Thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu

Trứng và tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung là thắc mắc của nhiều người khi mong muốn thụ thai thành công. Bài viết sau chuyên gia sản khoa của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc sẽ chia sẻ với bạn đọc nhé.Trứng và tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung?

Một kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu

Trứng và tinh trùng sống được bao lâu trong tử cung?

Chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng của phụ nữ là 28 – 30 ngày, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày, một vài trường hợp kéo dài tới 7 ngày. Tuy nhiên, thời gian kinh nguyệt của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi lứa tuổi. Chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra trong độ tuổi từ 8 – 17 tuổi, đôi khi còn xảy ra với bé gái 8 tuổi. Đối với thiếu nữ (dưới 17 tuổi), chu kỳ bình thường trong khoảng 21 đến 45 ngày. Đối với phụ nữ trưởng thành, buồng trứng đã ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt nằm trong khoảng 21 đến 35 ngày.

Khi nào dễ thụ thai nhất?

Quá trình rụng trứng chỉ kéo dài từ 24 – 48 giờ mỗi tháng nên nếu nó không được thụ tinh thì sẽ thoái triển. Trong khi đó, tinh trùng sau khi rời “nhà máy” có thể sống sót tới 1 tuần và tồn tại trong cơ quan sinh dục của nữ để chờ đến ngày làm tổ với trứng. Do đó, thời điểm dễ thụ thai nhất là trước và sau khi trứng rụng 1 ngày.

Các nghiên cứu chứng minh rằng, kể cả khi bạn quan hệ trước 6 ngày rụng trứng, khả năng có thai vẫn rất cao.  Nếu bạn cố đợi đến ngày trứng rụng mới quan hệ thì chưa chắc đã cho kết quả mang thai.

Tại sao lại có hiện tượng rụng trứng?

Hormone là yếu tố cần thiết quyết định sự rụng trứng của nữ giới, có ảnh hưởng tới yếu tố sinh sản. Vào thời gian đầu của chu kỳ, cơ thể chị em tiết ra một loại hormone sinh dục đặc biệt, giúp noãn nang phát triển, kích thích trứng chín và rụng vào thời điểm phù hợp.

Làm thế nào để biết trứng rụng?

Thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu

Tính toán ngày rụng trứng dựa trên chu kỳ kinh nguyệt

Có rất nhiều cách để nhận biết dấu hiệu rụng trứng, điều quan trọng là bạn cần có kế hoạch giao hợp trong những ngày này nếu bạn có ý định sinh con.

Tăng dịch tiết cổ tử cung hơn bình thường

Dịch cổ tử cung có thể thay đổi so với thông thường, ẩm ướt, co giãn hoặc chuỗi, nhìn tựa như lòng trắng trứng.

Thân nhiệt tăng cao trong những ngày rụng trứng

Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ từ 0,6 – 0,8 độ so với bình thường trong những ngày rụng trứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng tính toán chính xác thời điểm rụng trứng.

Sự rụng trứng có thể gây đau

Sự rụng trứng có thể gây đau bụng dưới

Cơn đau có thể đến với tùy người. Một số phụ nữ sẽ thấy hơi đau ở bụng dưới khi trứng chín và rụng trong khi phần lớn phụ nữ khác lại không cảm nhận được điều gì.

Tăng nhu cầu, ham muốn tình dục

Vào những ngày rụng trứng, lượng testosterone và estrogen tăng cao nhất khiến phụ nữ có ham muốn trong “chuyện ấy” hơn. Khi trứng rụng, cơ thể sẽ ngay lập tức truyền tín hiệu lên cơ quan trung ương não bộ, kích thích sự hưng phấn của phụ nữ.

Có thể thấy đầy hơi hoặc chuột rút

Theo khảo sát, hơn 90% phụ nữ phải đối mặt với những cơn chuột rút hoặc đầy hơi trước kỳ chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Ngực đau nhức

Nồng độ estrogen tăng cao trong giai đoạn rụng trứng là nguyên nhân chính khiến ngực đau nhức. Một số chị em còn thấy ngực căng tức, tương tự như dấu hiệu tiền kinh nguyệt.

Ngoài những dấu hiệu trên, bạn có thể tính thời gian rụng trứng dựa trên các các cách hiện đại sau:

  • Que thử trứng
  • Siêu âm soi trứng

Trứng và tinh trùng sống được bao lâu?

Thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu

Tinh trùng có thể sống tới 7 ngày trong cơ quan sinh dục nữ

Sau khi rụng, trứng chỉ sống được từ 12 – 24 giờ trong khi tinh trùng có thể tồn tại tới 7 ngày trong cơ quan sinh dục nữ. Do đó, bạn nên quan hệ trước và sau ngày rụng trứng ít nhất 1 ngày để đảm bảo yếu tố thụ thai thành công.

Có thể thụ thai ngoài ngày rụng trứng?

Ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ có thể phóng thích 1 hoặc 2 trứng. Với những cặp đôi muốn có con thì nên chọn thời điểm trứng rụng để trứng và tinh trùng gặp nhau và thụ tinh. Theo các nghiên cứu, trứng nên được thụ thai trong vòng 24 giờ, cơ hội thụ thai sẽ khác nhau ở mỗi thời điểm:

  • 1 ngày trước khi rụng trứng (21 – 35%)
  • Vào ngày rụng trứng (10 – 33%)
  • 1 ngày sau khi rụng trứng (0 – 11%)
  • 2 ngày sau khi rụng trứng (0 – 9%)

Tăng cơ hội thụ thai bằng cách nào?

Nếu muốn gia tăng cơ hội thụ thai, bạn nên duy trì quan hệ vợ chồng đều đặn mỗi tuần, chứ không nên chỉ quan hệ vào ngày rụng trứng. Sau khi quan hệ, bạn nên nằm nghỉ 20 – 30 phút để tránh tinh trùng trào ra ngoài, mất cơ hội tiến sâu vào tử cung và gặp được trứng. Ngoài ra, bạn có thể kê gối ở mông để giữ tinh trùng ở lại âm đạo nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.

Trong trường hợp bạn phải đứng dậy ngay, bạn cũng không nên quá lo lắng là thụ thai thất bại. Trong 1 lần quan hệ, lượng tinh trùng được sản xuất là rất lớn, chỉ cần 1 nửa số đó được giữ lại trong tử cung là cơ hội có em bé vẫn cao.

Cơ hội thụ thai giảm theo độ tuổi?

Ở mỗi độ tuổi tuổi nhất định, khả năng thụ thai của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng. Chất lượng, số lượng trứng tỷ lệ nghịch với tuổi tác. Khả năng thụ thai của chị em ở tuổi 20 sẽ cao gấp đôi so với tuổi 30 và giảm dần sau 35 tuổi.

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu

Cơ hội thụ thai giảm theo độ tuổi của nữ giới, đặc biệt sau 35 tuổi

Tuổi tác

Như đã nói ở trên, chất lượng trứng sẽ tỷ lệ nghịch với tuổi tác của phụ nữ. Tuổi càng cao, chất lượng càng giảm.

Bệnh phụ khoa

Đây là nguyên nhân khá phổ biến khiến cho nhiều chị em bị ảnh hưởng tới quá trình thụ thai, một vài bệnh phải kể đến như tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo…

Thói quen không lành mạnh

Rượu bia, thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, khó tính toán thời gian trứng rụng. Thức khuya, đồ dầu mỡ hoặc không đủ chất sẽ ảnh hưởng tới chất lượng trứng.

Nạo, phá thai

Khi phụ nữ nạo, phá thai thường xuyên thì khả năng thụ thai sẽ giảm từ 5% tới 10%.

Yếu tố di truyền

Theo nghiên cứu, tỷ lệ vô sinh ở nữ giới sẽ thấp hơn nam, nguyên nhân thường do ảnh hưởng nhiễm sắc thể đến chất lượng trứng.

Video đề xuất

Xem thêm : 

>> Đẻ mổ bao lâu thì lành

>> Sinh mổ nên ăn trái cây gì

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc