Tiền bảo hiểm khoản vay là gì năm 2024

VOV.VN - Khi vay ngân hàng, khách hàng thường được tư vấn về bảo hiểm khoản vay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thắc mắc loại bảo hiểm nào là bắt buộc, loại nào không bắt buộc khi vay ngân hàng.

Bảo hiểm khoản vay hay còn gọi bảo hiểm tín dụng là một hình thức bảo hiểm giúp người vay trả nợ ngân hàng nếu mất khả năng thanh toán. Khi người vay gặp rủi ro bị tử vong hoặc tai nạn thương tật vĩnh viễn, công ty bảo hiểm sẽ thanh toán khoản dư nợ còn lại cho ngân hàng.

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ. Mặt khác, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng không có điều khoản nào bắt buộc về bảo đảm khoản vay. Như vậy, việc khách hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với khoản vay là thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay trên cơ sở tự nguyện của các bên.

Có bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay tiền ngân hàng? [Ảnh minh họa: KT]

“Việc ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay sẽ gây ra những hệ luỵ như là khách hàng cần phải vay số tiền lớn hơn, bao gồm cả bảo hiểm khoản vay. Trong nền kinh tế đang thiếu vốn, khách hàng sẽ khó tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng, mục tiêu khách hàng đưa ra khó thực hiện hơn khi vừa phải vay nợ vừa phải mua bảo hiểm”, Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho biết.

Tùy từng ngân hàng và khoản tiền theo nhu cầu vay của khách hàng mà mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ là khác nhau, thông thường từ 3-6%. Tiền phí bảo hiểm khoản vay sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng thêm vào số nợ gốc. Với những khoản vay lớn và dài hạn, mức phí này là khá lớn đối với nhiều khách hàng. Do đó, khách hàng tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu của mình có thể cân nhắc có tham gia bảo hiểm tiền vay hay không.

“Việc mua bảo hiểm là tự nguyện của khách hàng, không được ép buộc, không được đặt điều kiện muốn giải ngân cho vay thì phải mua bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo nghiêm cấm việc này. Chúng tôi cũng rất muốn khách hàng cũng như cơ quan truyền thông, báo chí phát hiện cá nhân, ngân hàng nào thực hiện việc ép khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay thì phải xử lý kỷ luật”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định.

Mặc dù quy định không bắt buộc nhưng thực tế ở nhiều ngân hàng, nguồn vay mới vào tình thế nếu không mua gói bảo hiểm khoản vay thì ngân hàng sẽ không xét duyệt hoặc giải ngân chậm khoản vay đó. Tuy nhiên, việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Nếu cố tình vi phạm, ngân hàng có thể bị phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 48/2018/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng./.

[LSVN] - Pháp luật quy định thế nào về bảo hiểm khoản vay?

Ảnh minh họa.

Thế nào là bảo hiểm khoản vay?

Theo Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, PGĐ Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, bảo hiểm khoản vay là một loại sản phẩm bảo hiểm được ra đời nhằm mục đích bảo đảm khả năng thanh toán cho khoản vay trong trường hợp người đi không có mất khả năng trả nợ.

Khi bên đi vay mất tích, bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn khiến bản thân mất đi khả năng tạo ra thu nhập để trả nợ, nghĩa vụ trả nợ không bị chấm dứt mà tiếp tục tồn tại cho đến khi bên đi vay trả hết nợ cho bên cho vay.

Thậm chí, trường hợp bên đi vay không may tử vong, nghĩa vụ trả nợ sẽ chuyển sang cho những người thừa kế của bên đi vay trong phạm vi di sản thừa kế bởi theo khoản 8, Điều 658, Bộ luật Dân sự 2015 "Các khoản nợ đối với cá nhân, pháp nhân" là một trong những nghĩa vụ tài sản liên quan đến thừa kế cần được thanh toán.

Khi xảy ra các sự kiện trên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thay mặt khách hàng hoặc người thân của khách hàng thanh toán các khoản nợ mà người đó vay tại ngân hàng.

Các ngân hàng thường khuyến nghị khách hàng mua bảo hiểm khoản vay cho tất cả các hợp đồng tín dụng, đặc biệt là các khoản vay tín chấp như vay tiêu dùng, khoản vay với số tiền vay cao và thời hạn dài như vay mua nhà. Việc mua bảo hiểm khoản vay thậm chí còn một trong những tiêu chí quan trọng để các ngân hàng xét duyệt khoản vay cho khách hàng.

Có buộc phải mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng?

Luật sư cho biết, theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

- Bảo hiểm cháy, nổ.

Mặt khác, Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng không có điều khoản nào bắt buộc về bảo đảm khoản vay.

Do đó, việc mua bảo hiểm khoản vay chỉ là thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.

Có mua bảo hiểm khoản vay hay không là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng chứ không phải quy định bắt buộc của pháp luật.

Mức phí bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?

Tùy từng ngân hàng và khoản tiền theo nhu cầu vay của khách hàng mà mức phí bảo hiểm khoản vay sẽ là khác nhau. Cụ thể, cách tính bảo hiểm khoản vay như sau:

Phí bảo hiểm khoản vay = Mức bảo hiểm khoản vay x Tổng số tiền vay của hợp đồng

Thông thường mức phí bảo hiểm sẽ được tính dựa trên khoản vay được ngân hàng hoặc tổ chức giải ngân, dao động từ 03 - 06% tùy từng ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Ví dụ: Một khách hàng vay 200 triệu tại ngân hàng với mức bảo hiểm khoản vay 04% thì bảo hiểm tiền vay được xác định như sau:

200 triệu đồng x 04% = 08 triệu đồng

Tiền phí bảo hiểm khoản vay sẽ được ngân hàng trừ trực tiếp vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng thêm vào số nợ gốc.

Ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, ngân hàng có bị xử phạt?

Về vấn đề này, theo Luật sư, mặc dù không có điều khoản nào trong hợp đồng vat giữa ngân hàng và khách có nội dung bắt buộc mua bảo hiểm song thực tế ở nhiều ngân hàng, việc tự nguyện mua bảo hiểm chỉ mang tính hình thức. Nếu không mua gói bảo hiểm khoản vay thì ngân hàng sẽ không xét duyệt và giải ngân gói vay đó.

Vì vậy, để được vay, nhiều khách hàng đành phải ngậm ngùi tham gia gói bảo hiểm khoản vay một cách không tự nguyện.

Việc ép khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn là hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Do đó, nếu cố tình vi phạm, ngân hàng có thể bị phạt vi phạm hành chính theo điểm đ, khoản 2, Điều 17, Nghị định 98/2013/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP như sau:

"2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

đ] Ép buộc các tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức".

Như vậy, nếu ép khách hàng mua bảo hiểm khoản vay, ngân hàng có thể bị phạt từ 40.000.000 đồng - 50.000.000 đồng.

Phí bảo hiểm khoản vay bao nhiêu phần trăm?

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay Mức phí đóng bảo hiểm khoản vay sẽ tính theo quy định và sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và khách hàng. Thông thường mức phí được tính bằng khoảng 6% tổng số tiền vay của hợp đồng.

Bảo hiểm khoản vay là gì có bắt buộc không?

Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đi vay tiêu dùng tín chấp. Tuy nhiên, bảo hiểm khoản vay được khuyến khích mua vì hoàn toàn mang lại lợi ích cho khách hàng và phần nào hỗ trợ TCTD trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng.

Tại sao vay tiền thế chấp mà phải mua bảo hiểm?

Đối với vay thế chấp sẽ bao gồm tài sản bảo đảm kèm theo trong điều kiện khi vay. Người đi vay khi này sẽ mua bảo hiểm khoản vay thế chấp để bảo vệ cho tài sản thế chấp của mình. Những tài sản dùng để thế chấp thường có giá trị lớn. Vì vậy bảo hiểm là cần thiết để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

Bảo hiểm khoản vay có hiệu lực bao lâu?

Thời hạn tối đa là 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng được Công ty chấp thuận. Kể từ khi nhận Hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ, Công ty có trách nhiệm xem xét giải quyết yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian 30 ngày.

Chủ Đề