Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé trai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé là điều kiện cần cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngoài việc phát triển về chiều cao cân nặng, các bậc phụ huynh cần phải bồi dưỡng thêm về đời sống tinh thần và sức khỏe trí não để bé được phát triển toàn diện.

Khi mới chào đời, cân nặng và chiều cao của bé đều tăng lên một cách nhanh chóng. Khi trẻ được 1 tuổi cân nặng sẽ tăng gấp đôi so với giai đoạn vừa ra đời và chiều cao của con cũng vậy, bé có thể đạt đến mức 75cm khi được 1 tuổi. Đến năm thứ 2, bé sẽ tăng thêm khoảng 10cm và bắt đầu từ 10 tuổi trở đi, trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 5cm ở mỗi năm.

Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần thì khả năng tăng trưởng chiều cao sẽ chậm lại. Do đó, trong khoảng thời gian tăng trưởng chiều cao và cân nặng trên, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ là điều rất quan trọng để dự trữ tốt nhất cho việc phát triển chiều cao ở giai đoạn tiền dậy thì. Bởi ở độ tuổi dậy thì, chiều cao của bé sẽ tăng chậm lại, thậm chí nhiều trẻ chỉ có thể tăng thêm 1 - 2cm mỗi năm hoặc có khi không tăng thêm chiều cao. Đến 23 - 25 tuổi, cơ thể sẽ ngừng phát triển chiều cao.

Theo các chuyên gia, từ lúc sinh ra cho đến lúc bé được 3 tuổi thì cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng nhằm có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Bởi theo Tổ chức Y tế Thế giới, chiều cao mà bé đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành. Vậy để biết trẻ 3 tuổi chiều cao bao nhiêu? Hay chiều cao trẻ 4 tuổi và những chỉ số về chiều cao cân nặng chuẩn của bé, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh nên theo dõi qua bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé theo WHO như sau.

  • Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái

Chiều cao mà bé đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành

  • Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của con, một trong những yếu tố đó là:

  • Gen di truyền: Bé sẽ nhận được đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ khi sinh ra. Vì vậy, yếu tố di truyền có tác động đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ thường chỉ chịu tác động khoảng 23% từ yếu tố di truyền về chiều cao.
  • Dinh dưỡng và môi trường sống: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sống. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất, khiến mật độ xương, độ chắc khỏe của răng và kích thước các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, các yếu tố môi trường như ô nhiễm môi trường hay khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
  • Các bệnh lý mạn tính: Những trẻ có bệnh lý mạn tính, khuyết tật hay đã từng phải phẫu thuật thì có thể là yếu tố ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Sự quan tâm của bố mẹ: Theo nghiên cứu, những trẻ nhận được sự chăm sóc, quan tâm của bố mẹ sẽ có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển thể chất lẫn tinh thần.
  • Chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Việc luôn chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mang thai và cho con bú đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Do đó nếu mẹ bầu thường căng thẳng thì sẽ khiến sự phát triển trí tuệ, kỹ năng vận động của trẻ kém hơn. Do đó, trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin.
  • Vận động thể chất điều độ: Việc lười vận động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh ở bé. Do đó, trẻ cần tham gia nhiều các môn thể thao để giúp tăng cường chiều cao. Đối với những trẻ thừa cân béo phì thì việc tích cực vận động sẽ giúp trẻ có được cân nặng lý tưởng, hạn chế nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của bé đó là dinh dưỡng và môi trường sốn

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé là điều kiện cần cho sức khỏe nhưng điều đó vẫn chưa đủ trong quá trình phát triển ở bé. Do đó, ngoài việc phát triển về chiều cao cân nặng, các bậc phụ huynh cần phải bồi dưỡng thêm về đời sống tinh thần và sức khỏe trí não của con, để bé được phát triển toàn diện.

Trong độ tuổi từ 4 đến 8, trẻ em cần 5 mg kẽm mỗi ngày và từ 9 đến 13 tuổi, trẻ em cần 8 mg kẽm để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

XEM THÊM:

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng để bố mẹ theo dõi sức khỏe và tình trạng phát triển của con theo từng tháng tuổi. Tiêu chuẩn này được tổ chức Y Tế thế giới WHO xây dựng giúp bố mẹ có thể tham chiếu trong giai đoạn trẻ từ 0 đến 10 tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ lúc sinh ra cho đến 10 tuổi, bé cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng một cách chặt chẽ. Việc theo dõi này sẽ giúp Ba Mẹ biết được bé có nằm trong phạm vi cân nặng và chiều cao khỏe mạnh hay không, từ đó Ba Mẹ sẽ có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho con.

Có rất nhiều Ba Mẹ thắc mắc “Không biết chiều cao, cân nặng bao nhiêu là vừa với con tôi?” đây là câu hỏi tưởng đơn giản nhưng lại không dễ trả lời của các mẹ.“Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam chuẩn WHO” dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng theo dõi được sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn từ sơ sinh 0 tuổi đến 10 tuổi ở cả bé trai và bé gái.

BẢNG CHIỀU CAO – CÂN NẶNG CHUẨN BÉ TRAI BÉ GÁI THEO WHO

Hướng dẫn tra cứu chiều cao cân nặng: Có 3 cột chính là cột “Bé trai” ” Tháng tuổi” ” Bé gái” Ba Mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột

– TB: Đạt chuẩn trung bình

– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi

– Trên +2SD: Thừa cân béo phì [theo cân nặng] hoặc rất cao [theo chiều cao]

Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.

Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi được xác định suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:

– Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD [trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình] là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

– Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

– Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính [suy dinh dưỡng thể gầy còm].

Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Cân nặng [kg] BMI = Chiều cao[m] x Chiều cao[m]

– Khi BMI < – 2SD: trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.

– Khi chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD [trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn trung bình]: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi].

Nguyên tắc đo chiều cao chuẩn cho bé trai và gái

Đo nằm cho bé dưới 2 tuổi nên dùng thước đo chuyên dụng

– Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, đầu chạm sát một cạnh của thước đo

– Một người giữ đầu trẻ thẳng, mắt nhìn lên trần nhà.

– Một người giữ 2 đầu gối trẻ thẳng và đưa mảnh gỗ áp sát 2 gót bàn chân thẳng đứng.

– Đóc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ

Đo đứng dùng loại thước đo chiều cao được đóng cố định vào tường

– Khi đo, thước đo phải cố định, thẳng, vuông góc với sàn nhà

– Vạch số 0 phải sát với sàn nhà

– Trẻ đi chân không, đứng thẳng, quay lưng vào tường

– Đầu, hai vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường

– Mắt nhìn thẳng ra phía trước, 2 tay xuôi theo thân mình

– Dùng bảng gõ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo

Lưu ý: Bỏ giày, mũ, áo khoắc cho bé trước khi đo. Nên đo chiều cao cho bé mỗi tháng 1 lần trong 1 năm đầu

Nguyên tắc đo cân nặng để tra cứu bảng cân nặng của trẻ

Tùy điều kiện, có thể chọn một trong các loại cân khác nhau như: Cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ. Các mẹ cần lưu ý, cân phải có độ nhạy [thường độ chia tối thiểu cần đạt 0,1 kg] và đảm bảo độ chính xác.

Vị trí đặt cân phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và phải đảm bảo chiếu sáng tốt.

Nếu là cân bàn: Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống.

Cân treo đồng hồ, cân đòn treo: Treo cân ở vị trí chắc chắn [ví dụ như xà nhà]. Mặt cân ngang tầm mắt của người điều tra. dây treo bền chắc, nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân.

Thao tác cân đúng quy chuẩn cân nặng cho trẻ.

– Chỉnh về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân để kiểm tra độ chính xác.

– Cân vào một thời điểm nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi đi tiểu tiện, vẫn chưa ăn gì. Nếu điều kiện lý tưởng trên không đạt được thì ít nhất cũng phải cân trước bữa ăn và trước giờ lao động.

– Đối tượng mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các vật khác trong người.

– Đứng giữa bàn cân mắt nhìn thẳng, không cử động [cân bàn]. Với trẻ nhỏ đặt nằm ngửa hoặc ngồi giữa lòng máng hoặc thúng cân.

– Người đọc nhìn thẳng chính giữa mặt cân, đọc khi cân thăng bằng, ghi số cân theo kg với 1 số lẻ [ví dụ 10.6kg]

Cân nặng chiều cao của bé không đạt chuẩn Ba Mẹ phải làm gì?

Nuôi con cao lớn thông minh và khỏe mạnh là điều mà tất cả các ba mẹ đều mong muốn, tuy nhiên không phải bé nào sinh ra và lớn nên cũng phát triển khỏe mạnh bình thường. Có rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khiến trẻ không đạt được chiều cao cân nặng như bạn đồng trang lứa. Khi đó mẹ cần có kiến thức để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn ngủ nghỉ và vận động cho con.

Có một thực tế thường thấy ở trẻ em hiện nay là lười ăn, lười vận động và thức khuya. Đây cũng là hậu quả của sự phát triển công nghệ, và cuộc sống ngày càng bận rộn của các bậc cha mẹ. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể của bé. Bé lười vận động, cơ thể tiêu thụ ít năng lượng thì trẻ kém ăn dẫn đến thiếu chất và ngủ không sâu giấc. Hơn nữa, vận động chính là điều kiện để các cơ quan xương khớp của trẻ phát triển và tăng chiều cao.

Chính vì vậy, khi tra cứu bảng chiều cao cân nặng mà con đang ở ngưỡng dưới -2SD [suy dinh dưỡng] thì mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của trẻ ” Ăn đúng, ngủ sớm, tập đều – Cao lớn, khỏe mạnh, lập nhiều thành công”

Bảng chỉ số cân nặng và chiêu cao chuẩn được xem là công cụ tiện lợi dễ sử dụng giúp mẹ đánh giá trình trạng sức khỏe của con. Trường hợp ba mẹ theo dõi trong một thời gian dài thấy chiều cao, cân nặng của con không tăng tiệm cận đến chỉ số suy dinh dưỡng thấp còi thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế, viện nhi, viện dinh dưỡng để các bác sĩ chuẩn đoán nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.

Ngoài ra, ba mẹ nên tham khảo sữa cao năng lượng đặc trị cho trẻ Suy Dinh Dưỡng còi xương được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng phù hợp với thể trạng và nhu cầu của con. Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của con sau này, chính vì vậy Ba Mẹ đừng chủ quan nhé!

Video liên quan

Chủ Đề