Tiêm vaccine xong bao lâu được tập thể dục

Người dân tập thể dục tại khu vực Cầu Cảng ở thành phố Sydney, Australia. [Ảnh: AFP/TTXVN]

Luyện tập thể dục với cường độ nhẹ đến vừa trong vòng 90 phút sau khi tiêm vaccine phòng cúm hay vaccine ngừa COVID-19 và sau đó duy trì cường độ và thời lượng luyện tập như trên có thể giúp tạo ra lượng kháng thể trong 4 tuần sau tiêm nhiều hơn so với những người ngồi một chỗ hoặc làm các công việc thường ngày.

Nghiên cứu tại Đại học bang Iowa [Mỹ] được đăng trên tạp chí "Não bộ, Hành vi và Miễn dịch" cho thấy kháng thể sinh ra nhiều hơn ở những người tập đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh, cũng như những người chạy bộ bằng máy chạy trong 1,5 giờ sau khi tiêm.

Kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể "tìm kiếm và phá hủy" các loại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

Trong khi đó, vaccine giúp hệ miễn dịch học cách nhận dạng một số vật thể lạ và phản ứng bằng cách tăng sự bảo vệ của cơ thể, trong đó có tăng kháng thể.

[Nghiên cứu đầu tiên cho thấy miễn dịch giảm sau mũi vaccine tăng cường]

Giáo sư Marian Kohut, tác giả dẫn dắt nhóm nghiên cứu, cho biết: "Nghiên cứu sơ bộ của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên xác nhận về khoảng thời gian có thể tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể có từ vaccine của Pfizer/BioNTech và hai loại vaccine phòng cúm."

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện trên có thể trực tiếp có lợi cho những người chăm luyện tập.

Một nửa người tham gia nghiên cứu có chỉ số BMI ở mức nặng cân hoặc béo phì.

Trong 90 phút tập luyện, họ tập trung vào duy trì nhịp độ vận động để giữ tim ở mức 120-140 nhịp/phút, hơn là tăng khoảng cách.

Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm xem liệu người tham gia có thể tăng kháng thể tương tự nếu chỉ luyện tập 45 phút hay không và phát hiện rằng luyện tập trong thời gian ngắn hơn không giúp tăng lượng kháng thể.

Theo Giáo sư Kohut, nghiên cứu tiếp theo nhóm sẽ thử nghiệm xem liệu bài tập 60 phút có đủ để tạo kháng thể hay không.

Giải thích về cơ chế giúp tăng kháng thể nhờ luyện tập, giáo sư Kohut cho biết có nhiều lý do. Vận động giúp tăng lưu thông máu và bạch cầu, giúp tế bào miễn dịch được lưu thông. Khi các tế bào này di chuyển khắp cơ thể, chúng sẽ có nhiều khả năng phát hiện bất cứ "vật thể lạ" nào.

Dữ liệu thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy một loại protein [như interferon alpha] được sản sinh ra trong quá trình luyện tập giúp sinh tế bào T và kháng thể chống virus.

Tuy nhiên, giáo sư Kohut cho rằng vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm ra câu trả lời tại sao và như thế nào cho hiện tượng trên.

Ông cũng lưu ý rằng có nhiều thay đổi diễn ra khi chúng ta tập luyện-trao đổi chất, hóa sinh, nội tiết và hormon, tuần hoàn máu. Vì vậy cũng có thể có sự kết hợp của nhiều nhân tố góp phần vào việc sinh kháng thể trong nghiên cứu trên.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi phản ứng sinh kháng thể của những người tham gia trong 6 tháng sau khi tiêm và khởi động một nghiên cứu khác tập trung vào hiệu quả của việc luyện tập thể dục ở những người tiêm mũi tăng cường./.

Bích Liên [TTXVN/Vietnam+]

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là cách tốt nhất để chúng ta có thể quay trở lại trạng thái cuộc sống lao động sinh hoạt hàng ngày bình thường trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát như hiện nay. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 nên tập luyện như thế nào để có lợi cho sức khỏe?

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp tốt nhất để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.

1. Có nên tập luyện ngay sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19?

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tập luyện thể dục thể thao sau tiêm vaccine gây nguy hại và cũng không có bằng chứng cho thấy tập luyện ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine.

Việc tập hay không hoàn hoàn tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể của mỗi người. Không thể dự đoán chính xác phản ứng của cơ thể đối với vaccine, mỗi cơ thể có phản ứng khác nhau, những người trẻ tuổi thường hay gặp tác dụng phụ hơn, có thể do hệ miễn dịch đáp ứng mạnh hơn.

Tác dụng phụ của vaccine thường nhẹ và biến mất sau vài ngày. Hay gặp nhất là sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa…, một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp.

Do đó, nhiều ý kiến cho rằng có thể tập sau khi tiêm, tuy nhiên nên chú ý lắng nghe cơ thể mình, hãy nghỉ ngơi một vài ngày sau tiêm nếu thấy không đủ khỏe để tập, bởi các tác dụng phụ nếu có sẽ làm giảm chất lượng và hiệu quả của việc tập luyện.

Tuy vậy, cũng có nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên hoạt động thể chất quá sức trong khoảng 1 tuần đầu hoặc lâu hơn sau mỗi mũi tiêm. Khuyến cáo này dựa trên báo cáo từ Cơ quan y tế Bỉ về một số trường hợp gặp vấn đề về tim phải nhập viện ở vận động viên đua xe đạp từ 15-17 tuổi thi đấu ngày thứ 2 sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo công bố của Cơ quan y tế Singapore, một thiếu niên 16 tuổi bị ngưng tim sau khi tập nâng tạ 6 ngày sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế Singapore khuyến cáo người dân tránh hoạt động mạnh, tập luyện thể dục thể thao cường độ cao trong 1 tuần sau khi tiêm.

Cơ tim có thể bị viêm ở một số ít người vận động mạnh sau tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bác sĩ Tan Huay Cheem tại Trung tâm Tim mạch Đại học quốc gia Singapore, nhận định: "Do nguy cơ viêm cơ tim ở nam giới trẻ tuổi sau khi tiêm vaccine COVID-19, bạn nên tránh tập thể dục, đặc biệt bài tập với cường độ trung bình đến cao, trong một tuần đầu sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Lý do là chúng ta không thể dự đoán ai sẽ bị viêm cơ tim sau khi tiêm ngừa, dù tỷ lệ mắc bệnh thấp".

Bác sĩ Van der Mieren tại Brussels cho biết: "Có thể có vấn đề về phản ứng miễn dịch khi vaccine tạo ra kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Phản ứng này dường như có thể ảnh hưởng đến cơ tim". Do đó, các bác sĩ khuyến cáo mọi người sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cần có thời gian nghỉ ngơi.

Bác sĩ tim mạch Guido Claessen của Đại học Leuven [Bỉ] nhận định: "Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng viêm cơ tim, ngay cả những người không phải là vận động viên. Khi chơi thể thao, bạn sẽ gây thêm căng thẳng cho cơ. Vì vậy, cần có ít nhất một tuần nghỉ ngơi, thậm chí hai tuần nếu có thể".

Hoạt động thể chất bao gồm tập luyện thể dục thể thao làm biến đổi các đặc điểm sinh lý của cơ thể, hệ thống tim mạch, hô hấp cần tăng cường hoạt động để cung cấp năng lượng, oxy cho vận cơ.

Khi cơ thể mệt mỏi hoặc có những phản ứng sau tiêm vaccine, các chức năng sinh lý của cơ thể sẽ giảm sút, đặc biệt là tim và phổi, các tình trạng đau nhức cơ khớp cũng làm hạn chế năng lực vận động, tập luyện hoặc gắng sức quá mức lúc này sẽ tăng gánh nặng cho các hệ thống cơ quan của cơ thể, làm gia tăng nguy cơ tổn thương.

Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các tác dụng phụ và tình trạng sức khỏe của mỗi người có thể lựa chọn một số bài tập hay động tác tập nhẹ nhàng và theo dõi phản ứng của cơ thể, tập luyện những vùng cơ thể không ảnh hưởng như các bài tập lưng, bụng, hông, chân thay cho các bài tập tay nếu đau cơ tay do tiêm….

Tập luyện nhẹ nhàng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 để tránh các biến cố sức khỏe có thể xảy ra.

Đi bộ chậm thay vì tập các bài tập sức mạnh, công suất, cường độ lớn như tâp tạ, các bài tập HIIT [High Intensive Interval Training là phương pháp tập ở cường độ cao ngắt quãng hay còn gọi là Cardio cường độ cao, giúp đốt cháy mỡ thừa] … Một số bác sĩ tim mạch Singapore thậm chí khuyến cáo nên hạn chế tập ngay cả với cường độ trung bình các bài tập tạ, đi bộ nhanh, chạy chậm, đạp xe hoặc bơi trong ít nhất một tuần sau khi tiêm.

Tuyệt đối không tập và cần được theo dõi sát, xử trí kịp thời khi có các tình trạng choáng váng, đau đầu, đau ngực, khó thở, sốt, đau bụng, tiêu chảy, thay đổi tần số mạch, huyết áp.

Chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho nhu cầu hoạt động của cơ thể. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, các chất điện giải, uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể.

Tập luyện thể thao không bị cấm hoàn toàn, hãy hoạt động nhẹ nhàng nếu có thể, nhưng đừng lên kế hoạch cho việc thi đấu, những thử thách lớn hoặc các môn thể thao đòi hỏi tính cạnh tranh khi mới tiêm vaccine phòng COVID-19.

Những phản ứng có thể gặp sau tiêm vaccine COVID-19 ở trẻ cần lưu ý

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiêm vaccine COVID-19- Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm-


Video liên quan

Chủ Đề