Tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chao đảo

TTCK trong tháng 5 này đã được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng “săn” được cổ phiếu tốt, vì không ít cổ phiếu đã giảm mạnh về vùng giá hấp dẫn từ đà giảm kéo dài suốt 4 tuần trước đó.  Không chỉ nhóm đầu cơ, mà các cổ phiếu vốn hóa trung bình và lớn cũng bị bán tháo; các nhà đầu tư F0 (nhà đầu tư mới) và rất nhiều nhà đầu tư lâu năm cũng không còn đủ dũng khí để nhìn tài khoản bị “bào mòn” từng ngày. Không ít nhà đầu tư đã bán cắt lỗ và chỉ trong 2 tuần tổng tài khoản đã mất đi 30%-50%.  

Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà các quỹ đầu tư lớn cũng đã ghi nhận mức lỗ nặng trong 4 tháng đầu năm. Cụ thể, một trong những quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) lâu đời và lớn nhất thị trường Việt Nam là Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) với danh mục 546 triệu USD đã ghi nhận hiệu suất danh mục giảm 23,92% kể từ đầu năm 2022 đến nay. Quỹ Vietnam Equity Fund (VEF) cũng ghi nhận hiệu suất danh mục âm gần 10% trong 4 tháng đầu năm, riêng trong một tháng qua đã giảm đến 11%.

Nguyên nhân chính khiến TTCK Việt Nam giảm mạnh thời gian qua được các chuyên gia lý giải là nằm trong xu hướng giảm chung của TTCK toàn cầu do lạm phát tăng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ, xung đột giữa Ukraine và Nga, đứt gãy chuỗi cung ứng… Cùng với đó, tâm lý nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực sau khi một số lãnh đạo tập đoàn lớn vướng vòng lao lý, cơ quan quản lý siết thị trường trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát đầu cơ, hạn chế tín dụng bất động sản… Tất cả đã khiến nhiều nhà đầu tư rời khỏi TTCK. 

Chưa hết, theo chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Phú Hưng, còn một nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm quá nhanh là dòng tiền đã rút khỏi kênh chứng khoán do giá một số cổ phiếu đã bị đẩy lên mức rất cao và không còn hấp dẫn sau một chu kỳ tăng nóng 2 năm qua. Giá giảm, lực cầu lại giảm kéo theo hệ quả là thị trường xuất hiện giải chấp và sau đó là giải chấp chồng lên giải chấp. Việc này lặp đi lặp lại khiến tâm lý nhà đầu tư hoảng loạn, bi quan nên đã kích hoạt đà bán tháo, khiến thị trường lao dốc thời gian qua.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam, bổ sung thêm nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm là do gần đây nhiều nhà đầu tư có xu hướng chuyển qua chứng khoán phái sinh để gỡ lỗ và thậm chí kiếm lợi nhuận. Việc này được minh chứng là số lượng hợp đồng phái sinh tăng đột biến, thanh khoản tăng vọt. “Thị trường phái sinh hiện nay dễ bị “điều khiển” hơn bởi các nhà đầu tư lớn, họ chỉ cần dùng một phần tiền nhất định là có thể tác động đến chỉ số, vì hiện thanh khoản cơ sở chỉ có 10.000-15.000 tỷ đồng/phiên. Tức là đâu đó có thể có những nhà đầu tư lớn muốn tác động vào chỉ số để trục lợi trên phái sinh”, ông Phương nhận định. 

“Điểm sáng” thu hút vốn ngoại

Trong khi các nhà đầu tư cá nhân liên tục bán ròng thì nhà đầu tư nước ngoài lại mua ròng lên tới 5.027 tỷ đồng kể từ đầu tháng 4-2022. Trước đó, khối ngoại đã bán ròng 82.000 tỷ đồng từ đầu năm 2020 đến hết tháng 3-2022. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, trong bối cảnh TTCK trong nước chao đảo, động thái khối ngoại mua ròng trở lại với quy mô lớn là một lực đỡ đáng kể, tác động tích cực tới thị trường. 

Tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán lao dốc tuần qua khiến các nhà đầu tư đau đầu. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Lý giải về hiện tượng trên, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SSI, cho rằng, các tổ chức quốc tế đánh giá rất tích cực về tương lai nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phân tích khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán MayBank KimEng, cũng nhấn mạnh, việc trở lại mua ròng và thường xuyên của khối ngoại khi TTCK Việt Nam giảm là một chỉ dấu hiệu tốt cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin rất lớn vào TTCK Việt Nam. Thị trường kỳ vọng dòng vốn này sẽ tiếp tục được thu hút để đón đầu xu hướng đẩy mạnh đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hồi phục sau dịch Covid-19 tại Việt Nam. 

Ngoài điểm sáng này, nhiều ý kiến cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn có cơ hội tốt. Bởi lần giảm mạnh của TTCK Việt Nam đợt này có sự khác biệt là kinh tế đang có nền tảng cân đối vĩ mô vững vàng; áp lực lạm phát, tỷ giá, lãi suất không quá lớn và trong tầm kiểm soát; nhiều doanh nghiệp đang bước vào chu kỳ phục hồi hậu Covid-19 với đà tăng trưởng lợi nhuận 1-3 năm tới rất mạnh mẽ… 

Hơn nữa, hiện P/E (tỷ suất lợi nhuận/cổ phiếu) của cổ phiếu Việt Nam hiếm khi giao dịch với định giá dưới mức trung bình 10 năm trong hơn 2 tháng. Do đó, theo phân tích của Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital, TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn khi so sánh với các thị trường trong khu vực. Mặc dù còn ẩn số trong ngắn hạn, nhưng tiềm năng lợi nhuận dành cho các nhà đầu tư dài hạn rất rõ ràng. Quỹ đầu tư VinaCapital cũng đánh giá TTCK Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn với mức P/E năm 2022 dự kiến là 11,5 lần. Thị trường có thể vượt qua những sự kiện tiêu cực trong ngắn hạn và diễn biến tích cực hơn trong phần còn lại của năm 2022 vì nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19, với GDP được dự báo tăng khoảng 6,5% trong năm nay. Đặc biệt, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đang được dự báo sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận trung bình 20% trong năm 2022.

Trước những biến động mạnh của TTCK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định, thị trường vẫn được kỳ vọng rất lớn sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường có thể còn có sự biến động mạnh, thì cơ quan quản lý phải đặc biệt ưu tiên các giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ thị trường ổn định trở lại, trấn an tâm lý nhà đầu tư.

NHUNG NGUYỄN

Thị trường chứng khoán VN-Index nhà đầu tư

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa có báo cáo đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, đánh giá câu chuyện xuất khẩu của Việt Nam đã thúc đẩy tăng trưởng cho thị trường chứng khoán trong nước, thay đổi diện mạo chỉ số trong nước và tạo điều kiện cho tăng trưởng lợi nhuận từ cổ phiếu rất vững vàng.

Mặt khác, Việt Nam cũng có động lực kinh tế nội tại, tạo nên sự dịch chuyển của thị trường chứng khoán từ Tiêu dùng thiết yếu sang Tài chính và Bất động sản, kích thích người dân trong nước tham gia đầu tư, kết quả là phần lớn giao dịch trên thị trường hiện nay là của nhóm nhà đầu tư trong nước.

Chứng khoán Việt Nam đã và đang trên đà thắng lợi

Theo HSBC, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt trội so với tất cả các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực trong vòng một thập kỷ qua, quy mô thị trường đã tăng gần gấp bốn lần so với lúc khởi điểm năm 2012. Theo đó,giá trị giao dịch đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD/ngày, gấp 10 lần mức cách đây hai năm, khiến Việt Nam trở thành thị trường có thanh khoản cao thứ hai trong khối ASEAN, vượt qua cả Singapore và Indonesia và chỉ sau Thái Lan.

Tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam

Một trong những nguyên nhân đến từ sự nỗ lực tạo ra tăng trưởng lợi nhuận từ cổ phiếu trong giai đoạn đạidịch toàn cầu năm 2020 trong khi các thị trường khác phải đối mặt với tình trạng giảm lợi nhuận. Cụ thể, lợi nhuận từ cổ phiếu luôn vững vàng trong vài năm gần đây,thậm chí còn tăng trong năm 2020 đúng thời điểm COVID-19 xuất hiện. EPS tăng trưởng 35% trong năm 2021.

Tính đến năm nay, mặc dù đã giảm 10%, Việt Nam vẫn nhỉnh hơn một chút so với các thị trường khác. Tuy nhiên, theo HSBC, xét theo tiềm năng về tăng trưởng và lợi nhuận thì chứng khoán Việt Nam đã và đang trên đà thắng lợi.

Nhiều điểm thay đổi lớn trên thị trường

Hiện tại, cơ cấu của thị trường chứng khoán Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Người dân có thu nhập ổn định, lương cao hơn, có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc khoản vay thế chấp đã kích thích dòng tiền chảy vào đầu tư nhiều hơn. Xét về nhóm ngành ưa thích, trong khi các công ty thuộc nhóm Tiêu dùng từng thống trị trong năm 2015 thì ngày nay các mã Tài chính và Bất động sản lại chiếm phần lớn trên thị trường.

Tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam

Mặt khác, nếu như trước đây, thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu tập trung xoay quanh một vài cổ phiếu lớn, minh chứng là năm cổ phiếu đứng đầu khi đó chiếm tới 52% tổng giá trị vốn hóa của thị trường. Thì hiện, tình hình đã thay đổi khi nhóm 10 cổ phiếu đứng đầu thị trường chỉ còn chiếm chưa tới 20% tổng giá trị giao dịch,trọng tâm dần chuyển sang các công ty có giá trị vốn hóa thấp hơn.

Tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam

Đặc biệt, không phải khối ngoại, xung lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến từ bộ phận nhà đầu tư trong nước, chiếm 87% tổng giao dịch trên thị trường. Thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự tham gia ồ ạt của nhà đầu tư cá nhân với số lượng tài khoản cá nhân tăng hơn hai lần trong trong giai đoạn tháng 12/2018 và năm 2021.

"Về giao dịch nhà đầu tư ngoại,sau giai đoạn bán ròng miệt mài trong năm 2021 và đầu 2022, trong vài tuần vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại", HSBC cho hay.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sở hữu tiềm năng tăng trưởng vững vàng

Theo phân tích của HSBC, câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn thú vị.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã và đang là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: 3/4 giá trị xuất khẩu đến từ lĩnh vực có nguồn đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài. Trong mấy năm gần đây, Việt Nam đã tạo điều kiện giúp thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn cũng như đơn giản hóa thủ tục đăng ký đất đai và quy trình cho vay

Nhờ vậy, Việt Nam dần ghi nhận hoạt động xuất khẩu sôi động và hưởng lợi từ đó. Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã gia tăng những năm qua và sẵn sàng để tiếp tục mở rộng thêm trong tương lai. Trong những năm gần đây, đã có một làn sóng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam để tiếp cận với nguồn đất đai và nhân công giá rẻ hơn và vì thế Việt Nam trở thành ứng viên nổi bật trong cuộc đua giành thị phần xuất khẩu toàn cầu.

Ngoài ra,Việt Nam đang làm rất tốt trong mảng giáo dục, dẫn đến một lực lượng lao động có trình độ và tay nghề. Nhờ vậy, Việt Nam giành thêm thị phần trong các thị trường xuất khẩu khác.

Không chỉ xuất khẩu, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và logistics cũng hỗ trợ nhiều cho một loạt hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và bất động sản nhà ở.

Trong khi đó, câu chuyện tiêu dùng của Việt Nam lại chưa được đánh giá đúng mức. Tỷ lệ dân số được xếp vào tầng lớp trung lưu cao dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần, lên 20% vào năm 2030 (theo Brookings Institute). Con số này đã tăng lên nhanh chóng sau khi thu nhập bình quân trên đầu người tăng 10% từ năm 2005. HSBC nhấn mạnh, "quả thực, Việt Nam hội đủ điều kiện để trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ mười trên thế giới vào năm 2030".

Từ đó, thêm một luận điểm được đặt ra là bởi nhóm người tiêu dùng này muốn mua sắm trên mạng, điều này cũng đồng nghĩa Việt Nam là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong khu vực trong lĩnh vực tài chính toàn diện và công nghệ tài chính (fintech).

Song song với đó, tiềm năng được thăng hạng lên thị trường mới nổi cũng thu hút sự quan tâm trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hết sức để cải tổ thị trường chứng khoán và tiệm cận hơn với những tiêu chuẩn quốc tế. Nếu tỷ trọng của Việt Nam trong rổ của thị trường mới nổi khu vực châu Á là 2%, các dòng vốn đổ về sẽ đạt 8-9 tỷ USD. Con số này tương đương 1,4 lần giá trị phân bổ của các quỹ đầu tư nước ngoài và gần bằng tám ngày giao dịch. Song, HBSC cũng đánh giá hiện các quỹ đầu tư nước ngoài cũng đã tiếp cận khá nhiều cổ phiếu của Việt.

Tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam

Tổng kết, Việt Nam sở hữu đồng tiền mạnh với dự trữ ngoại hối ổn định, một nền kinh tế có vị thế vững vàng trong chuỗi giá trị toàn cầu và nhiều doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi nhờ tăng đầu tư hạ tầng và tiêu dùng nội địa đang lên. Tất cả điều này sẽ là động lực tăng trưởng bền vững cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

https://cafef.vn/hsbc-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-so-huu-tiem-nang-tang-truong-vung-vang-va-dang-tren-da-thang-loi-20220523212815616.chn