh nghiệm thực tế khẳng định lại cơ sở của mô hình sử dụng chế phẩm sinh học thay thế hóa chất diệt khuẩn trong nuôi tôm mật độ cao.

4. Qui trình ứng dụng chế phẩm sinh học của UV trong nuôi tôm hai giai đoạn

4.1 Giai đoạn vèo

          Tuân thủ nghiêm ngặc việc sử dụng vi sinh xử lý nước định kỳ 2 lần trên ngày để kiểm soát lượng chất thải, mật độ tảo và khí độc trong ao vèo. Kết hợp bổ sung dưỡng chất và khoáng để giúp tôm tăng trưởng tối đa tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này. UV có bài đề cập riêng về giai đoạn vèo sinh học trong qúa trình nuôi tôm thôm canh ở một kỳ khác.

Quy trình vi sinh áp dụng cho giai đoạn vèo

4.2 Nuôi giai đoạn 1 và giai đoạn 2

          Sau giai đoạn vèo tôm được san ra ao nuôi thứ nhất nuôi ở giai đoạn 1, giai đoạn này kéo dài đến khoảng 50 ngày, tính cả thời gian vèo. Khi này size tôm rơi vào khoảng 70 – 100 con/kg. Ở giai đoạn nuôi thứ nhất là giai đoạn bứt phá của đàn tôm, tốc độ lớn có thể trên dự đoán nếu nhu cầu dinh dưỡng đáp ứng được đúng mức tối đa. Điểm yếu tồn tại vẫn là đường ruột tôm đang hoàn thiện nhưng  với sức tải thức ăn lớn, cần sản phẩm hỗ trợ nong to và bảo vệ đường ruột tốt nhất. Bước sang giai đoạn nuôi 2 [thậm chí nuôi 3] lúc này đường ruột đã hoàn thiện chỉ cần duy trì hỗ trự đường ruột với một sản phẩm phổ thông để hạn chế chi phí, lúc này điều cần lưu ý là sức tải môi trường. Chế phẩm sinh học chỉ giải quyết được phần nào phần còn lại dựa vào việc san thưa ra các giai đoạn để giảm sức tải của môi trường ao nuôi.

Quy trình vi sinh áp dụng cho nuôi giai đoạn 1 và 2

5. Kết luận

          Trong một tương lai không xa thì hình thức nuôi tôm san ra nhiều giai đoạn sẽ chiếm ưu thế. Thứ nhất nếu giá tôm size về lớn [30 – 20 con/kg] vẫn tốt như hiện tại. Thứ hai là sản lượng tính trên diện tích nuôi sẽ cao dẫn đến tiết kiệm nhiều chi phí từ vật tư đến công lao động. Thứ 3 hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm do nguồn nước thải ra ngoài môi trường. Đây cũng là định hướng cho một nền nông nghiệp xanh và an toàn trong tương lai.

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao theo quy trình Probiotic dễ vận hành, chi phí phù hợp với bà con và kiểm soát tốt khí độc trong ao. Mời quý bà con cùng khám phá ngay chi tiết vận hành quy trình này được triển khai hiệu quả thế nào nhé.

Phần đầu tiên, giới thiệu đến quý bà con cách vận hành hệ thống Ao lắng, lọc

Để có Ao nuôi Công nghệ cao đạt chuẩn thì chúng ta nên cần ao lắng và hệ thống xử lý nước theo tiêu chuẩn, đem lại nguồn nước sạch nhằm đảm bảo chất lượng nước cho ao tôm.

1. Ao lắng bùn, chứa

Nước mặn từ biển hoặc sông hoặc kênh được cấp vào ao lắng bùn có độ sâu từ 1.5 đến 3m, chứa dùng 10 ngày [để tránh thiếu nước do thuỷ triều khu vực Miền Nam mỗi tháng chỉ có 2 lần nước dâng cao vào đến kênh dẫn, mỗi lần nước dâng cao chỉ khoảng 3 đến 7 ngày và ngược lại sẽ có 7 đến 10 ngày là nước không dâng nên không bơm nước được], nhưng nếu vùng có thể lấy được trực tiếp từ nước biển hoặc song lớn thì không cần ao chứa để dùng 10 ngày [Ao lắng bùn chứa nước dùng cho 10 ngày thì không cần lót bạt đáy, chỉ cần lót bạt bờ chắn song đánh lỡ bờ]

Tại ao lắng bùn cần được vệ sinh, nạo vét bùn định kỳ 1 năm 1 lần vào mùa khô để dễ dàng nạo vét, phơi khô bùn vào khoảng tháng 3 hàng năm. Cách làm: Bơm khô nước tại ao lắng bùn, phơi ráo mặt đất, dung xe ủi để ủi đi lớp đất bùn đen, rải vôi nóng 1.000kg cho 1.000m2 đáy ao sau 3 đến 7 ngày có thể lấy nước vào lại được [nếu có đủ điều kiện nạo vét, phơi nhiều lần hơn thì sẽ tốt hơn]

2. Ao lắng ziczac

Ao lắng Zizzac có độ sâu từ 1.5m đến 3m và các vách ngăn để phân tán dòng chảy, giúp nước chảy chậm lại, lắng được các vật chất nặng.

Nước mặn được bơm từ ao lắng bùn, chứa hoặc từ biển được cấp vào ao lắng Zizzac để lắng tụ chất hữu cơ, chất phù sa trong nước, các vật chất lơ lững nặng, qua hệ thống vách ngăn được bố trí tại ao lắng Zizzac đảm bảo nước trong đạt yêu cầu tại vị trí cuối ao lắng trước khi bơm qua lọc.

3. Lọc và xử lý bằng UV hoặc Chlorine

Nước được bơm lên từ ao lắng ziczac qua hệ thống lọc trống 30 micron hoặc qua lọc túi 30micron trước khi qua đèn UV [đèn tia Cực Tím]. Sau khi qua đèn UV thì được giữ tại 1 ao trung gian nhỏ để cấp nước đến từng ao nuôi.

Nếu không có đèn UV thì nước được bơm từ ao lắng Zizzac đến ao chứa [lót bạt] để xử lý diệt khuẩn bằng Clorine 5ppm – 20ppm 48 – 56h. Sau đó nước được bơm đến ao nuôi qua túi lọc 30 micron.

Đèn UV là một thống đèn gồm 6 bóng hoặc 12 bóng hoặc 187 bóng đèn UV [tuỳ vào công suất muốn diệt khuẩn bao nhiêu khối nước/giờ] được đặt trong khối hình trụ với hệ thống báo giám sát tự động, mục đích sử dụng bước sống ngắn để phá vỡ các tế bào làm chết vi khuẩn, vi rút trong nước đảm bảo nước qua đèn hoàn toàn sạch vi khuẩn, vi rút.

Ưu điểm quy trình Probiotic:

  • Chi phí đầu tư phù hợp
  • Dễ vận hành, không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Kiểm soát tương đối tốt khí độc trong ao thông qua việc bổ sung liên tục vi sinh thương mại

Qua bài viết này, chắc bà con cũng hiểu hơn về quy trình hoạt động của Ao lắng, chứa và hệ thống xử lý UV, lọc nước của quy trình Probiotic. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng để giúp tôm có 1 môi trường sống tốt nhất.

Hãy theo dõi các phần tiếp theo của Quy trình này nhé.

Nếu Bà con mình cần tư vấn kỹ thuật, con giống VUS LEADER 21. Hãy liên hệ ngay đến Đại lý, Đại diện thương mại Việt Úc hoặc Hotline: 𝟎𝟗𝟎𝟑 𝟖𝟗 𝟐𝟒𝟔𝟖

Video liên quan

Chủ Đề