Thịt, cá, tôm, cua rất giàu chất gì lớp 4

(1)KHOA HỌC: VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS có thể : - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua…) và những thức ăn chứa nhiều chất béo (mỡ, dầu , bơ…). - Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể. + Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể. + Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình trang 12,13 SGK, Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A.KTBC: YC HS lên trả bài: -HS thực hiện yêu cầu HS1: Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường ? HS2: Có những nhóm thức ăn nào?Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể ? Nhận xét ghi điểm. B. BÀI MỚI: Giới thiệu bài: Ghi đề lên bảng * Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo. + Bước 1 : Hoạt động nhóm đôi. Hãy trao đổi với nhau tên các thức ăn - Chất đạm : thịt lợn, trứng gà, cá,đậu chứa nhiều chất đạm và chất béo có phụ, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc. trong hình ở trang 12, 13 SGK và cùng - Chất béo : đậu nành, vịt quay, đậu phụ, nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, mỡ lợn, lạc, dầu, vừng, mè. chất béo ở mục bạn cần biết SGK/12,13. + Bước 2 : Làm việc cả lớp. - Tại sao hàng ngày chúng ta cần ăn thức - Chất đạm tham gia xây dựng và đổi ăn chứa nhiều chất đạm ? mới cơ thể : làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị hủy hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống. - Kể tên những thức ăn chứa chất béo - HS tự nêu. mà các em ăn hàng ngày hoặc các em thích ăn ? - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa - Chất béo rất giàu năng lượng và giúp nhiều chất béo ? cơ thể hấp thụ các vitamin A, D, E, K. * GV kết luận (SGK/40). + Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể, rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa, sữa chua, pho mát, đậu, lạc. + Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K. 1 Lop4.com.

(2) Thức ăn giàu chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thịt cá, vừng, lạc, đậu nành. * Lưu ý : Phomát  từ sữa bò chứa nhiều đạm. Bơ  từ sữa bò chứa nhiều chất béo. * Hoạt động 2 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo. + Bước 1 : GV phát phiếu HT. - HS làm việc với phiếu HT theo nhóm YC HS thảo luận nhóm 4. 4. Phiếu học tập 1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm. Tên thức ăn chứa nhiều Nguồn gốc thực vật chất đạm 1. Đậu nành (đậu tương) 2. Thịt lợn x 3. Trứng x 4. Thịt vịt x 5. Cá x 6. Đậu phụ 7. Tôm x 8. Thịt bò x 9. Đậu Hà Lan 10. Cua, ốc x 2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo.. Nguồn gốc động vật x. Tên thức ăn chứa nhiều Nguồn gốc thực vật chất béo Mỡ lợn Lạc x Dầu ăn x Vừng (mè) x Dừa x. Nguồn gốc động vật x. TT. TT 1. 2. 3. 4. 5.. + Bước 2 : YC HS trình bày kết quả. x x. Đại diện trình bày kết quả. Nhận xét bổ sung.. - GV kết luận : Các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo ? Đọc mục bạn cần biết SGK. Bài sau: Vai trò của Vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ. 2 Lop4.com.

(3) 3 Lop4.com.

(4)


Thực phẩm từ động vật:

1. Thịt:

Hàm lượng chất đạm trong các loại thịt như thịt lợn, gà, vịt, bò, chim...đều xấp xỉ như nhau nhưng còn tuỳ theo thịt nạc hay mỡ mà hàm lượng chất đạm cao hay thấp.

Về lượng chất đạm, thịt có đầy đủ các axit amin cần thiết và ở tỷ lệ cân đối, có tác dụng hỗ trợ tốt cho ngũ cốc.

Chú ý khi chế biến thịt:

- Thịt nướng, rang và nhất là ướp đường trước khi nướng, rang làm tǎng mùi vị, sức hấp dẫn nhưng làm giảm giá trị sinh học của thức ăn. Không nên cho trẻ nhỏ ăn thịt nướng, rang khô vì giảm chất dinh dưỡng và khó hấp thu.

- Thịt bị ôi thiu, hỏng sẽ tiết ra chất độc gây dị ứng hoặc ngộ độc. Dù nấu nướng khéo, che đậy được mùi vị hư hỏng nhưng chất độc vẫn còn.

- Lưu ý thịt lợn có khả năng bị nhiễm giun xoắn mà không bị phát hiện, thịt ếch nhái hay bị sán nên phải ăn chín. Riêng cóc trong da và trứng có chứa chất độc làm chết người nên khi ǎn cần loại bỏ triệt để da và phủ tạng.

- Không dùng thớt thái chung thịt chín và thịt sống.

- Nước xương, nước thịt hầm, luộc có chứa nhiều nitơ nhưng chất đạm và canxi rất ít. Nấu ǎn cho trẻ cần cho ǎn cả thịt (phần cái) chứ không phải chỉ có nước.

Giá trị dinh dưỡng của thức ǎn phụ thuộc vào thành phần hóa học của các loại thức ǎn, các chất dinh dưỡng trong thức ǎn, sự tươi sạch của thức ǎn và cách nấu nướng chế biến loại thức ǎn đó.

Thức ăn nào cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng đó là chất đạm, chất béo, tinh bột cùng vitamin và muối khoáng nhưng có loại thức ăn nhiều chất dinh dưỡng này có loại nhiều chất dinh dưỡng khác vì vậy nên dùng phối hợp nhiều loại thức ăn để hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng.

Các nhóm thức ăn chính:

- Thức ăn giàu chất đạm (protid)

- Thức ăn giàu chất béo (lipid)

- Thức ăn giàu tinh bột (glucid)

- Thức ăn cung cấp chất khoáng và vitamin

2. Cá và các chế phẩm của cá:

- Cá có hàm lượng chất đạm cao, chất lượng tốt và các axit amin cân đối. Cá có nhiều chất khoáng và vitamin hơn thịt đặc biệt trong gan cá có nhiều vitamin A, D, B12 nhưng cá dễ bị hỏng hơn thịt.

- Cá khô có hàm lượng chất đạm cao hơn cá tươi nhưng mặn và dễ bị ẩm, mốc. Chú ý cá khô mốc có thể gây nên ngộ độc.

3. Tôm, lươn, cua và nhuyễn thể:

- Tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng đạm không kém gì so với thịt, cá, còn chất lượng đạm của nhuyễn thể ( ốc, trai, sò...) thì không bằng và tỷ lệ các axit amin không cân đối. Tuy vậy nhuyễn thể lại có nhiều chất khoáng hơn, nhất là canxi, đồng(cu) và selen(se).

- Khi nhuyễn thể bị chết sẽ dễ bị phân huỷ, sinh ra độc tố nên khi ǎn ốc, trai, sò...phải chú ý loại bỏ con chết, ngâm con sống sạch trước khi nấu. Nhuyễn thể còn là vật trung gian truyền các loại bệnh như thương hàn, tiêu chảy nên nhuyễn thể cần phải được ăn chín.

- Cua đồng, con dạm giã nấu canh, nấu bột, khi lọc có mất nhiều chất đạm nhưng là chất đạm hòa tan, dễ hấp thu và còn có thêm nhiều canxi.

4. Trứng:

Các loại trứng gà, vịt, trứng cua cáy, cá là nguồn cung cấp chất đạm tốt nhất vì có đầy đủ các axit min cần thiết với tỷ lệ cân đối. Trứng có thể nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Không nên ǎn trứng sống, trứng hỏng vì có thể bị ngộ độc.

Muốn luộc trứng lòng đào thì cho thẳng trứng vào nước nóng già rồi đun sôi vài phút, lòng trắng sẽ chín và lòng đỏ còn sống, các vitamin không bị nhiệt phá huỷ.

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hoá trong cơ thể người ǎn.

5. Sữa:

Sữa mẹ có đầy đủ chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu vì vậy sữa mẹ là thức ǎn tốt nhất cho trẻ. Hiện nay ngoài thị trường có bán nhiều loại sữa bò, sữa đậu nành có nhiều chất bổ dưỡng cho trẻ em, người già, người ốm.

Sữa là môi trường rất tốt cho vi khuẩn phát triển vì vậy cần phải bảo quản cẩn thận nhất là sau khi đã pha thành sữa nước. Khi sữa bị hỏng sẽ có mầu vàng nâu từ nhạt tới sẫm.

6. Các loại nước chấm:  

Trong nước nắm, nước chấm như mai, sì dầu có chất đạm ở dạng tự do, hòa tan nên dễ hấp thu. Các loại nước nắm, nước chấm thường mặn nên ǎn ít.

Thực phẩm từ thực vật

1. Đậu đỗ:

Đậu đỗ có hàm lượng chất đạm cao.

Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đạm đậu tương có giá trị như đạm động vật. Ngoài ra đậu tương còn chứa các chất có tác dụng phòng chống ung thư và giảm cholesterol máu.

Đậu đỗ cần ǎn chín, nên ngâm nước trước khi rang. Các sản phẩm từ đậu tương được dùng phổ biến như sữa đậu nành, đậu phụ, bột đậu nành hoặc dùng quá trình lên men để chế biến thành các sản phẩm như tương, chao, sữa chua đậu nành...để làm tǎng giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ hấp thu của thức ǎn. Nên sử dụng nhiều sản phẩm từ đậu nành vì là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

2. Vừng, lạc:

Hàm lượng chất đạm trong vừng, lạc cao nhưng chất lượng kém hơn đậu đỗ. Khi rang lạc không làm ảnh hưởng tới chất lượng chất đạm. 

Cần bảo quản tốt lạc để tránh mốc. Khi ǎn lạc cần loại bỏ các hạt mốc vì trong hạt lạc mốc có chứa độc tố vi nấm gây ung thư gan. Mỗi gia đình nên có một lọ muối vừng lạc để ǎn thường xuyên

Nguồn: Bộ Y tế