Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa năm 2024

Các khâu lên kế hoạch, chuẩn bị, setup, tìm nguồn hàng chất lượng, tìm Phần mềm quản lý bán hàng để mở cửa hàng tạp hóa đã xong xuôi nhưng vẫn còn vướng mắc và mơ hồ về thủ tục pháp lý. Tham khảo bài viết dưới đây để chuẩn bị giấy tờ thủ tục cho cửa hàng tạp hóa chi tiết và đầy đủ nhất nhé!

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa năm 2024

Lựa chọn mô hình kinh doanh

Xác định mô hình kinh doanh rất quan trọng trước khi bắt đầu kinh doanh thực chiến. Bởi yếu tố này có thể thay đổi bởi kết cấu trong tương lai. Đối với cửa hàng bán lẻ, nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mô hình kinh doanh cho cửa hàng bán lẻ

Chọn tên cửa hàng

Tên cửa hàng nên mang một ý nghĩa đối với người sáng lập và phải đơn giản, dễ nhớ. Tên tiếng việt bao gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp (VD: Công ty TNHH, DNTN, Công ty Cổ phần,...) và tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên nước ngoài là tên được dịch từ tên Tiếng Việt tương ứng hoặc đồng nghĩa Tên viết tắt được viết tắt từ hai tên trên. Lưu ý một số điều cấm kỵ khi đặt tên cửa hàng dưới đây để không bị vướng mắc về thủ tục pháp lý: - Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với các cửa hàng đã đăng ký - Không sử dụng tên của các cơ quan cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội. - Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức của dân tộc - Không sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa năm 2024

Chọn địa điểm mở cửa hàng

Địa điểm mở cửa hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và số lượng khách của bạn. Thực tế đã chứng minh hiệu quả của việc chọn lựa địa điểm kinh doanh tác động như thế nào đến việc duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Tất nhiên là tùy thuộc vào kinh phí bạn có thể chi trả để thuê mặt bằng nhưng những cửa hàng mặt đường lớn, tập trung đông dân cư sẽ có lượng khách hàng đông đảo hơn.

Điều kiện về các loại hàng hóa trong cửa hàng

Các loại hàng hóa nhập về trong cửa hàng của bạn phải là mặt hàng không bị cấm hoặc hạn chế kinh doanh. Thủ tục pháp lý về các loại giấy tờ như: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy phép bán lẻ rượu, an toàn phòng cháy chữa cháy,...

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa năm 2024

Xem thêm: Các loại giấy phép mà mô hình kinh doanh siêu thị mini cần có

Thủ tục thành lập

Nếu lựa chọn kinh doanh cá thể, thủ tục thành lập như sau: Cá nhân gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: - Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; - Ngành, nghề kinh doanh; - Số vốn kinh doanh; - Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập. - Hồ sơ đăng ký thành lập cửa hàng bán lẻ gồm: - Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh; - Bản sao chứng minh thư nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình; - Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập. - Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định nêu trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình; - Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định nêu trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. - Chú ý nộp đủ lệ phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trước khi hoạt động kinh doanh

Xem thêm: Cẩm nang mở cửa hàng cho người mới bắt đầu

Trên đây là những thủ tục cần thiết để mở cửa hàng bán lẻ KiotViet gợi ý giúp bạn. Để đảm bảo chính xác nhất bạn có thể ra hỏi trực tiếp bộ phận một cửa của phường để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Như vậy, bán tạp hóa dù quy mô nhỏ hay lớn đều không rơi vào các trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh, nên khi mở cửa hàng tạp hóa phải đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa năm 2024

Bán tạp hóa nhỏ có cần đăng ký kinh doanh? Thủ tục đăng ký bán tạp hóa được thực hiện như thế nào và lệ phí là bao nhiêu?(Hình từ Internet)

Thủ tục đăng ký bán tạp hóa được thực hiện như thế nào?

Về thủ tục đăng ký bán tạp hóa, căn cứ quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

Đăng ký hộ kinh doanh
1. Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
4. Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.

Như vậy, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, sẽ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở bán tạp hóa để thực hiện thủ tục.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC:

Căn cứ xác định mức thu phí và lệ phí
Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.
...
2. Đối với các khoản lệ phí
...
g) Lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).

Như vây, lệ phí đăng kí kinh doanh tạp hóa hình thức hộ kinh doanh do địa phương quyết định. Tùy vào địa phương mà khoản lệ phí này là bao nhiêu và sẽ được quy định tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Thông thường lệ phí là 100.000 đồng.

Cần bao nhiêu vốn để mở cửa hàng tạp hóa?

Theo các chuyên gia, để mở một cửa hàng tạp hóa trung bình, bạn có thể cần khoảng từ 50 triệu đến 800 triệu đồng tùy theo quy mô kinh doanh. Vốn này sẽ được sử dụng cho việc mua hàng hóa, thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, quảng cáo và các chi phí khác.nullMở cửa hàng tạp hóa cần bao nhiêu vốn? Kinh nghiệm tối ưu chi phíthesmile.vn › mo-cua-hang-tap-hoa-can-bao-nhieu-vonnull

Cửa hàng tạp hóa cần những giấy tờ gì?

Để mở hàng cửa hàng tạp hóa và đi vào hoạt động kinh doanh, bạn cần phải đảm bảo đáp ứng 3 loại giấy tờ sau:.

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh..

Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy..

Giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm..

Đăng ký kinh doanh tạp hóa ở đâu?

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp quận, huyện; Nộp hồ sơ đăng ký bán tạp hóa qua mạng tại trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.nullCách mở cửa hàng tạp hóa – xin giấy phép kinh doanh tạp hóaketoananpha.vn › mo-cua-hang-tap-hoanull

Cửa hàng tạp hóa nghĩa là gì?

Tạp hóa là thuật ngữ được sử dụng để mô tả các cửa hàng bán lẻ cung cấp đa dạng mặt hàng từ thực phẩm, đồ dùng gia đình, đến các sản phẩm cá nhân. Đây là điểm đến lý tưởng cho người tiêu dùng tìm kiếm sự tiện lợi và đa dạng, với khả năng cung cấp mọi thứ từ nhu yếu phẩm hàng ngày đến các mặt hàng đặc biệt.nullTạp hóa là gì? Cập nhật bộ sản phẩm "mua 1 lãi 10" trong ... - Konni39.vnkonni39.vn › tap-hoa-la-ginull