Thuyết trình về công nghệ thực tế ảo

Thực tế ảo không phải là một thuật ngữ quá mới nhưng không phải ai cũng biết vì nó được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trong số đó ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Cụ thể công nghệ thực tế ảo được ứng dụng trong giáo dục là gì? Hãy cùng Space 3D tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thực tế ảo là gì?

Thực tế ảo [hay VR] là một môi trường mô tả thế giới thật. Được giả lập bởi con người và trong môi trường này, tất cả các hình ảnh và cơ chế vận hành đều tác động trực tiếp lên các giác quan của con người và cho phép thực hiện các thao tác như quay tới, lùi, rẽ trái, rẽ phải đem lại trải nghiệm thực tế ảo ấn tượng.

Đây là một công nghệ hiện đại đang được cải tiến và phát triển hơn nữa theo thời gian. Nó sẽ đưa bạn đến một trạm vũ trụ, nơi đó bạn sẽ cảm thấy như đi vào thời sưa hoặc bạn sẽ du hành đến tương lai đến những nơi rất khác so với thế giới thực xung quanh bạn.

Tại sao nên áp dụng công nghệ thực tế ảo vào giáo dục?

Như một xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ phát triển, các nhà giáo dục ngày càng dựa vào mô phỏng thực tế ảo để phát triển trải nghiệm học tập. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào dạy học mang đến cho học sinh một nền tảng học tập mới và hiệu quả hơn so với các phương pháp dạy học thông thường.

Việc ứng dụng thực tế ảo vào giáo dục là một bước đột phá trong phương pháp giảng dạy, một cách thức tiếp cận cho học sinh và giáo viên, thay vì học chay, lý thuyết suông chuyển thành học thực hành,trải nghiệm thực tế thông qua mô phỏng 3D, phòng thí nghiệm, nên các bài học và kiến thức sát thực, chi tiết, dễ hiểu, dễ nhớ, thu hút học sinh, hiệu quả cao gấp nhiều lần so với cách cũ.

Giảng viên áp dụng công nghệ thực tế ảo vào giảng dạy để giải thích một số sự kiện lịch sử, các môn khoa học và sinh học. Làm cho mọi sự kiện, kiến thức thụ động, nhàm chán trở nên thú vị hơn, rõ ràng hơn hoặc thấy chúng hoạt động một cách chi tiết … Trường học đang chuyển sang kỹ thuật số và có thể sử dụng máy tính, ứng dụng di động cho bài học của mình.

Học sinh có thể di chuyển xung quanh bên trong một tế bào hoặc xem và tương tác với thiên hà 3D trên màn hình điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng của họ. Ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục có thể nói, một trong những nội dung phù hợp và nhất quán với chính sách và yêu cầu thực tế của xã hội ngày nay là đổi mới phương pháp giáo dục với những công nghệ mới nhất nhằm định hướng cho sự phát triển của nền giáo dục 4.0 tại Việt Nam trong thời gian tới.

Sử dụng công nghệ thực tế ảo cung cấp cho học sinh phương pháp tiếp cận thực tế, dễ hiểu, toàn diện và hấp dẫn hơn so với việc học thông qua sách, trang web hoặc thậm chí là video. Các tiết học trở nên sinh động và cụ thể hơn, học sinh tương tác và tiếp cận với môi trường ảo để khám phá và hiểu sâu hơn, giúp học sinh vừa cảm thấy thú vị và dễ hiểu, ghi nhớ sâu bài học hơn.

Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giáo dục

Như một xu hướng tất yếu trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, các nhà giáo dục đang bắt đầu dựa vào mô phỏng thực tế ảo để tạo ra trải nghiệm học tập. Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào giảng dạy mang đến cho học sinh một nền tảng học tập tốt hơn so với phương pháp giảng dạy truyền thống.

Ứng dụng thực tế ảo VR trong huấn luyện lính cứu hỏa

Một công ty của Mỹ Flame Systems đang khai thác sức mạnh của thực tế ảo để huấn luyện các nhân viên cứu hỏa một cách an toàn và hiệu quả hơn cả về chất lượng và chi phí. Cung cấp cho học sinh một số tình huống về một nhà bếp đang cháy, quan sát một vụ cháy máy bay,.. Mô phỏng do máy tính điều khiển thậm chí còn có cả một mô hình lửa giả tạo áp suất giật  tương tự như trong thực tế.

Ứng dụng VR trong giáo dục phổ thông

Thực tế ảo đã đủ tiên tiến để thay đổi cách mà các học sinh học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Đang sử dụng công cụ giảng dạy kỹ thuật số Nearpod để dạy học sinh có thể kế đến một số trường học ở bang Utah. Học sinh có thể thử nghiệm và quan sát thực tế những gì đã học thay vì chỉ đọc một cách nhàm chán.

Ứng dụng VR trong đào tạo doanh nghiệp

Các công ty từ nhiều ngành đang ứng dụng công nghệ thực tế ảo để đào tạo nhân viên của họ hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn. Chất lượng đào tạo tốt hơn, chi phí thấp hơn, giảm rủi ro và tiết kiệm thời gian là các tiêu chí mà mọi công ty nên xem xét trong hoạt động kinh doanh của mình. Một trong số các công ty đi đầu trong việc ứng dụng thực tế ảo để đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng của mình là Walmart.

Phần mềm và phần cứng giáo dục thực tế ảo

Thực tế ảo giúp các bạn học sinh học hỏi cũng như là nâng cao tầm hiểu biết của mình. Một loạt thiết bị và phần mềm thực tế ảo cho phép các nhà đào tạo và tổ chức giáo dục trên khắp thế giới mang lại lợi ích cho sinh viên của họ.

Hiện tại, có một số tai nghe thực tế ảo trên thị trường và với sự phát triển và mức giá giảm của công nghệ thậm chí có thể còn xuất hiện nhiều hơn nữa. Một số tai nghe như Oculus Rift như một màn hình thực tế ảo khi được tích hợp vào điện thoại thông minh, trong khi những thiết bị khác như HTC Vive có màn hình tích hợp riêng và hoạt động với PC.

Alchemy VR là một gói phần mềm được quảng cáo là huấn luyện nhân viên truyền thông đi đầu trên thế giới nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của nhân viên. Một vài doanh nghiệp đã trở thành nhà cung cấp nội dung thực tế ảo, kết hợp các cải tiến kỹ thuật với cách kể chuyện đột phá.

Có thể thấy ứng dụng thực tế ảo VR trong ngành giáo dục đã mang đến nhiều phương pháp đào tạo mô tả trực quan mới và việc học tập cũng trở nên thú vị hơn rất nhiều.  Ứng dụng này giúp nâng cao môi trường lớp học, tiết kiệm chi phí và chất lượng học tập của học sinh.
Xem thêm: 3D Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa 3D Truyền Thống Và 3D Hiện Đại.

Thực tế ảo hay còn gọi là thực tại ảo [tiếng Anh là virtual reality, viết tắt là VR] là thuật ngữ miêu tả một môi trường mô phỏng bằng máy tính. Đa phần các môi trường thực tại ảo chủ yếu là hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính hay thông qua kính nhìn ba chiều , tuy nhiên một vài mô phỏng cũng có thêm các loại giác quan khác khác như âm thanh hay xúc giác. Cùng mình tìm hiểu về công nghệ thực tế ảo VR qua bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ thực tế ảo VR là gì?

Công nghệ thực tế ảo VR là gì?

Công nghệ thực tế ảo VR [Virtual Reality – Thực tế Ảo]: Nói một cách dễ hiểu thì công nghệ VR [thông qua các sản phẩm, công cụ có tích hợp] sẽ mang bạn đến một thế giới khác! Nơi chỉ có mình bạn với toàn bộ những thành phần ảo hoá, được tạo dựng từ các ứng dụng/thiết bị phần cứng và dĩ nhiên, chúng không hề có thật.

>>>Xem thêm: Kinh doanh công nghệ hiệu quả cho doanh nghiệp thời đại mới

VR với AR, chúng khác nhau điểm nào?

Khi bàn về sự khác nhau giữa AR và VR, chúng ta sẽ có nhiều khía cạnh để nói như định nghĩa, cách dùng hay công dụng,… Tuy nhiên theo mình, cách phân biệt dễ nhất chính là nhìn vào ứng dụng của chúng trong thực tế [giải quyết cho câu hỏi: Chúng dùng để làm gì?]

Công nghệ thực tế ảo VR theo thông tin từ nguồn ANDROIDPIT

VR sẽ là một công nghệ vàng dùng để phát triển game, phim [theo lối trải nghiệm – đặc biệt là khám phá, kinh dị] – gọi chung là những sản phẩm giải trí.

Bởi rõ ràng, với lợi thế tách đôi không gian thực/ảo, mang người dùng đến một khung cảnh mới thì các nhà sản xuất rất dễ dàng trong việc chinh phục họ, bắt khách hàng thực hiện theo những gì mình đã lập trình và mong muốn họ nhìn thấy! Chưa hết, ứng dụng của VR còn giúp người ta tạo lập và kinh doanh bằng không gian ảo.

Ví dụ: Bạn lên dự án xây chung cư, dù nhà chưa hoàn tất nhưng khách muốn xem và mong muốn trải nghiệm thử, khi đó một cặp kính như Samsung Gear VR sẽ thay bản vẽ và bạn để đáp ứng nguyện vọng của khách.

Còn với AR, câu chuyện lại đi theo một hướng khác! Nhờ sự hoà quyện thực/ảo làm một, công nghệ này có thể giúp con người tạo nên những môi trường 2-in-1 mà không tốn thời gian, tiền bạc!.

Các thành phần một hệ thống VR

Các thành phần một hệ thống VR

Một hệ thống VR tổng quát bao gồm 5 thành phần: phần mềm [SW], phần cứng [HW], mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó 3 thành phần chính và quan trọng nhất là phần mềm [SW], phần cứng [HW] và các ứng dụng.

Phần mềm

Phần mềm luôn là linh hồn của VR cũng như đối với bất cứ một hệ thống máy tính hiện đại nào. Về mặt nguyên tắc có thể dùng bất cứ ngôn ngữ lập trình hay phần mềm đồ họa nào để mô hình hóa [modelling] và mô phỏng [simulation] các đối tượng của VR. Ví dụ như các ngôn ngữ [có thể tìm miễn phí] OpenGL, C++, Java3D, VRML, X3D,…hay các phần mềm thương mại như WorldToolKit, PeopleShop,…

Phần mềm của bất kỳ VR nào cũng phải bảo đảm 2 công dụng chính: Tạo hình vào Mô phỏng. Các đối tượng của VR được mô hình hóa nhờ chính phần mềm này hay chuyển sang từ các mô hình 3D [thiết kế nhờ các phần mềm CAD khác như AutoCAD, 3D Studio,..]. Sau đó phần mềm VR phải có khả năng mô phỏng động học, động lực học, và mô phỏng ứng xử của đối tượng.

>>>Xemtheme: Tải Microsoft Office Miễn Phí Mới Nhất 2020

Phần cứng

Phần cứng của một hệ thống VT bao gồm: Máy tính [PC hay Workstation với cấu hình đồ họa mạnh], các thiết bị đầu vào [Input devices] và các thiết bị đầu ra [Output devices].

Phần cứng

Các thiết bị đầu vào [Input devices]:

bao gồm những thiết bị đầu ra có khả năng kích thích các giác quan để tạo nên cảm giác về sự hiện hữu trong thế giới ảo. Chẳng hạn như màn hình đội đầu HMD, chuột, các tai nghe âm thanh nổi – và những thiết bị đầu vào có khả năng ghi nhận nơi người sử dụng đang nhìn vào hoặc hướng đang chỉ tới, như thiết bị theo dõi gắn trên đầu [head-trackers], găng tay hữu tuyến [wire-gloves].

Các thiết bị đầu ra [Output devices]:

Gồm hiển thị đồ họa [như màn hình, HDM,..] để nhìn được đối tượng 3D. Thiết bị âm thanh [loa] để nghe được âm thanh vòm [như Hi-Fi, Surround,..]. Bộ phản hồi cảm giác [Haptic feedback như găng tay,..] để tạo xúc giác khi sờ, nắm đối tượng. Bộ phản hồi xung lực [Force Feedback] để tạo lực tác động như khi đạp xe, đi đường xóc,…

Đặc tính cơ bản của một hệ thống VR

Một hệ thống thực tế ảo thì tính tương tác, các đồ họa ba chiều thời gian thực và cảm giác đắm chìm được xem là các đặc tính then chốt.

Tương tác thời gian thực [real-time interactivity]:

Có nghĩa là máy tính có khả năng nhận biết được tín hiệu vào của người sử dụng và thay đổi ngay lập tức thế giới ảo. Người sử dụng nhìn thấy sự vật thay đổi trên màn hình ngay theo ý muốn của họ và bị thu hút bởi sự mô phỏng này.

Cảm giác đắm chìm [immersion]:

Là một hiệu ứng tạo khả năng tập trung sự chú ý cao nhất một cách có chọn lọc vào chính những thông tin từ người sử dụng hệ thống thực tế ảo. Người sử dụng cảm thấy mình là một phần của thế giới ảo, hòa lẫn vào thế giới đó. VR còn đẩy cảm giác này “thật” hơn nữa nhờ tác động lên các kênh cảm giác khác.

Người dùng không những nhìn thấy đối tượng đồ họa 3D, điều khiển [xoay, di chuyển..] được đối tượng mà còn sờ và cảm thấy chúng như có thật. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm cách tạo những cảm giác khác như ngửi, nếm  trong thế giới ảo.

Bài viết trên đã cho các bạn biết về Công nghệ thực tế ảo VR. Cảm ơn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.

>>Xem thêm: Cách đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng POS365

Lộc Đạt-tổng hợp

Tham khảo [ newtel, vegastar, … ]

Video liên quan

Chủ Đề