Thông tư hướng dẫn viết hóa đơn GTGT mới nhất

Cách viết hóa đơn GTGT được các kế toán trưởng tại trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp Kế toán Lê Ánh hướng dẫn rất chi tiết từng chỉ tiêu trong bài viết dưới đây.

Việc viết hóa đơn giá trị gia tăng đòi hỏi kế toán cần nắm chắc các nguyên tắc, quy định về hóa đơn GTGT.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

I. NGUYÊN TẮC KHI VIẾT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Khi viết hóa đơn GTGT, kế toán cần tuân theo các nguyên tắc được quy định tại điểm 1, điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

  • Hóa đơn GTGT phải được lập khi doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, kể cả trường hợp doanh nghiệp bán hàng khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo….
  • Các nội dung trên hóa đơn GTGT phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; hóa đơn không được tẩy xóa, sửa chữa; chỉ được dùng một màu mực, loại mực không phai, không dùng mực đỏ; phải viết chữ số và chữ viết liên tục, không ngắt quãng, không được viết đè lên chữ viết sẵn và phần gạch chéo chỗ còn trống [nếu có].
  • Hoá đơn GTGT được lập một lần thành nhiều liên [thường là 3 liên]. Liên 1 dùng cho người bán, liên 2 dùng cho người mua. 
  • Hoá đơn giá trị gia tăng phải được lập theo liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

II. QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM VIẾT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

  • Đối với hoạt động bán hàng hóa: Hóa đơn GTGT được viết khi chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa.
  • Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: Có thể viết hóa đơn GTGT khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc khi thu tiền [trong trường hợp thu được tiền trước].
  • Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: Hóa đơn GTGT được viết vào ngày nghiệm thu công trình.

III. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

a. Hóa đơn GTGT được lập theo mẫu mới nhất 01GTKT3/001 theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất mẫu 01GTKT3/001

b. Cách viết từng chỉ tiêu trên hóa đơn GTGT

  • Ngày…tháng…năm: điền chính xác ngày tháng năm lập hóa đơn theo quy định về thời điểm viết hóa đơn GTGT ở mục II.
  • Thông tin người bán: thông thường được in sẵn hoặc đóng dấu vuông công ty 
  • Thông tin người mua:học kế toán thực tế ở đâu tphcm

+ Họ tên người mua hàng: ghi đầy đủ họ tên người đến trực tiếp giao dịch với Công ty. Nếu người mua không lấy hóa đơn kế toán vẫn phải lập hóa đơn bình thường và ghi “Khách hàng không lấy hóa đơn”. [Phần này có thể điền hoặc không].

+ Tên đơn vị: điền tên đơn vị mua theo đúng giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu tên doanh nghiệp quá dài, kế toán có thể viết tắt một số từ thông dụng như “trách nhiệm hữu hạn” viết tắt thành “TNHH”, “cổ phần” thành ”CP”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “chi nhánh” thành “CN”….

+ Địa chỉ: ghi địa chỉ đơn vị mua theo đăng ký kinh doanh. Có thể viết tắt một số từ như “Quận” thành “Q.”, “Phường” thành “P.” ….

+ Mã số thuế: ghi chính xác mã số thuế của đơn vị mua theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Hình thức thanh toán: có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng [với những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để được tính vào chi phí hợp lý]. Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng hình thức gì thì ghi hình thức đó:

+ Nếu thanh toán bằng tiền mặt: ghi “TM”

+ Nếu thanh toán qua chuyển khoản, ghi “CK”

+ Nếu chưa xác định được hình thức thanh toán, ghi “TM/CK”

  • Trong phần bảng liệt kê hàng hóa:

+ Cột số thứ tự: ghi số thứ tự lần lượt của các hàng hóa được bán ra.

+ Cột tên hàng hóa, dịch vụ: điền đúng tên hàng, mã hàng hóa chi tiết theo sổ quản lý kho của doanh nghiệp.

+ Đơn vị tính: hàng hóa bán ra được doanh nghiệp theo dõi kho theo đơn vị tính nào thì ghi đơn vị tính như thế [VD: kg, chiếc, bộ…] Nếu cung ứng dịch vụ có thể ghi hoặc không ghi đơn vị tính.

+ Số lượng: ghi số lượng bán.

+ Đơn giá: ghi đơn giá của một đơn vị hàng hóa chưa VAT.

+ Thành tiền: ghi số thành tiền được xác định bằng số lượng nhân đơn giá.

Lưu ý: Nếu viết hết tất cả hàng hóa, dịch vụ bán ra rồi mà trên hóa đơn GTGT vẫn còn dòng trống, kế toán phải gạch chéo toàn bộ phần còn trống từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

+ Cộng tiền hàng: là số tổng cột thành tiền trên hóa đơn

+ Thuế suất thuế GTGT: hàng hóa chịu mức thuế suất nào thì ghi mức thuế suất đó [có thể là 0%, 5% hoặc 10%]. Nếu hàng hóa không chịu thuế GTGT thì gạch chéo [/] ở phần thuế suất.

+ Tổng cộng tiền thanh toán: ghi tổng dòng thành tiền và tiền thuế GTGT

+ Số tiền viết bằng chữ: ghi số tổng tiền bằng chữ, không được phép làm tròn.

+ Người mua hàng ký: người trực tiếp đi mua [người được ghi tên trên dòng họ tên người mua hàng] ký và ghi rõ họ tên. Nếu bán hàng qua mạng, hoặc qua điện thoại đóng dấu bán hàng qua điện thoại.

+ Người lập hóa đơn: ký và ghi rõ họ tên

+ Thủ trưởng đơn vị: giám đốc đơn vị bán ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên hoặc người được ủy quyền [có giấy ủy quyền khi giám đốc đi công tác] ký và ghi họ tên.

Như vậy, bài viết trên đây kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn GTGT mới nhất. Tin rằng, với bài viết này các bạn học được cách viết hóa đơn giá trị gia tăng theo đúng quy định.

Tham khảo thêm bài viết: Những lưu ý quan trọng về hóa đơn GTGT

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Từ khóa liên quan: hóa đơn GTGT, viết hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn, quy định hóa đơn giá trị gia tăng, nguyên tắc viết hóa đơn giá trị gia tăng

Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh

Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

KẾ TOÁN LÊ ÁNH 

  Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

 [Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

 HOTLINE: 0904 84 88 55 [Mrs Ánh]

15:38:28 03-02-2022 | Lượt xem: 39342

Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19. Trước tình hình này, Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động góp phần vực dậy nền kinh tế. Trong đó có Nghị quyết 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua ngày 11/01/2022 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 được ban hành ngày 28/01/2021 quy định về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng [GTGT] từ 10% xuống còn 8% trong năm 2022. Hôm nay, dịch vụ kế toán trọn gói Song Kim sẽ gởi đến các bạn bài viết hướng dẫn về các viết hóa đơn giảm thuế GTGT. Tại nội dung bài viết, có mẫu hóa đơn đã viết, có phần giảm thuế GTGT. Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây. 

Thực hiện giảm 2% thuế suất thuế GTGT trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% [còn 8%] [trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ].

Các nhóm hàng hóa không được giảm thuế GTGT theo Nghị Định 15/2022/NĐ-CP bao gồm:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng [không kể khai thác than], than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất [Chi tiết xem tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP].
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ, xe mô tô phân khối lớn với dung tích xi lanh trên 125cm3, tàu bay, du thuyền,kinh doanh vũ trường, karaoke, casino, trò chơi điện tử có thưởng,... [Chi tiết xem tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP].
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin như card âm thanh, card hình ảnh, thẻ thông minh, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, máy bán hàng, ATM, máy quét, máy in có thể kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động, ổ lưu trữ, thiết bị truyền thông, camera truyền hình, điện thoại di động, đồng hồ thông minh,... [Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP].

► Xem chi tiết: các loại hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT 8%

Sau đây, dịch vụ thành lập công ty TpHCM xin gởi đến các bạn mức giảm thuế VAT dành cho các công ty đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Và hộ kinh doanh đang áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu. Theo đó, căn cứ Khoản 1 và Khoản 2, Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP như sau:

  • Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
  • Cơ sở kinh doanh [bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh] tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT.
  • Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% thì không được giảm thuế GTGT.

Có thể bạn quan tâm: Cách xuất hóa đơn hàng biếu tặng 

Thời gian áp dụng việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8%

Việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8% được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 [Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP].

  • Khi viết hoá đơn giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất ghi 8%.
  • Việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra căn cứ vào hóa đơn GTGT theo số thuế đã giảm được ghi trên hóa đơn VAT.
  • Khi xuất hóa đơn bán hàng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm.
  • Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu.
  • Đồng thời ghi chú: “đã giảm... [số tiền] tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15".
  • Phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.
  • Nếu đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
  • Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng giảm thuế GTGT đã phát hành hoá đơn dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và muốn tiếp tục dùng: Đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT/giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để dùng tiếp.
  • Trước khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã giảm thuế GTGT, doanh nghiệp cần liên hệ đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử để thực hiện cập nhật phần mềm với thuế suất mới [8%].
  • Hiện đã có văn bản Thông báo của Tổng cục thuế đề nghị các tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử có mã thực hiện nâng cấp và hỗ trợ người nộp thuế như sau:

  • Đối với hàng hóa, dịch vụ áp dụng thuế suất GTGT 8% thì doanh nghiệp thực hiện lập hóa đơn GTGT như thông thường, đối với dòng thuế suất thì cần chú ý chọn thuế suất 8%.
  • Đối với đơn hàng có hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT 10% và hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT 8% thì cần xuất 2 hóa đơn riêng có thuế suất khác nhau.
  • Trường hợp hóa đơn thuế GTGT 8% có sai sót thì thực hiện xử lý khi xuất sai hóa đơn có mã của cơ quan thuế như thông thường.

>> Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý khi xuất hóa đơn sai thuế suất thuế GTGT

Minh họa về hóa đơn GTGT thuế suất 8%:

  • Đối với hóa đơn bán hàng của hộ, cá nhân kinh doanh thì khi xuất hóa đơn cho hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT thì tại cột “Thành tiền” cần ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... [số tiền] tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết số 43/2022/QH15".
  • Đối với các đơn hàng vừa có hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT thì cần xuất riêng hóa đơn.
  • Minh họa trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh hàng hóa dịch vụ có tỷ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu là 1%, xuất hóa đơn theo Nghị định 15 như sau:

Theo ví dụ trên, đối với thuế Giá trị gia tăng của việc phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%.

  • Ta có, thuế GTGT phải nộp của hộ kinh doanh cá thể cho hóa đơn này là: 8.200.000đ x 1% = 82.000đ
  • Số tiền thuế GTGT được giảm 20%: 82.000đ x 20% = 16.400đ
  • Số tiền phải thu/thanh toán của hóa đơn này là: 8.200.000đ – 16.400đ = 8.183.600đ

Hiện nay, đối với một số hàng hóa, dịch vụ khi niêm yết hoặc các hợp đồng ký trước ngày 01/02/2022, đã tính tổng cộng tiền thanh toán đã có thuế GTGT 10%. Vậy, cách tính thuế 8% sẽ ra sao cho đúng? Mời các bạn cùng Song Kim tìm hiểu cách tính thuế GTGT 8%.

Giá trước thuế = Giá đã có thuế GTGT 10% / 1.1 Tiền thuế Giá trị gia tăng 8% = Giá trước thuế x 8%

Tổng cộng tiền thanh toán = Giá trước thuế + Tiền thuế Giá trị gia tăng 8%

Ví dụ 1: Trong menu của 1 nhà hàng, món ăn lẩu hải sản có giá niêm yết là 330.000 đồng [giá này đã bao gồm 10% thuế GTGT]. Căn cứ vào công thức trên, cách tính giá bán mới [thuế GTGT 8%] của món lẩu hải sản này là:

Giá trước thuế = 330.000 đồng / 1.1 = 300.000 đồng [1] Tiền thuế GTGT 8% = 300.000 đồng x 8% = 24.000 đồng [2]

Tổng cộng tiền thanh toán [đã bao gồm thuế GTGT 8%] = 324.000 đồng [1 + 2]

Ví dụ 2: Trong năm 2021, công ty dịch vụ ABC đã ký 1 hợp đồng tư vấn quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 với giá trị sau thuế là 2.2 tỷ đồng. Đến tháng 04/2022, hợp đồng hoàn thành và tiến hành xuất hóa đơn, thì giá trị hóa đơn sẽ được xuất như sau:

Giá trước thuế = 2.200.000.000 đồng / 1.1 = 2.000.000.000 đồng [1] Tiền thuế GTGT 8% = 2.000.000.000 đồng x 8% = 160.000.000 đồng [2]

Tổng cộng tiền thanh toán [đã bao gồm thuế VAT 8%] = 2.160.000.000 đồng [1+2]

Qua bài viết này, Song Kim mong rằng các bạn có thể kịp thời nắm thông tin và dễ dàng hơn trong việc xuất hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề