Thông số kỹ thuật máy nén khí piston

Bạn đã nắm rõ được thông số kỹ thuật máy nén khí piston chưa? Thông số nào là quan trọng nhất? Để giải đáp được những thắc mắc này, bạn nên tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây.

Dù là đi mua hay thuê máy nén khí thì thông số kỹ thuật luôn là điều được nhiều người quan tâm nhất với các nội dung như công suất, lưu lượng máy hay áp suất làm việc… Đối với máy nén khí piston cũng vậy. Song bạn đã nắm rõ được thông số kỹ thuật máy nén khí piston chưa? Bạn đang quan tâm đến thông tin này hãy cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây.

Thông số máy nén khí piston như thế nào?

Theo đánh giá thì thông số kỹ thuật của máy nén khí piston đơn giản hơn nhiều so với những loại máy nén khí khác trên thị trường.

Cụ thể, chúng bao gồm một số nội dung quan trọng cần tìm hiểu như công suất máy, model máy, điện áp sử dụng, lưu lượng khí nén của máy, dung tích bình chứa khí hay kích thước của máy…

Bên cạnh những thông số được công bố trong bảng kỹ thuật mà thương hiệu sản xuất cung cấp cho khách hàng, một số thông tin không được công khai. Bao gồm, điện năng tiêu thụ của máy, đây là yếu tố kinh tế mà khi sử dụng thiết bị này cần chú ý đến. Chẳng hạn như nếu dòng máy nén khí sử dụng biến tần sẽ tiết kiệm điện hơn

Xem thêm: Thông tin báo giá máy nén khí trục vít

Dòng máy nén khí piston được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, cùng với 4 bánh xe dạng con lăn tiện dụng, cho phép khách hàng di chuyển máy một cách thuận tiện và nhanh chóng. Toàn bộ công nghệ sản xuất đều được kiểm định kỹ càng từ vật liệu cho đến kỹ thuật sản cuất, đảm bảo cho thiết bị có được chất lượng cao, độ bền bỉ tối đa, mang lại những hiệu quả công việc tốt nhất cho nhà xưởng của bạn. 

Thông số kỹ thuật máy nén khí piston nào quan trọng?

Trong số đó, lưu lượng khí nén chính là thông số quan trọng nhất mà bạn quyết định có nên lựa chọn thiết bị này hay không và đâu là thiết bị quan trọng nhất. Bởi trong khi vận hành, lưu lượng khí nén sẽ cung cấp đủ công suất cho các thiết bị và máy móc vận hành.

Máy nén khí piston có cách vận hành nhanh chóng và thuận tiện, nhờ đó bạn sẽ đảm bảo được hiệu quả công việc của nhà xưởng. 

Nếu như nhu cầu sử dụng lớn với nhiều thiết bị dùng khí cần lưu lượng lớn vì thế chúng được sử dụng nhằm giúp cho người dùng xác định được chính xác lượng khí nén cần thiết

Còn với công suất. Nhiều người thường hiểu rằng công suất máy cao sẽ có hiệu suất lớn, nhưng thực tế không phải vậy. Thông số kỹ thuật máy nén khí piston này biểu thị thông số bơm khí của động cơ. Chúng không tác động đến lưu lượng khí từ bình chứa khí đến các thiết bị sử dụng khí nén để vận hành nên công suất máy không ảnh hưởng nhiều tới năng suất làm việc của máy.

Bên cạnh những áp suất làm việc là thông số cũng hết sức quan trọng. Đây là thông số được biểu thị bằng đơn vị là bar hay kg. Đối với mức áp suất thông thường thì yêu cầu trong dải với những dòng máy nén khí từ 7 0 10 bar. Chẳng hạn như cơ sở người dùng sẽ có hệ thống khí nén áp suất cao nên chọn loại máy nén khí trục vít cao áp, điều này có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Một số thông tin liên quan đến thông số kỹ thuật máy nén khí piston hy vọng bạn có thể hiểu rõ đâu là thông số quan trọng và nên chú ý điều gì khi mua máy nén khí. 

Trong phần này chúng ta sẽ chùng nhau tìm hiểu về sâu hơn về máy nén khí. Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các thông số sau của máy nén khí:

– Áp suất làm việc

– Công suất máy nén khí

– Lưu lượng của máy nén khí

Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hai vấn đề quan trọng khác của máy nén khí:

– Lưu lượng đầu ra máy nén khí

– Vấn đề tụt áp

Đây là 5 yếu tố quan trọng bạn cần phải biết. Nếu bạn hiểu những điều này, bạn sẽ hiểu cách chúng làm việc với nhau như thế nào. Và bạn cũng có thể hiểu và giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống khí nén của mình.

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét việc nén khí. Hai thủ môn ở đây là áp suất làm việc và lưu lượng máy nén khí

QUÁ TRÌNH NÉN KHÍ

Vậy điều gì xảy ra khi chúng ta nén khí?

Bạn có biết điều này?

Áp suất tăng thì lưu lượng khí nén giảm

Luôn luôn là thế, khi áp suất làm việc của máy nén khí được cài đặt cao thì lưu lượng khí nén sẽ giảm. Và ngược lại, khi áp suất làm việc của máy nén khí cài đặt thấp, lưu lượng sẽ tăng.

Áp suất làm việc càng cao = năng lượng tiêu thụ càng lớn

Lưu lượng càng lớn = năng lượng tiêu thụ càng cao

Công suất máy nén khí

Nếu chúng ta so sánh một máy nén khí áp suất thấp [giả sử 7 đến 12 bar] với một máy nén khí áp suất cao [giá sử 300 bar] thì chúng ta sẽ nhận thấy một điều thú vị.

Máy nén khí áp suất thấp thường sẽ là máy nén khí có công suất cao và máy nén khí áp cao thường sẽ có công suất thấp.

Bạn hầu như sẽ không thể tìm được một máy nén khí áp cao, lưu lượng cao. Các máy nén khí sử dụng trong công nghiệp phổ biến nhất vẫn là 7-8 bar, một số máy có thể là 25 bar.

Bạn sẽ luôn thấy rằng máy nén khí với cùng công suất nhưng nếu áp suất làm việc tăng thì lưu lượng sẽ giảm.

Dưới đây chúng tôi có cắt từ catalogue của một loại máy nén khí Atlas Copco để tiện cho các bạn xem:

[Dài máy nén khí Atlas Copco GA355-500]

Loại máy nén khí này có công suất 355kw với 4 dải áp suất lựa chọn

7.5 bar thì lưu lượng khí là 1050 l/s

8.5 bar thì lưu lượng khí là 969 l/s

10 bar thì lưu lượng khí là 890 l/s

13 bar lưu lượng khí là 731 l/s

Chúng ta thấy áp suất cài đặt càng tăng thì lưu lượng khí sẽ càng giảm. Nếu chúng ta muốn có nhiều lưu lượng hơn ở cùng công suất yêu cầu thì chúng ta cần nhiều năng lượng hơn và chúng ta sẽ cần một chiếc máy nén khí công suất động cơ lớn hơn.

Ví dụ: Xem bảng thông số chúng tôi cắt dưới đây. Nếu chúng ta muốn có áp suất 13 bar nhưng lưu lượng của máy cài đặt ở 7.5 bar là 1050 l/s, như vậy chúng ta phải cần loại máy nén khí này:

Lưu lượng đầu ralaf 1068 l/s và áp suất đầu ra là 13 bar. Chúng ta phải dùng máy nén khí có động cơ điện là 500kw.

Áp suất làm việc của máy nén khí

Áp suất là mức độ nén khí mạnh như thế nào. Nó thường được biểu hiện bằng đơn vị tính là bar hoặc psi. 1 bar = 14.5 psi.

Nếu chúng ta di chuyển 1 piston [bằng khí nén], áp suất sẽ đẩy piston ra. Nếu chúng ta tăng gấp đôi áp suất, lực đẩy ra sẽ tăng gấp đôi.

Nhìn vào ví dụ minh họa trên, nếu chúng ta tăng gấp đôi áp suất từ 3 bar lên 6 bar. Lực đẩy của xilanh khí nén sẽ tăng từ 1kN đến 2kN.

Tăng áp suất

Áp suất không thể được thêm vào. Nếu bạn mua máy nén khí dải áp suất 8 bar là cao nhất, bạn chỉ có thể cài đặt mức áp suất cao nhất là 8 bar. Nhưng lưu lượng thì sẽ tăng được bằng việc giảm áp suất làm việc xuống.

Lưu lượng máy nén khí

Lưu lượng khí là lượng khí được tạo ra trên mộ đơn vị thời gian.

Một số loại đơn vị tính lưu lượng:

– Lít/ giây

– CFM [cubic feet per minute]

– m3/ phút

Có thể bạn quan tâm:

=> Vấn đề tụt áp trong hệ thống khí nén

=> Chi phí đầu tư vận hành một hệ thống khí nén

Bạn muốn tìm mua một chiếc máy nén không khí thích hợp với công việc cũng như mục đích sử dụng. Người sử dụng máy bơm khí nén thường chú trọng đến những chi tiết như xuất xứ, công suất, chất lượng.

Ngoài ra, các thông số cơ bản như lưu lượng, áp suất, dung tích bình khí rất quan trọng.

Thị trường có rất nhiều máy nén khí và có những dòng máy rất đa dạng, nhiều chủng loại, thiết kế, cấu tạo khác nhau. Nhiều người mới sử dụng máy nén khí nhưng không biết đến những thông số kỹ thuật máy nén khí và gây khó khăn khi sử dụng.

Do đó, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan đến người tiêu dùng về các thông số cơ bản của thiết bị nén khí.

Khi mua máy nén khí luôn có thông số kỹ thuật kèm theo

Tầm quan trọng của việc hiểu thông số kỹ thuật máy nén khí

Đối với các công việc cần sử dụng đến máy nén khí thì người dùng cần chú ý tới các thông số kỹ thuật để có thể lựa chọn được sản phẩm máy nén phù hợp với tiêu chí mà mình đưa ra.

Do đó, trong hệ thống máy nén không khí thì việc xem xét đến các thông số kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Nó không những ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của công việc mà còn liên quan tới các hệ thống dây chuyền sản xuất như ở các công trường, nhà máy, xí nghiệp lớn. Đồng nghĩa với việc, thông số kỹ thuật sẽ  ảnh hưởng tới năng suất công việc và doanh thu cho chủ các doanh nghiệp đó.

Hãng sản xuất sẽ dán thông số kỹ thuật vào thiết bị để người dùng tiện theo dõi

>>Tham khảo: Máy bơm hơi Puma giá bao nhiêu? Ứng dụng của máy nén khí Puma ở lĩnh vực nào?

Các thông số quan trọng trong hệ thống máy nén khí

Công suất vận hành

Thông thường khi kiểm tra thông số của máy nén khí, người dùng thường chú ý đến công suất hoạt động của thiết bị nén khí để biết được năng lượng mà các chi tiết máy vận hành.

Nếu bạn chưa biết về công suất của máy nén khí thì có thể dựa vào đơn vị đo của nhà sản xuất đưa ra. HP [mã lực] là đơn vị đo của công suất. Một số dòng máy nén khí được sử dụng trong công việc cần chất lượng khí nén không lớn như máy nén không khí Puma, máy nén khí Palada, máy nén... có công suất nhỏ từ ½ HP đến 1HP.

Các thiết bị máy nén đến từ các thương hiệu này có thiết kế nhỏ gọn. Người dùng dễ dàng di chuyển tới khu vực làm việc mà không gây khó khăn. Thiết kế máy móc hiện đại, sử dụng phù hợp trong các công việc như bơm xe máy, ô tô, xịt bụi, bắn đinh ốc vít, bắn ghim... Và với những thiết bị không chứa dầu, người dùng có thể sử dụng thiết bị để cung cấp khí nén cho các cửa hàng bán thủy hải sản hoặc các bể nuôi cá cảnh hay bệnh viện, phòng khám nha khoa.

Trong các garage rửa xe, sửa chữa, làm lốp ô tô, xe máy hoặc trong ngành công nghiệp, xưởng cơ khí, xưởng gỗ, công ty nhỏ thì người tiêu dùng thường chọn loại máy có công suất vừa phải từ 1-3HP.

Thông số kỹ thuật máy nén không khí trục vít

Nguồn điện áp nhà sản xuất sử dụng

Người dùng nên chú ý tới nguồn điện của những thiết bị máy nén khí. Bởi nguồn điện mà bạn sử dụng có ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của máy nén. Bạn có thể xem thông số kỹ thuật này tại sách hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay ở phần ghi chú được dán trên thân máy.

Người sử dụng cần kiểm tra thiết bị chạy mạch điện 1 pha hay 2 pha, trước khi vận hành máy. Đối với thiết bị có thiết kế dòng điện 220V, tần số 50Hz thì bạn chỉ cần cắm điện và vận hành máy.

Nếu sản phẩm sử dụng nguồn điện áp 380V thì bạn cần chú ý trang bị thêm 1 bộ biến tần, thay đổi dòng điện để hệ thống khí nén hoạt động ổn định, không xảy ra tình trạng cháy máy nén khí.

 

Thông số kỹ thuật máy nén khí Palada Z-140

Lưu lượng không khí nén ở thiết bị nén khí

Lưu lượng khí nén được xem là thông số kĩ thuật quan trọng trong hệ thống máy nén không khí đó là lưu lượng khí nén nạp vào và thoát ra ở thiết bị. Lưu lượng không khí nén được đo bằng đơn vị lít/phút hoặc m³/phút.

Đối với những công việc có nhu cầu sử dụng khí nén càng nhiều như trong các dây chuyền sản xuất, khai thác, cửa hàng rửa xe quy mô lớn, lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải... thì yêu cầu lựa chọn máy có lưu lượng khí càng lớn.

Người sử dụng thiết bị cần tính toán và xem xét một cách kỹ lưỡng về các thông số kỹ thuật máy nén khí để có sự lựa chọn chính xác về loại máy so với nhu cầu thực tế thì có lưu lượng khí nén lớn hơn 20%.

Thông số kỹ thuật máy nén khí piston không dầu

Áp lực làm việc

Bar hoặc kg/cm2 là đơn vị được tính áp lực làm việc của thiết bị bơm khí nén.

Trên thực tế, các dòng máy nén khí được yêu cầu sử dụng mức áp suất từ 7-10bar. Nhưng còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khí nén của công việc mà các doanh nghiệp lựa chọn hệ thống khí nén có tải công suất tương thích.

Thông thường, các cửa hàng, doanh nghiệp có công suất làm việc lớn thì cần áp suất cao và ngược lại, các tiệm kinh doanh nhỏ, vừa thì cần loại thiết bị có áp lực phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Thông số kỹ thuật của máy nén khí Fusheng

Như vậy, cácthông số kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nó ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống máy nén khí. Để đáp ứng được những yêu cầu trong công việc thì người dùng nên chọn mua máy nén khí có thông số phù hợp, rõ ràng, chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề